Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 26)

bảo

1.3.4.1. Tỷ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn (non performing loan – NPL) là khoản nợ mà một phần hoặc toàn toàn bộ nợ gốc và /hoặc lãi đã quá hạn.

Nợ quá hạn bao gồm cả phần dư nợ quá hạn được đảm bảo bằng tài sản và phần dư nợ quá hạn không được bảo đảm bằng tài sản. Theo đó, để đánh giá rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo, có thể dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn có bảo đảm bằng tài sản để xác định.

Tỷ lệ nợ quá hạn có bảo đảm bằng tài sản = Dư nợ quá hạn có bảo đảm bằng tài sản x100% Tổng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo

Tuy nhiên, dư nợ có bảo đảm bằng tài sản hiện nay tại hầu hết các Ngân hàng đều chiếm tỷ trọng lớn, trên 90% dư nợ tín dụng. Vì vậy, tỷ lệ nợ quá hạn chung cũng phản ánh phần lớn nợ quá hạn được bảo đảm bằng tài sản.

18

1.3.4.2. Tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu là khoản nợ mang các đặc trưng sau:

- Khách hàng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ với ngân hàng khi các cam kết này đã hết hạn.

- Tình hình tài chính của khách hàng đang và có chiều hướng xấu dẫn đến có khả năng ngân hàng không thu hồi được cả vốn lẫn lãi.

- Tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố, bảo lãnh) được đánh giá là giá trị phát mãi không đủ trang trải nợ gốc và lãi.

- Thông thường về thời gian là các khoản nợ quá hạn ít nhất là 90 ngày.

Tương tự tỷ lệ nợ quá hạn, để xác định rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo, theo quan điểm của tác giả có thể dùng chỉ tiêu tỷ trọng nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản.

Tỷ trọng nợ xấu có bảo đảm bằng tải sản= Dư nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản x 100% Tổng dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản

Đây là một trong những chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất mức rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng tại các Ngân hàng. Trên thực tế, gần như tất cả các nghiên cứu, mô hình xác định rủi ro liên quan đến hoạt động cấp tín dụng đều dùng chỉ tiêu này làm thước đo loại rủi ro này.

1.3.5.Tác hại của rủi ro tín dụng có tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín

dụng của ngân hàng

1.3.5.1. Đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Khi rủi ro xảy ra, ngân hàng không thu hồi được vốn và lãi cho vay, nhưng vẫn phải trả lãi cho người gửi tiền khi đến hạn, gây mất cân đối thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng. Từ đó bắt buộc phải thu hẹp quy mô kinh doanh, năng lực tài chính giảm sút, uy tín, sức cạnh tranh giảm, kết quả kinh doanh xấu có thể dẫn đến thua lỗ hoặc thậm chí phá sản nếu không có

19

biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời. Ngoài ra, khi phát sinh rủi ro mà không xử lý được tài sản bảo đảm, nghĩa là nợ xấu của TCTD tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của ngân hàng khi hệ số tín nhiệm sụt giảm. Trong khi quan hệ với đối tác quốc tế, nếu tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức thấp, các định chế tài chính, khách hàng bên ngoài hay đối tác của TCTD sẽ yên tâm hơn khi quyết định hợp tác đầu tư. Khi đó, TCTD sẽ là cầu nối để thu xếp những khoản tài chính lớn, giá rẻ, phục vụ phát triển kinh tế.

1.3.5.2. Đối với nền kinh tế xã hội

Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính, có chức năng huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại, nên khi có RRTD xảy ra, nếu ngân hàng không có biện pháp xử lý khắc phục kịp thời, dẫn đến việc bị thua lỗ, thậm chí phá sản sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền, lúc này, rủi ro không chỉ riêng đối với ngân hàng mà sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đến toàn bộ nền kinh tế, làm cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp và xã hội mất ổn định, …

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng có tài sản đảm bảo tại các ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)