5. Kết cấu luận văn
1.3.1. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Trung
Tại Trung Quốc tồn tại song song cả hai mô hình: mô hình cơ quan hành chính Nhà nước quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước), và mô hình doanh nghiệp đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (Tập đoàn Đầu tư và phát triển Nhà nước).
1.3.1.1. Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước (SASAC)
Giống như nhiều quốc gia khác ở Châu Á (Việt Nam, Malaysia...), khu vực DNNN hiện vẫn đang chiếm tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc. Theo thống kê, năm 2006, có khoảng 116.000 DNNN đang hoạt động trong các lĩnh vực phi tài chính; tổng số lao động tuyển dụng là 24,56 triệu người. Những lĩnh vực chính, đòi hỏi vốn lớn như: dầu khí, điện, viễn thông, hàng không... chủ yếu là các DNNN [20].
Quá trình cải cách DNNN tại Trung Quốc được thúc đẩy mạnh mẽ khi Trung Quốc chuẩn bị thực hiện các cam kết gia nhập WTO. Năm 2003, Trung Quốc thành lập Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản Nhà nước (SASAC) để đẩy nhanh quá trình đổi mới và tái cơ cấu lại DNNN, giải quyết tình trạng phân tán sở hữu Nhà nước. Bên cạnh đó, Chính phủ Trung Quốc còn cho
24
phép thành lập các SASAC trực thuộc chính quyền địa phương để quản lý tới 1030 DNNN lớn tại địa phương. SASAC là một cơ quan ngang bộ. Chủ tịch SASAC do Chính phủ bổ nhiệm, được tham dự các buổi họp của Chính phủ nhưng không được phát biểu tại các buổi họp này [20].
Sự ra đời của SASAC giúp tập trung chức năng chủ sở hữu, giải phóng cho các Bộ, ngành để tập trung thực hiện các chức năng của Chính phủ. Theo luật pháp Trung Quốc, SASAC được giao một số chức năng cơ bản như sau:
(i) Định hướng và thúc đẩy quá trình cải cách DNNN; tăng cường quản lý tài sản Nhà nước. (Mục tiêu này được thực hiện thông qua quyền lực rất lớn của SASAC trên cả ba lĩnh vực: quản lý con người, công việc và tài sản).
(ii) Bổ nhiệm và miễn nhiệm, đánh giá hoạt động cũng như chế độ thưởng/phạt đối với lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. (Trong số 148 doanh nghiệp hiện SASAC đang nắm giữ, có 53 doanh nghiệp có nhân sự do Thủ tướng bổ nhiệm trực tiếp; số còn lại do SASAC thực hiện bổ nhiệm) [20].
(iii) Giám sát và quản lý việc bảo toàn, gia tăng giá trị tài sản nhà nước thuộc sự giám sát của SASAC thông qua việc cử các tổ/ban giám sát đến doanh nghiệp. (Các thành viên này hưởng lương do SASAC trả).
(iv) Soạn thảo văn bản pháp quy về cải cách và quản lý tài sản Nhà nước; chỉ đạo, giám sát công tác quản lý tài sản của các SASAC địa phương.
(v) Ngoài ra, dù không thường xuyên nhưng theo yêu cầu của Chính phủ, SASAC cũng thực hiện các dự án đầu tư. Tương tự, các SASAC địa phương cũng được quyền sử dụng lợi nhuận từ DNNN địa phương để thực hiện đầu tư. Thực tế cho thấy, sau khi thành lập SASAC, vị thế độc quyền của DNNN tăng lên rõ rệt. Trong khi DNNN Trung ương nắm giữ độc quyền ở một số ngành do yêu cầu từ mục tiêu chiến lược quốc gia, thì các DNNN địa phương cũng trở nên độc quyền hơn nhờ chủ yếu nắm giữ các lĩnh vực về khai thác tài nguyên.
25
Từ khi thành lập (2003) cho đến nay, với các chức năng, nhiệm vụ nêu trên và với những ưu thế nổi bật như: (i) Giám sát DNNN thông qua cơ chế cử ban giám sát tại doanh nghiệp (được tham dự các cuộc họp của Lãnh đạo nhưng không được đưa ra ý kiến hay can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp); (ii) Điều hành được lãnh đạo các tập đoàn (do SASAC trực thuộc Chính phủ); (iii) Thực hiện giao khoán chỉ tiêu về lợi nhuận cho các doanh nghiệp theo kế hoạch từ đầu năm (nếu doanh nghiệp hoàn thành vượt mức thì được hưởng phần chênh lệch)..., SASAC đã thu được những kết quả nhất định. Sự tách bạch giữa chức năng chủ sở hữu với các chức năng khác dần trở nên rõ nét. Vai trò chủ sở hữu Nhà nước trong những lĩnh vực quá yếu trước đó cũng được đẩy mạnh thông qua SASAC, và bắt đầu có cổ tức thu được từ DNNN. Ngoài ra, quy trình lựa chọn lãnh đạo và cơ chế đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp theo nhiệm kỳ ba (03) năm được xem là một trong những kết quả khả quan mà SASAC đạt được trong thời gian vừa qua.
