Bài học kinh nghiệm rút ra cho Vietinbank trong việc hạn chế rủi ro hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 30)

hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo

Các NHTM nên hoàn toàn chủ động xử lý các khoản nợ xấu có đảm bảo bằng tài sản của mình. Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc:

- Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM;

- Việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản;

- Giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; - Giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ;

- Tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM.

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia. Tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định, hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn, xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và

22

bản thân các NHTM.

Kết luận Chương 1

Lý luận về tài sản đảm bảo và rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản bảo đảm tại ngân hàng, Cách thức phân loại, ảnh hưởng của rủi ro đến hệ thống NH và nền kinh tế. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro, một số chỉ tiêu xác định rủi ro, nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trong khu vực và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.

23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CẤP TÍN DỤNG CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 30)