T12/2013 so vớ

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam EU (Trang 35)

so với T11/2013

(%)

Cả năm 2013 so với nămNăm 2013 2012 (%) Tổng kim ngạch 925.758.789 +14,6 8.409.587.745 +15,8 Hoa Kỳ 278.265.813 +25,2 2.630.979.041 +17,3 Anh 46.936.823 -8,4 543.696.818 +8,5 Bỉ 60.534.142 +10,5 516.482.671 +27,6 Đức 68.877.675 +35,5 457.627.404 +14,3 Nhật Bản 39.589.272 +5,9 389.300.798 +18,6 Hà Lan 44.259.523 +51,7 360.191.499 +3,6 Trung Quốc 28.597.895 +7,4 355.107.282 +18,1

Tây Ban Nha 36.136.820 +25,4 297.833.910 +27,0

Braxin 34.070.756 +8,0 296.424.771 +18,9 Italy 32.606.618 +13,4 240.569.595 +6,6 Hàn Quốc 25.987.354 +53,8 231.326.291 +26,7 Mexico 18.114.093 -11,4 228.700.555 +7,5 Pháp 26.236.190 -1,0 228.653.955 -3,9 Canada 19.903.430 +15,1 161.030.587 +20,6 Panama 9.400.308 -3,4 123.614.722 -3,4 Australia 10.115.480 -20,3 108.897.968 +14,5 Hồng kông 10.433.304 -20,8 106.763.089 +21,6 Nga 10.199.290 -13,3 99.696.358 +45,3 Slovakia 9.790.741 +3,2 85.877.016 +24,8 Nam Phi 7.321.901 +11,5 81.319.829 +18,7 Chi Lê 6.973.544 -33,2 78.333.977 +20,7 Đài Loan 9.767.417 +26,9 76.333.291 +14,3 UAE 7.278.222 -13,4 59.503.958 +31,2 Áo 8.341.545 +40,1 56.007.983 -1,3 Thụy Điển 9.006.896 +66,6 55.111.272 +2,6 Achentina 1.437.549 -59,6 41.882.947 +55,6 Malaysia 4.497.135 -14,5 36.383.167 +41,9 Séc 4.901.191 -28,2 33.471.336 -3,2 Singapore 4.624.027 +81,5 33.285.301 +28,5 Thổ Nhĩ Kỳ 3.508.556 -54,3 31.788.600 +41,7 Ấn Độ 2.617.873 +26,5 30.628.749 +17,4 Đan Mạch 4.267.065 +95,3 28.648.187 -0,2 Thái Lan 2.958.289 +26,7 25.875.718 +45,4 Thụy Sỹ 3.417.382 +30,3 24.388.451 -11,3

Philippine 2.707.005 -6,0 22.722.252 +12,3 Na Uy 2.052.481 +57,4 18.944.754 +11,9 Hy Lạp 3.460.070 +66,5 18.632.325 +7,6 Ixraen 2.197.478 -11,1 18.415.115 +36,4 New Zealand 1.386.824 -30,3 18.087.269 +6,8 Ba Lan 2.193.575 1+09,9 12.758.149 -17,1 Ucraina 452.497 -55,7 6.648.601 -4,3 Phần Lan 518.772 -3,4 4.194.445 +3,7 Indonesia 2.113.052 +8,4 2.353.905 -86,7 Bồ Đào Nha 605.719 +368,4 1.648.571 +1,5

(Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam)

Hầu hết trong bảng số liệu trên là các nước thuộc khu vực EU, điều này cho thấy đã có sự hồi phục trở lại trong ngành công nghiệp da giày của Việt Nam nhưng tình hình nhập khẩu còn đạt kim ngạch thấp, chưa đạt trở lại như trong thời kỳ trước đây.

Mặt hàng dệt may:

Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu cao sang thị trường EU. Cùng với giày dép và thủy sản…, dệt may luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khảu của thị trường này.Từ nhiều năm qua, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gia công cho nước ngoài (xuất gia công) và xuất hàng sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu (xuất sản xuất xuất khẩu). Tỷ trọng hai loại hình này chiếm hơn 96% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; trong đó, xuất gia công chiếm 75,3%, xuất sản xuất xuất khẩu chiếm 21,2%.