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động của SASAC vẫn còn những tồn tại cần tháo gỡ. Trước hết, cơ cấu tổ chức của SASAC quá cồng kềnh (gồm nhiều cục, viện, trung tâm). Thêm nữa, mặc dù SASAC được quyền quản lý vốn, người và việc tại doanh nghiệp, nhưng trên thực tế SASAC chủ yếu chỉ giám sát thông qua cơ chế báo cáo và cử ban giám sát tại doanh nghiệp. Do đó, tính hành chính trong quản lý của SASAC vẫn còn tồn tại. Hơn thế, sự tách biệt giữa quản lý Nhà nước và quản lý doanh nghiệp chưa thực sự rõ rệt. SASAC vẫn tham gia vào các quyết định của doanh nghiệp ở mức độ lớn - đặc biệt là về bổ nhiệm lãnh đạo doanh nghiệp...
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu không có những cải cách cơ bản, SASAC có thể bị thúc ép hoạt động như một “Hội đồng chung” hay một
“Tổng giám đốc” cho quá nhiều DNNN không hiệu quả trong môi trường cạnh tranh, và điều này dễ dẫn tới thất bại. Vấn đề mang tính chiến lược là
26
quy mô khu vực DNNN - nên lớn đến mức nào; vấn đề tư nhân hóa - nên ở mức nào đối với DNNN cũng cần được xác định rõ, có như vậy SASAC mới có thể đứng vững và đạt được những kết quả kỳ vọng.
1.3.1.2. Tập đoàn đầu tư và phát triển Nhà nước (SDIC)
Nhằm mục tiêu tách chức năng quản lý kinh tế - xã hội và quyền sở hữu tài sản Nhà nước, tháng 5/1995, Chính phủ Trung quốc đã thành lập Tập đoàn đầu tư và phát triển Nhà nước (SDIC). SDIC hoạt động theo mô hình tập đoàn mẹ và các công ty con. SDIC không có Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Thủ tướng. Hiện nay, SDIC hoạt động dưới sự giám sát trực tiếp của SASAC. SASAC đang nghiên cứu thành lập Hội đồng quản trị để quản lý hoạt động của SDIC.
Về mặt nhân sự: Nhân sự quản lý của SDIC đều do SASAC bổ nhiệm. Hết nhiệm kỳ ba (03) năm, SASAC kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của lãnh đạo SDIC; tiến hành bổ nhiệm lại hoặc luân chuyển nếu cần thiết. Đối với các doanh nghiệp thành viên, SDIC không thực hiện chế độ người đại diện vốn mà bổ nhiệm trực tiếp thành viên Hội đồng quản trị và cũng ba (03) năm/lần, SDIC tổ chức kiểm tra chuyên môn đối với lãnh đạo và nhân viên, từ đó làm cơ sở để tái bổ nhiệm, thăng cấp hoặc điều chỉnh lương/thưởng.
Về đầu tư vốn: SDIC có nhiệm vụ tham gia góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực cơ bản là công nghiệp, dịch vụ tài chính và công nghệ theo yêu cầu của chiến lược kinh tế quốc gia, chính sách phát triển ngành và các kế hoạch phát triển vùng. Trên thực tế, SDIC chủ yếu đầu tư và nắm 100% cổ phần hoặc cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp. Số lượng đầu tư không chi phối không đáng kể và chỉ thực hiện theo phương thức ngắn hạn. Theo đó, SASAC sẽ đưa ra các định hướng lớn về đầu tư vốn cho SDIC, còn các dự án chi tiết thì do SDIC trực tiếp quyết định. SDIC cũng có quyền từ chối đối với những
27
dự án mà SDIC xác định là không có khả năng thu hồi vốn. Đối với nguồn cổ tức thu được từ các doanh nghiệp, SDIC được để lại để thực hiện đầu tư sau khi nộp Nhà nước (Bộ Tài chính) theo mức được giao từ đầu năm.
