Hoạt động thu quỹBHYT qua 4 năm

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hệ thống chính sách và thực trạng chi trả tiền thuốc cho các đối tượng bảo hiểm y tế trong giai đoạn 2001 2004 (Trang 38)

Hoạt động Bảo hiểm y tế là hoạt động tài chính cân đối giữa cung và cầu, bao gồm thu quỹ Bảo hiểm y tế, chi quỹ Bảo hiểm y tế, giám định Bảo hiểm y tế và một số hoạt động khác. Đối với việc thu quỹ Bảo hiểm y tế thì đối tượng, cơ cấu đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế được xem là nền tảng và động lực cho sự phát triển của các hoạt động tiếp theo của Bảo hiểm y tế

3.2.1.1 Số người tham gia BHYT qua 4 năm:

Các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế ở Việt Nam có hai loại hình chủ yếu là: Bảo hiểm y tế bắt buộc và Bảo hiểm y tế tự nguyện. Ngoài ra còn có Bảo hiểm y tế cho người nghèo nhưng số đối tượng này chiểm tỷ lệ rất thấp.

Vào năm 2004 tổng số người tham gia BHYT đã lên đến con số 17,715 người, tăng 56% so với năm 2001. Số lượng người tham gia BHYT vẫn tăng trưởng đều theo từng năm. Số lượng ngưòi tham gia BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc vẫn tăng đều, đặc biệt là BHYT người nghèo, dù có tỷ lệ thấp

nhưng đã có sự biến động số lượng một cách đáng kể, năm 2004 đã tăng 81.38% so với năm 2001.

Bảng 3.9 :SỐ người tham gia BHYT qua 4 năm (2001-2004)

nghiên cứu

Chỉ tiêu

Đon vị tính 2001 2002 2003 2004

Tổng số người tham gia BHYT nghìn người 11.340 13.032 16.223 17.715

rổng dân số nghìn người 78.700 79.700 80.900 84.100

rỷ lệ bao phủ BHYT trên dân số % 14,41 16,35 20,05 21,06

rỷ lệ tăng trưởng so với nãm gốc % 100 114,92 143,06 156,22

Số người tham gia BHYT bắt buộc nghìn người 6.685 6.975 8.123 8.594

Tỷ lệ so với tổng dân số % 8,49 8,75 10,04 10,22

Tỷ lệ tăng trưởng % 100 104,34 121,51 128,56

Số người tham gia BHYT tự nguyện nghìn người 3.441 4.392 4.847 5.705

Tỷ lệ tăng trưởng so với năm gốc % 100 127,64 140,86 165,79

Số người tham gia BHYT người nghèo nghìn người 1,214 1,665 3,253 3,416

rỷ lệ tăng trưởng so với năm gốc % 100 137,15 267,96 281,38

2001. 2002. 2 0 0 3 . 2 0 0 4 .

B T ổ n g số người tham gia BHYT (nghìn người)

^ Sô' người tham gia BHYT bất buộc (nghìn người)

□ Số người tham gia BHYT tự nguyện ( nghìn người)

□ Sô' người tham gia BHYT người nghèo (nghìn người)

Hình 3.7: Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT qua từng năm.

Phân tích diện bao phủ của BHYT qua các năm cho thấy diện bao phủ của BHYT trên tổng dân số đã tăng đáng kể (từ 14.41% tổng dân số năm 2001 đến 21.06% tổng dân số năm 2004). Đây là kết quả của việc triển khai các loại hình BHYT tự nguyện cho nông dân, BHYTs người nghèo...Diện bao phủ của

BHYT bắt buộc vẫn dừng lại mức khá khiêm tốn (10.22% tổng dân số vào năm 2004).

Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT gần như không thay đổi qua 4 năm. Việc triển khai hoạt động BHYT với nhóm các đối tượng bắt buộc khá thuận lợi do trừ vào quỹ lương.

Bảng 3.10 : Số người tham gia BHYT phân theo đối tượng qua 4 năm (nghìn người)

Năm nghiên cứu

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số người tỷ lê % Số người tỷ lê % Số người tỷ lê % Số người tỷ lê % Đối tượng bắt buộc