Cũng theo số liệu thống kê hải quan nhiều năm qua cho thấy, chu kỳ xuất khẩu của hàng dệt may do tính chất mùa vụ nên thường bắt đầu tăng trưởng vào tháng 5 và đạt mức cao nhất vào tháng 8 hàng năm (năm 2012, tháng 8 xuất khẩu đạt 1,52 tỷ USD- mức kim ngạch kỷ lục từ trước tới nay).

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may theo tháng giai đoạn 2008- 2012

Trong năm 2012, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục là 4 đối tác lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam. Tổng kim ngạch hàng dệt may xuất sang 4 thị trường này đạt 12,96 tỷ USD, chiếm tới 86% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Biểu đồ 2.7: Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính năm 2011 và năm 2012

Và ở loại mặt hàng này, EU chỉ nằm trong những nước nhập khẩu tương đối chứ không có nhiều giá trị kim ngạch như Hoa Kỳ. Cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản ở top thứ hai song EU vẫn có sự vượt hơn, bằng chứng là giá trị kim ngạch của EU năm 2011(2,6 tỷ USD) trong khi đó Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt đạt 1,7 tỷ và 0,9 tỷ USD, năm 2012(2,5 tỷ USD) và Nhật Bản 2,0 tỷ USD cùng Hàn Quốc là 1,1 tỷ USD.

Mặt hàng nông sản

Xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong năm 2013 giảm gần 1,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2012. Tính đến hết năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông sản đạt 10,99 tỷ USD, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xuất khẩu nhóm hàng nông sản của doanh nghiệp trong nước chiếm tỷ trọng 87%, đạt gần 9,53 tỷ USD, giảm 10,9% và xuất khẩu nhóm hàng này của doanh nghiệp FDI là 1,46 tỷ USD, giảm 17,2%.

Bảng 2.10: Tình hình xuất khẩu nhóm hàng nông sản của Việt Nam sang EU trong năm 2013 Tên hàng Lượng (Nghìn tấn) Trị giá (Triệu USD) Đơn giá (USD/tấn) Tốc độ tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2012 (%)

Trị giá tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2012 ( Triệu USD) Lượng Trị giá Đơn giá Do giá Do lượng Tổng Hàng rau quả - 877 - - 27,8 - - - 191 Hạt điều 214 1.350 6.300 16,7 9,4 -6,3 -90 206 116 Cà phê 1.088 2.326 2.138 -24,6 -24,5 0,1 2 -757 -754 Chè 116 187 1.612 -5,5 -0,2 5,6 10,0 -10,2 -0,2 Hạt tiêu 122 816 6.662 19,3 16,9 -2,0 -17 135 118 Gạo 5.851 2.574 440 -15,2 -17,9 -3,3 -87 -476 -562 Sắn & sp sắn 2.645 901 340 -27,4 -20,8 9,2 76 -312 -236 Cao su 835 1.962 2.350 2,4 -14,9 -16,9 -400 55 -344

( Nguồn: Tổng cục Hải Quan Việt Nam)

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2013 là 1,09 triệu tấn, cũng đã giảm mạnh 24,6% về lượng và 24,5% về trị giá (tương ứng giảm 354 nghìn tấn và giảm 754 triệu USD). Đây là mặt hàng có mức giảm sâu nhất trong các mặt hàng nông sản mặc dù giá vẫn giữ được mức ổn định như năm 2012. Đối tác lớn nhất nhập khẩu cà phê

của Việt Nam trong 10 năm 2013 vẫn là EU, với 459 nghìn tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 42,2% trong tổng lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu.