Về quản lý vốn SDIC tại các doanh nghiệp: Để quản lý, giám sát các doanh nghiệp thành viên, SDIC cử Ban Kiểm soát vào làm việc tại doanh nghiệp. Thành viên Ban Kiểm soát nói trên có thể tham dự các buổi họp của ban lãnh đạo nhưng chỉ nghe và ghi nhận nội dung chứ không phát biểu. Trường hợp doanh nghiệp phức tạp, SDIC có thể mời thêm cơ quan Nhà nước vào làm việc. Nếu cần thiết, SDIC sẽ thuê Tổng giám đốc để quản lý. SDIC cũng được giao nhiệm vụ giám sát, thẩm định và quyết định các dự án đầu tư của doanh nghiệp thành viên. Việc thẩm định được SDIC thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định với các thành viên được thuê từ bên ngoài. Các chính sách: đầu tư, quản lý rủi ro của SDIC cũng được nghiên cứu, hoạch định bởi đội ngũ các chuyên gia độc lập từ các ngành nghề khác nhau thực hiện.
Nhìn chung, hình thức doanh nghiệp quản lý vốn như mô hình SDIC là gần gũi, phù hợp với Việt Nam hơn mô hình SASAC. Nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động của mô hình SDIC rất cao. Chỉ riêng trong khoảng thời gian 05 năm (2002-2007), tổng tài sản của SDIC đã tăng trưởng 99%, doanh thu tăng 203% và lợi nhuận tăng 481% [29]. Hiện nay, Chính phủ Trung quốc vẫn tiếp tục thực hiện việc chuyển giao các doanh nghiệp cho SDIC trên cơ sở đàm phán và thỏa thuận với SDIC.
1.3.2. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Singapore (Temasek Holdings).
Temasek Holdings được thành lập ngày 25/6/1974 để sở hữu, quản lý các khoản đầu tư và vốn cổ phần ở các công ty do Bộ Tài chính nắm giữ trước đây; và để thực hiện chức năng đầu tư, kinh doanh vốn tại các doanh nghiệp.
28
Bảng 1.3: Danh mục đầu tư theo địa lý của Temasek
(Nguồn: Derek Lau - Trưởng đại diện Temasek tại Việt Nam “Giới thiệu kinh nghiệm Temasek”, Hội thảo “Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam” - 21.4.2009).
Temasek Holdings thuộc 100% sở hữu của Bộ Tài chính Singapore, thay mặt Chính phủ thực hiện chức năng đầu tư. Sự ra đời của Temasek đánh dấu sự tách biệt rõ ràng về vai trò của Chính phủ là nhà hoạch định chính sách, điều tiết thị trường; với vai trò của Temasek là chủ sở hữu danh mục đầu tư nhằm mang lại giá trị cổ đông dài hạn bền vững. Temasek hoàn toàn độc lập trong việc quyết định kinh doanh, kể cả trong lĩnh vực đầu tư hay thoái đầu tư. Các lĩnh vực đầu tư của Temasek có thể chia thành hai nhóm lớn: (i) Nhóm A: Gồm các DNNN nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối trong các ngành, lĩnh vực quan trọng như: điện, sân bay, bến cảng…; (ii) Nhóm B: Gồm các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển trong và ngoài nước.
Temasek quản lý các công ty thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đội ngũ lãnh đạo; phê duyệt phương án kinh doanh; kiểm tra các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh. Hội đồng quản trị của Temasek phần lớn gồm các thành viên độc lập không điều hành (chủ yếu là lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân). Dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị,
29
Temasek hoạt động rất linh hoạt. Đối với các công ty thuộc danh mục đầu tư, Temasek không chỉ đạo các quyết định về thương mại hay hoạt động của các công ty này mà chỉ thực hiện các quyền như một cổ đông thông thường, đặc biệt là quyền biểu quyết để bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình.
Bảng 1.4: Danh mục đầu tư theo ngành của Temasek
(Nguồn: Derek Lau - Trưởng đại diện Temasek tại Việt Nam “Giới thiệu kinh nghiệm Temasek”, Hội thảo “Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp - kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam” - 21.4.2009).
Về kết quả hoạt động, tính đến ngày 31/3/2009, giá trị danh mục đầu tư của Temasek là 130 tỷ đô la Singapore tính theo giá trị thị trường, tăng từ 90 tỷ đô la Singapore cách đó 5 năm. Tổng lợi nhuận cổ đông dài hạn của Temasek kể từ khi thành lập vẫn luôn duy trì ở mức ổn định 16% tính theo giá trị thị trường và vốn cổ đông. Các chiến lược đầu tư của Temasek tập trung vào 4 tiêu chí lớn, bao gồm: những nền kinh tế đang chuyển đổi, tầng lớp trung lưu đang lớn mạnh, những lợi thế so sánh vượt trội, và những doanh nghiệp đang dẫn đầu. Về lĩnh vực đầu tư, các doanh nghiệp do Temasek quản lý chủ yếu hoạt động trong các ngành: dịch vụ tài chính, truyền thông, bất động sản, cơ sở hạ tầng, công nghiệp, xây dựng, năng lượng, tài nguyên, công
30
nghệ, tiêu dùng và giải trí... Temasek Holdings được đánh giá là một trong những mô hình quản lý DNNN thành công nhất trên thế giới hiện nay [58].
