CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – EU.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU.
những bước đi, những chính sách hợp lý trong quá trình đàm phán, ký kết cũng như khi thực hiện hiệp định FTA Việt Nam – Eu để có thể tối đa hóa những lợi ích mà hiệp định mang lại cho Việt nam và tối thiểu hóa những thách thức mà hiệp định này mang lại, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt Nam –EU. EU.
Trước khi đưa ra giải pháp ta có thể tìm hiểu những định hướng chung của chính phủ trong việc phát triển quan hệ Việt Nam – EU đến năm 2015:
Tranh thủ sự ủng hộ của EU đối với công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế của Việt Nam, tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư, tranh thủ các nguồn viện trợ của các đối tác này để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngoài quan hệ kinh tế – thương mại được coi là điểm nhấn, nhiều hoạt động hợp tác khác cũng sẽ tiếp tục nằm trong chiến lược phát triển quan hệ lâu dài có hiệu quả cao, như trao đổi văn hóa – giáo dục, khoa học – kỹ thuật, truyền thông…
Tăng cường mối quan hệ song phương, nhằm tăng khả năng của hai bên trong việc đối phó giải quyết những thách thức trong vùng và toàn cầu.
Đẩy mạnh quan hệ Việt Nam – EU trên tinh thần quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài, tin cậy, hòa bình và phát triển.
Tăng cường đối thoại chính trị nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và đi đến sự thống nhất quan điểm giữa hai châu lục về các vấn đề chính trị – xã hội của thế giới; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác khoa học -kỹ thuật, thông tin, môi trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.
Tiến hành nhanh việc ký kết các hiệp định về thương mại và đầu tư với EU.
Tăng cường trao đổi để đưa ra những quan điểm hợp lý hơn về thuận lợi hoá thương mại, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay.
Chủ yếu các nhóm giải pháp này mang tính vĩ mô tập trung vào phía chính phủ tới quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – EU, còn các giải pháp vi mô cho phía các doanh nghiệp sẽ không được đề cập trong bài vì thông qua các chính sách và tác động từ chính phủ mà từng doanh nghiệp sẽ có hướng giải pháp riêng phù hợp với điều kiện và quy mô doanh nghiệp. Có các chính sách, đối sách thích ứng với đường lối chính trị, ngoại giao và chiến lược phát triển kinh tế toàn diện cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Về thương mại:
Bên cạnh việc hỗ trợ và tạo điều kiện thúc đẩy những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang EU (sản phẩm nông sản, khoáng sản và hàng tiêu dùng có sử dụng nhiều lao động) với chất lượng, mẫu mã và tiêu chuẩn phù hợp, chính phủ cũng phải tích cực gia tăng tỉ trọng cơ cấu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kể cả thông qua hình thức liên doanh, gia công cho các doanh nghiệp Châu Âu và từng bước xây dựng thương hiệu Việt Nam đối với các mặt hàng xuất khẩu sang EU; chú trọng nhập khẩu từ EU công nghệ tiên tiến gắn với việc chuyển giao công nghệ đặc biệt là về công nghệ thông tin và công nghệ sinh học thông qua các chính sách đối ngoại đã được cam kết giữa chính phủ Việt Nam và các nước EU, các thỏa thuận đạt được giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ở EU thông qua sự đồng thuận, nhất trí của chính phủ 2 bên.
Thiết lập các liên minh thuế quan, từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế như thực hiện cam kết giảm thuế suất đối với các ngành hàng nhập khẩu từ EU, thay thế các hàng rào định lượng (hạn ngạch nhập khẩu, cấm nhập…), hàng rào liên quan đến giá và quản lí giá (phương thức định giá hải quan, các loại phí và phụ phí, …) bằng hàng rào kĩ thuật đang được áp dụng tại nhiều quốc gia ( tiêu chuẩn kĩ thuật, quy định kĩ thuật, thủ tục đánh gia sự phù hợp về kĩ thuật, kiểm dịch động thực vật, các biện pháp bảo vệ sức khỏe con người, xuất xứ và nhãn hiệu hàng hóa, quy định về bao bì đóng gói, quy định về phân phối hàng hóa,…) đồng thời cũng có thể sử dụng các hàng rào phi thuế quan khác như trách nhiệm xã hội và các tiêu chuẩn lao động, quy định về môi trường, quy định tiết kiệm và một số hàng rào phi thuế khác đang được áp dụng tại nhiều nước phát triển.
Đấy mạnh công tác xúc tiến thương mại.
Thực hiện việc phổ biến rộng rãi các chính sách kinh tế, thương mại của EU, thường xuyên thông tin về chính sách thị trường EU cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, xây dựng các trang web về EU để giới thiệu thị trường EU cho các doanh nghiệp.