Với thị trường EU, mặt hàng rau quả, hạt điều và hạt tiêu là 3 nhóm hàng nông sản có tăng trưởng dương, với tốc độ tăng về kim ngạch lần lượt là 27,8%; 9,4% và 16,9%. Ba nhóm hàng này làm tăng 425 triệu USD, tuy nhiên không bù đắp được mức giảm gần 1,9 tỷ USD do các nhóm hàng nông sản khác giảm. Như vậy, tính chung trong 10 tháng năm 2013 các nhóm hàng nông sản giảm gần 1,5 tỷ USD. Đức ngày càng quan tâm hơn đến hợp tác với Việt Nam là một nước dân số tương đối đông của thế giới, chính trị ổn định, kinh tế năng động và tăng trưởng cao, vẫn đạt tăng trưởng trong suy thoái kinh tế. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp, Việt Nam có nhu cầu lớn về phát triển những lĩnh vực và ngành hàng mà Đức có lợi thế về công nghệ và chất lượng so với nhiều nước công nghiệp phát triển khác.

 Cơ cấu một vài trị trường trong EU:

Thị trường Đức:

Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của ta sang Liên minh châu Âu (EU). Đức cũng chính là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Năm 2010, tổng giá trị trao đổi thương mại hai nước đạt hơn 4,1 tỷ USD, tăng 18,5% so với năm 2009. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Đức đã cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam.

Bảng 2.11: Xuất nhập khẩu Việt Nam-Đức từ 2006 – 2012

(đơn vị tính: triệu USD)

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

VN xuất 1445 1885 2073 1885 2372 3366.9 4095.2 VN nhập 914 1308 1480 1587 1742 2198.5 2377.4 Tổng KN XNK 2359 3193 3553 3472 4114 5565.4 6472.6

Nguồn: tổng cục hải quan Việt Nam

Trong năm 2011 ta thấy: Xuất khẩu của Việt Nam vào Đức: 3.366,9 triệu USD. tăng 41%. Nhập khẩu của Việt Nam từ Đức : 2.198,5 triệu USD. tăng 28%.

Tổng kim ngạch XNK :5.565,4 triệu USD tăng 33% so với cùng kỳ 2010. Trong tổng giá trị đó thì có các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: Hàng dệt may: 601,2 triệu USD, Điện thoại các loại và linh kiện: 600,2 triệu USD, Giầy dép các loại : 410,2 triệu USD, Cà phê: 296,2 triệu USD, Hàng thủy sản: 245,5 triệu USD, Cao

xu : 132,5 triệu USD, Gỗ và sản phẩm gỗ: 125,9 triệu USD. Đây là các mặt hang đang được Việt Nam tăng cường xuất khẩu ra thế giới và cùng với đó là các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam như : Máy móc,thiết bị ,dụng cụ,phụ tùng: 1.025 triệu USD, Phương tiện vận tải và phụ tùng: 225,9 triệu USD, Dược phẩm : 115,5 triệu USD, Sản phẩm hóa chất : 109,2 triệu USD, Ô tô các loại : 75,6 triệu US, Linh kiện phụ tùng Ô tô: 59,3 triệu USD, Sản phẩm từ sắt thép: 49,2: triệu USD, Thuốc trừ sâu và nguyên liệu: 44,3 triệu USD.

Quan hệ thương mại giữa Đức và Việt Nam phát triển thực sự năng động trong những năm qua và tốc độ tăng trưởng mạnh nhất nằm trong 10 năm trở lại đây, giai đoạn 1999-2009. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Đức năm 2009 đạt 3,472 tỷ USD, tăng gấp 3,75 lần so với tổng kim ngạch thương mại hai chiều năm 1999. Trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Đức năm 2009 đạt 1,885 tỷ USD, tăng gấp 3 lần so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức năm 1999, mức tăng trung bình là hơn 20%/năm.