1.3.3. Mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ở Malaysia (Khazanah Nasional)
Khazanah Nasional là nhà đầu tư chiến lược của Malaysia được thành lập năm 1993, thay mặt Chính phủ tiến hành đầu tư, kinh doanh vào các ngành công nghiệp, các dự án mang tính chiến lược, và các khu vực mới. Mục tiêu của Khazanah là trở thành một “Nhà đầu tư chiến lược hàng đầu tạo ra được giá trị bền vững cho một quốc gia Malaysia có năng lực cạnh tranh quốc tế”. Căn cứ vào mục tiêu này các nhiệm vụ của Khazanah được xác định bao gồm: (i) Nhà đầu tư chiến lược của Chính phủ; (ii) Tạo ra giá trị bền vững; (iii) Tăng cường năng lực cạnh tranh của quốc gia; (iv) Xây dựng một văn hóa làm việc hiệu quả cao tại các doanh nghiệp [56].
TT Ngành Tỷ trọng vốn TT Ngành Tỷ trọng vốn
1 Điện khí hơi 23,5% 7 Y tế 1,8%
2 Viễn thông và truyền
thông 22,3% 8 Ô tô xe máy 1,6%
3 Tài chính ngân hàng 18,3% 9 Vật liệu cơ bản 0,1%
4 Cơ sở hạ tầng và xây
dựng 18,2% 10
Công nghệ
sinh học 0,0%
5 Vận tải và kho bãi 10% 11 Khác 1,3%
6 Bất động sản 1,9%
Bảng 1.5: Cơ cấu danh mục tài sản nắm giữ của Khazanah
(Nguồn: www.khazanah.com.my) Khazanah hướng tới sự phát triển bền vững chung của cả cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc gắn liền nhiệm vụ của doanh nghiệp với kế hoạch của Chính phủ, như vậy sẽ bảo đảm thực hiện cả vai trò vĩ mô và vi mô
31
trong nền kinh tế. Trọng tâm hoạt động của Khazanah là nhiệm vụ cơ cấu lại các DNNN, thúc đẩy việc tạo ra giá trị cho cổ đông, nâng cao hiệu quả và cải thiện hoạt động quản trị doanh nghiệp tại các DNNN. Hiện nay, danh mục doanh nghiệp do Kazanah nắm giữ tập trung tại hơn 50 doanh nghiệp lớn. Chương trình chuyển đổi DNNN là một phần trong nỗ lực mà Chính phủ Malaysia đang thực hiện nhằm định hướng cho sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia (chương trình được bắt đầu từ 2004, dự kiến hoàn thành vào năm 2015 và tập trung vào 20 doanh nghiệp lớn nhất).
(Đơn vị: Triệu Ringit - RM)
Đầu tƣ mới Số lƣợng dự án Giá trị đầu tƣ
Trong nƣớc 25 16.313
Ngoài nƣớc 22 12.857
Tổng 47 29.171
Bảng 1.6: Giá trị đầu tư của Khazanah từ 1/6/2004 đến 31/12/2008
(Nguồn: www.khazanah.com.my) Việc chuyển đổi sở hữu các DNNN là việc làm vô cùng quan trọng đối với đất nước Malaysia. Sở dĩ như vậy bởi các DNNN nắm giữ các bộ phận quan trọng của nền kinh tế Malaysia (khoảng 54% chỉ số Kuala Lumpur Composite Index). Số lao động trong các DNNN chiếm trên 3% lực lượng lao động. Bên cạnh đó, DNNN cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mang tính chiến lược (vận tải công cộng, cấp thoát nước, viễn thông, hàng không,…); xây dựng và thực hiện các chính sách công nghiệp (ô tô, bán dẫn…); xây dựng các liên kết quốc tế (các liên doanh với nước ngoài, các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mới…). Ngoài ra, DNNN còn là công cụ để Nhà nước thực hiện các chính sách phát triển cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực [56].
32
Hiện nay Khazanah nắm giữ cổ phần tại nhiều công ty trong các lĩnh vực khác nhau như: nông nghiệp, ô tô, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, xây
dựng, truyền thông, bất động sản, công nghệ và công nghệ sinh học… Như vậy, qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy việc thành
lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước ở Việt Nam là đúng hướng, phù hợp với xu thế về quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trên thế