Xây dựng chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại tại thị trường EU theo hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hiệp hội
ngành hàng lập văn phòng, phòng trưng bày, kho ngoại quan hoặc chi nhánh công ty, tham gia hội chợ, triển lãm hoặc khảo sát thị trường…tại các nước thành viên EU.
Lập dự án xây dựng các trung tâm thương mại Việt Nam tại thị trường các nước thành viên EU, trong đó lưu ý khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam đang kinh doanh tại Châu Âu, hợp tác với các nghiệp trong nước xây dựng các kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tại EU, chú trọng sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, chỉ dẫn địa lý Việt Nam phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng.
Đề xuất phương án về những lĩnh vực hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác ASEM theo tinh thần của “Sáng kiến Thương mại xuyên Khu vực” TREATI do EU đề xuất. Xây dựng phương án thành lập nhóm chuyên gia liên ngành gồm đại diện các Bộ, cơ quan liên quan để thu thập thông tin, rà soát văn bản, nghiên cứu các biện pháp thực hiện.
Giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, truyền thống văn hoá, tiềm năng kinh tế, thương mại,… của các nước EU trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam, đồng thời xây dựng chương trình tuyên truyền đối ngoại, kể cả việc hợp tác với các kênh thông tin đại chúng của các nước EU nhằm quảng bá hình ảnh Việt Nam, chỉ dẫn địa lý của các sản phẩm Việt Nam, môi trường đầu tư tin cậy tại Việt Nam và giới thiệu Việt Nam như điểm đến của Du lịch thân thiện, văn hoá, lịch sử, sinh thái. Nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động này chủ yếu dựa vào sự đóng góp của doanh nghiệp và sự hỗ trợ thích hợp của Chính phủ.
Khuyến khích các doanh nghiệp và địa phương chủ động tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch thông qua việc mở và cập nhật trang chủ (website); tham gia các triển lãm, hội chợ, hội thảo…trong đó Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng có trách nhiệm phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tạo nên sức mạnh tổng hợp trong quan hệ thương mại với EU.
Khuyến khích thành lập các cơ quan, tổ chức tư vấn pháp luật, xúc tiến thương mại, đầu tư tại các địa phương có nhiều hoạt động trong quan hệ với EU (coi đây như những địa điểm tin cậy cung cấp thông tin cần thiết).
Thúc đẩy thương mại hàng hóa.
Nghiên cứu chính sách mới của EU về hoá chất, “Sách Trắng”, “Sách Xanh” để phổ biến cho các Hiệp hội và các doanh nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này; phổ biến và hướng dẫn Hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đúng các thoả thuận và cam kết với EU.
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phổ biến rộng rãi kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm theo Hiệp định SPS/WTO và các quy định của EU cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu; ban hành các tiêu chuẩn về an toàn thực
phẩm, quy trình thực hiện và kiểm soát chất lượng thực phẩm xuất khẩu vào thị trường EU; xây dựng quy chế quản lý nhập khẩu và sử dụng đúng mục đích kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật (lưu ý các sản phẩm nằm trong danh sách EU cấm trong sản xuất và chế biến thực phẩm).
Nghiên cứu “Chính sách chung về nông nghiệp của EU” và đề xuất các chủ trương chính sách tương ứng của ta báo cáo Thủ tướng chính phủ và phổ biến đến các doanh nghiệp.
Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU phù hợp với thông lệ quốc tế, qui định của WTO và điều kiện cụ thể của từng sản phẩm và dịch vụ, để tăng nhanh kim ngạch và đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và chủ động phòng chống các vụ kiện thương mại nước ngoài (số 20/2005/CT-TTg ngày 09/6/2005) và hướng dẫn các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu sang EU.
Đề xuất giải pháp mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực vận tải đa phương thức, trao đổi kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân lực; lộ trình dành cho các doanh nghiệp từ EU hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, bao gồm việc lập chi nhánh, công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Phát triển mô hình liên kết cảng biển và hãng tàu Việt Nam với một số cảng và hãng tàu lớn của EU để khai thác luồng hàng, nâng cao trình độ quản lý vận chuyển hàng hoá quốc tế, vận chuyển đa phương thức, tạo tiền đề để Việt Nam trở thành một trung tâm trên tuyến vận chuyển Âu – Á.
Phát triển hình thức hợp tác với các công ty EU đóng các loại tàu biển có trọng tải lớn, hướng tới mục tiêu xây dựng công nghiệp đóng tàu Việt Namcó sức cạnh tranh ở khu vực.
Thúc đẩy thương mại dịch vụ.
Xây dựng phương án mở rộng các quan hệ hợp tác với EU và các nước thành viên EU trong các lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, kế toán và kiểm toán; hoàn thiện cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ quản lý tài chính. Trên cơ sở phát triển thị trường trong nước, xem xét việc cấp thêm giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho một số doanh nghiệp EU.