Trong năm 2012 theo thống kê của hải quan,Cả năm 2012 : (So với cùng kỳ năm trước) Xuất khẩu của Việt Nam sang Đức :4,095.2 tỷ USD tăng 21,63%. Nhập khẩu của Việt Nam từ Đức:2, 377.4 tỷ USD tăng 8,13%. Từ đó cho thấy tổng kim ngạch 2 chiều : 6,472.64 tỷ USD tăng 16,3%

Có sự gia tăng giá trị xuất nhập khẩu và các mặt hàng xuất khẩu chính thường là: Điện thoại các loại và linh kiện: 1,164 tỷ USD. Hàng Dệt may: 558,7 triệu USD. Cà phê: 427,2 triệu USD. Giầy dép các loại : 400,2 triệu USD. Hàng thủy sản: 201,7 triệu USD.Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: 162,04 triệu USD. Máy móc thiết bị,dụng cụ phụ tùng: 129,4 triệu USD. Gỗ và sản phẩm gỗ: 127,22 triệu USD. Túi sách Vali,mũ Ô: 112,6 triệu USD. sản phẩm chất dẻo: 107,8 triệu USD. Nhìn chung Đức luôn là thị trường tiềm năng của Việt Nam.

Cùng với đó là các mặt hàng nhập khẩu chính: ( Đơn vị tính triệu USD) Máy móc thiết bị,dụng cụ,phụ tùng: 810,4. Phương tiện vận tải và phụ tùng: 583,5. Dược phẩm 144,5. Sản phẩm hóa chất: 108,7. Sữa và sản phẩm sữa: 38,34. Máy vi tính,sản phẩm điện tử: 60,3. Sản phẩm sắt thép: 49,5. Linh kiện phụ tùng ô tô:47,9. Chất dẻo nguyên liệu : 40,4. Vải các loại : 31,8.

Mặc dù kim ngạch XNK với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch ngoại thương của Đức, nhưng Đức vẫn coi Việt Nam là một thị truờng tiềm năng và là bạn hàng quan trọng.

Đức là một thị trường rất lớn, phát triển bền vững và có chính sách thương mại mở. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Đức còn rất nhỏ bé so với các nước khác trong khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá.

Tính đến hết năm 2013, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Đức đạt 3,5 tỷ USD, tăng 19,91% so với cùng kỳ năm 2012. Tính riêng trong tháng 9/2013, các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Đức đạt trị giá trên 364,3 triệu USD, giảm 5,5% so với tháng 8/2013. Các mặt hàng chính của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức trong 3 quí đầu năm 2013 gồm: giày dép; dệt may; cà phê; sản phẩm gỗ; thủy hải sản; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện… nhìn chung kim ngạch xuất khẩu đều tăng ở hầu hết các mặt hàng. Trong đó, mặt hàng chiếm kim ngạch lớn sang thị trường Đức là điện thoại các loại và linh kiện đạt 1,24 tỷ USD, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm trước. Đứng thứ hai về kim ngạch là hàng dệt may với trị giá 463,8 triệu USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ. Tiếp đến là các mặt hàng: giày dép các loại đạt 296,8 triệu USD, tăng 8,1%; cà phê giảm 16,6%, đạt trên 287 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 125,7%, đây là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất; hàng thủy sản tăng 1,3%; túi xách, ví, vali, mũ và ô dù tăng 27,0%...

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trong khi người tiêu dùng ở nhiều nước Châu Âu khác phải cắt giảm chi tiêu để chống đỡ với cuộc khủng hoảng kinh tế thì người dân Đức vẫn tiếp tục tiêu thụ thực phẩm chất lượng cao. Theo VASEP, Đức sẽ thu hút các sản phẩm cá ngừ chất lượng cao do mức tăng trưởng kinh tế Đức đạt 0,7% trong quý 2/2013, do không có ngành khai thác hay chế biến cá ngừ, thị trường cá ngừ Đức phụ thuộc nhiều vào các nhà cung cấp bên ngoài. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ cá của người Đức ngày càng tăng, nhất là đối với các sản phẩm chế biến sẵn, nên nhu cầu nhập khẩu cá ngừ đóng hộp của nước này ngày càng tăng. Đức hiện nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ 25 nước trên thế giới, nhiều nhất là từ Ecuador, tiếp đến Philippines, Papua News Guinea và Việt Nam.

Bảng 2.12: Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Đức năm 2013 Đơn vị tính: USD Chủng loại hàng KNXK 2013 KNXK 2012 Tốc độ +/- (%) Tổng KN 3.504.662.832 2.922.744.239 19,91

điện thoại các loại và linh kiện 1.242.583.720 798.513.522 55,61

hàng dệt, may 463.842.171 399.667.398 16,06

giày dép các loại 296.855.075 274.517.717 8,14

Cà phê 287.083.411 344.116.297 -16,57

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 234.198.711 103.787.432 125,65

Hàng thủy sản 146.004.169 144.137.626 1,29 túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 96.631.678 76.112.618 26,96 máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 88.712.785 103.702.038 -14,45 sản phẩm từ chất dẻo 83.070.423 77.468.975 7,23 Hạt tiêu 73.731.312 67.967.041 8,48 sản phẩm từ sắt thép 71.029.799 64.117.888 10,78 gỗ và sản phẩm 66.448.891 79.558.992 -16,48 cao su 58.100.266 72.373.434 -19,72 Hạt điều 23.519.838 23.910.477 -1,63

sản phẩm mây, tre, cói thảm 16.425.847 20.378.504 -19,40

sản phẩm gốm, sứ 14.924.814 15.746.587 -5,22

phương tiện vận tải và phụ tùng 12.506.274 32.359.504 -61,35

sản phẩm từ cao su 11.072.146 8.500.134 30,26

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 8.788.310 6.652.650 32,10

Hàng rau quả 7.629.081 6.144.375 24,16

Nguyên phụ liệu dệt may da giày 7.537.265 Kim loại thường khác và sản phẩm 6.004.127

Sản phẩm hóa chất 4.483.835 7.934.769 -43,49

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 3.447.882 3.778.242 -8,74

Chè 3.361.297 3.773.112 -10,91 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giấy và các sản phẩm từ giấy 1.993.025 1.654.782 20,44 máy ảnh, máy quay phim và linh kiện 590.496 2.701.637 -78,14

sắt thép các loại 280.434 276.764 1,33

(Nguồn: Thống kê sơ bộ của tổng cục Việt Nam) Thị trường Bỉ

Bỉ là đối tác thương mại Châu Âu lớn thứ sáu của Việt Nam: trao đổi thương mại giữa hainước hiện nay khoảng 1,2 tỷ Euro mỗi năm. Kết thúc năm 2013, trao đổi thương mạigiữa Việt Nam và Bỉ đạt 1,8 tỷ USD, tăng 17,2% so với năm 2012, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 1,3 tỷ USD, tăng 15,53% và nhập khẩu đạt 502,1 triệu USD, tăng 22%. Việt Nam xuất khẩu sang Bỉ các mặt hàng như giày dép, hàng dệt may, thủy sản, túi xách, cà phê, máy móc thiết bị…. trong đó mặt hàng

giày dép là chủ yếu, chiếm 38,9% thị phần, đạt kim ngạch 516,4 triệu USD, tăng 27,64% so với năm 2012.

Đứng thứ hai về kim ngạch sau mặt hàng giày dép là hàng dệt may với 158,4 triệu USD, tăng 6,55% và hàng thủy sản tăng 16,51% đạt 106,8 triệu USD… Nhìn chung, năm 2013, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Bỉ đều tăng ở hầu khắp các mặt hàng, số mặt hàng giảm về kim ngạch chỉ chiếm khoảng 45%. Trong số các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng về kim ngạch thì mặt hàng sắt thép có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất, tăng 551,88% mặc dù kim ngạch chỉ đạt 6,1 triệu USD. Thị trường Bỉ có tính quốc tế cao với hơn 200 cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế đóng tại Bỉ, khoảng hơn 200.000 cán bộ ngoại giao, các công dân quốc tế đang sinh sống tại đây. Điều này rất quan trọng khi mặt hàng mới nào muốn thử nghiệm, thâm nhập thị trường EU thì đều lấy thị trường Bỉ làm thử nghiệm. Bởi lẽ

Một phần của tài liệu Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam EU (Trang 35)