Nghiên cứu việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty của Việt Nam trên thị trường tài chính Châu Âu vào thời gian thích hợp.
Xây dựng phương án tăng cường hợp tác giữa hệ thống ngân hàng nước ta với hệ thống ngân hàng của EU và các nước thành viên EU, mở rộng quan hệ giao dịch qua ngân hàng, mở các chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam.
Đề xuất phương án khôi phục hoặc mở thêm đường bay chuyên chở hành khách và vận chuyển hàng hoá trực tiếp từ Việt Nam đến các nước thành viên EU và ngược lại đồng thời nghiên cứu để tiến tới ký Hiệp định Hàng không với Uỷ ban Châu Âu (nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một điểm trung tâm của các đường bay châu Âu – châu Á).
Chủ động tích cực nghiên cứu các biện pháp để mở ra dịch vụ xuất khẩu lao động sang các nước thành viên EU, trong đó chú trọng xuất khẩu lao động có kỹ năng, tay nghề cao; đề xuất chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hợp tác, tranh thủ nguồn vốn của EU để phát triển lĩnh vực dạy nghề.
Xây dựng phương án đầu tư phát triển các khu du lịch trên cơ sở cải thiện rõ rệt và đồng bộ môi trường du lịch của Việt Nam trong Chương trình tổng thể phát triển du lịch quốc gia, nhằm làm cho Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và thân thiện của du khách châu Âu và quốc tế.
Chủ động hợp tác với các cơ quan đại diện ngoại giao, Hàng không Việt Nam tiến hành hoạt động xúc tiến du lịch, chủ động hợp tác với các công ty du lịch lữ hành của các nước thành viên EU, nhất là các công ty du lịch lữ hành lớn, xuyên quốc gia có mạng lưới rộng ở châu Âu và thế giới, nhằm gia tăng du khách của EU đến Việt Nam.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần chú trọng trong việc :
Cải thiện môi trường kinh doanh.
Chính phủ Việt Nam cần cải thiện môi trường thương mại: hoàn thiện các văn bản luật và đạo luật, đồng thời xem xét lại hệ thống luật để điều chỉnh các quy định cho phù hợp hoặc làm rõ ràng hơn về luật thuế xuất nhập khẩu, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài… Thay đổi phương thức quản lý xuất nhập khẩu, tránh việc quá nhiều các điều kiện về thủ tục…sử dụng các công cụ phi thuế hợp lệ, như hàng rào kỹ thuật, hạn ngạch, thuế quan…giảm dần tỷ trọng của thuế nhập khẩu trong nguồn thu ngân sách. Với phương thức quản lý nhập khẩu hợp lý chúng ta có thế đẩy mạnh nhập khẩu sang EU. Môi trường thương mại được cảu thiện sẽ là động lực thúc đẩy thương mại Việt Nam – EU phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. Cùng với đó là sự trong sạnh minh bạch của đội ngũ cán bộ trực tiếp tham gia. Giúp gia tăng sự tin tưởng của đối tác trong khối liên minh Châu Âu EU, từ đó có thêm nhiều cơ hội phát triển và duy trì được quan hệ thương mại lâu dài và bền vững.
Chính sách phát triển quan hệ giữa hai bên phải phù hợp và hiệu quả.
Chính phủ cần có những chính sách cụ thể để phát triển các hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Thông qua việc hỗ trợ vốn, ưu đãi về thuế tạo ra mọi thuận lợi cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việt Nam có thể phát triển sản xuất nội địa, đồng thời nâng cao khả nang cạnh tranh của các doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam trên thị trường EU.
Nhà nước cần có chính sách cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài để tăng cường thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước hạn chế về năng lực thực hiện; phải đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng liên quan đến xuất khẩu theo hướng tạo điều kiện cấp tín dụng cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, hướng tới các dịch vụ tín dụng phục vụ người mua, thay vì chỉ phục vụ nhà xuất khẩu trong nước; khuyến khích sự tham gia của các ngân hàng thương mại vào hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, chuyển từ hình thức cho vay thương mại sang góp vốn tài trợ, hoặc nhiều ngân hàng đồng thời tài trợ cho dự án sản xấut vì mục đích xuất khẩu.
Đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường EU.
Việc đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế là một trong những yếu tố giúp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu san thị trường EU nói riêng. Vấn đề đổi mới công nghệ luôn là vấn đề rất nan giải đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam còn thiếu nhiều thông tin về các công nghệ tiên tiến hiện nay nên có khi đã bỏ tiền ra mua công nghệ đã trở nên lạc hậu ở thời điểm hiện tại… Vì vậy, ta nên đưa ra một số giải pháp để doanh nghiệp có thể đổi mới công nghệ như:
Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn để họ có khả năng “đổi mới công nghệ”. Cụ thể là ta nên xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm để giúp