Hành chính sự nghiệp 1.543 23,1 1.598 22,9 1.714 21,1 1.789 20,8

Doanh nghiệp nhà nước 1.619 24,2 1.660 23,8 1.753 21,6 1.831 21,3

Doanh nghiệp tư nhân 208 3,1 272 3,9 527 6,5 626 7,3

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

373 5,6 450 6,5 715 8,8 799 9,3

Hưu trí mất sức 1.583 23,7 1.596 22,9 1.640 20,2 1.657 19,3

ưu đãi xã hội 1.134 17,0 1.127 16,2 1.113 13,7 1.162 13,5

Cán bộ xã phường 135 2,0 152 2,2 190 2,3 198 2.3

Đại biểu Hội đồng nhân dân 74 1,1 78 1,1 88 1,1 93 1,1

Lưu học sinh 1 0,0 1 0,0 2 0,0 2 0,0

Nạn nhân chất độc hóa học 15 0,2 35 0,5 65 0,8 89 1,0

rhân nhân sĩ quan QĐNDVN 0 0,0 0 0.0 195 2,4 215 2,5

Giáo viên ngoài công lập 0 0,0 0 0,0 65 0,8 72 0,8

Xã viên HTX 0 0,0 0 0,0 9 0,1 12 0,1

Đối tượng khác 0 0,0 0,1 47 0,6 49 0.6

Cộng 6.685 6.975 8.123 8.594

Đối tượng tự nguyện

Học sinh, sinh viên 3 . 4 0 3 99,4 4.306 98,6 4.819 99,4 5.456 95,6

Nhân dân 14 0,4 57 1,3 28 0,6 249 4,4

Nhân đạo 6 0,2 2 0,0 0 0,0 0 0.0

Việc triển khai BHYT trong nhóm đối tượng thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn do sự biến động liên tục về số lượng lao động và số lượng các doanh nghiệp. Nhóm đối tượng BHYT tự nguyện có tiềm năng nhất vẫn là học sinh-sinh viên.

Nhóm đối tượng chiếm tỷ lệ cao trong BHYT bắt buộc qua các năm vẫn là khối hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn (9.3% vào năm 2004).

HHành chính sự nghiệp s Doanh nghiệp nhà nước □ Doanh nghiệp tư nhân

□Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

■H ưu trí mất sức H ư u đãi xã hội ®Cán bộ xã phường

□ Đại biểu Hội đồng nhân dân ■ Lưu học sinh

BNạn nhân chất độc hốa học □Thíin nhân sĩ quan QĐNDVN

2 0 0 1. 2002. 2 0 0 3 . 20 0 4 .

Hình 3.8 : Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT qua các năm Bảng 3.11: Số người tham gia BHYT bắt buộc phân theo khu vực

(nghìn người)

Năm nghiên cứu 2001 2002 2003 2004

Số người tỷ lê % Số người tỷ lê % Số người tỷ lê %

Sô' người tỷ lê % rhành phố trưc thuôc rw 3.383 50,6 3.471 49,8 4.569 56,2 4.Ố23 53,8 Tỉnh đồng bằng 1.034 15,5 1.638 23,5 1.679 20,7 2.089 24,3 rỉnh miền núi 2.268 33,9 1.866 26,8 1.875 23,1 1.882 21,9 Tổng cộng 6.685 100 6.975 100 8.123 100 8.594 100

Số người tham gia BHYT vẫn chủ yếu tập trung tại khu w c thành phố, tuy nhiên các năm tiếp theo đã có sự thay đổi tích cực về tỷ lệ phân bố đối tượng do đã chú tâm phát triển BHYT cho các vùng miền. Trong thời gian tói cần phải phát huy hơn nữa công tác phát triển BHYT tại các khu vực miền núi và các tỉnh đồng bằng. Đánh giá, so sánh số người tham gia BHYT tại các khu vực để có cách nhìn tổng thể và xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo. Số đối tượng tham gia tập trung chủ yếu tại các thành phố thuộc trung ương. Số người tham gia BHYT của các tỉnh miền núi giảm nhẹ. Như vậy độ bao phủ của BHYT tại các vùng miền là khác nhau, điều này phản ánh rõ đối tượng tham gia BHYT tự nguyện là rất thấp. Yêu cầu đặt ra cho BHYT là vừa phải tiếp tục mở rộng tại các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư vừa phải phát triển BHYT tại khu vực miền núi, là nơi có điều kiện kinh tế thấp.

5 .0 0 0 ÌÌ|||||||iỀ ||||i||||iiii|ÌK 1 1■ ' ^ ị.* ' '%><•'íXr- T r ; ' í M L — Thành phố trực thuộc TW Tmh đồng bằng —A— Tỉnh miền núi

2001. 2002. 2 0 0 3 . 2 0 0 4 .

Hình 3.9: Cơ cấu đối tượng tham gia BHYT phân theo khu vực 3.2.12 Mức phí, phương thức đóng bảo hiểm y tể:

Mức phí đóng BHYT được xác định cho đối tượng bắt buộc là 3% thu nhập, trong đó người sử dụng lao động đóng 2%, người lao động đóng 1%. Đối với các đối tượng được hưởng trợ cấp thì BHXH, ngành Lao động Thương binh Xã hội có trách nhiệm đóng 3%. Đối với đối tượng tham gia BHYT tự nguyện thì mức đóng góp được xác định phụ thuộc vào từng loại hình theo nguyên tắc phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của địa phương và đảm bảo cân đối thu chi quỹ BHYT. Nguồn đóng góp của BHYT tự nguyện được hạch toán riêng với nguồn thu BHYT bắt buộc

Năm nghiên cứu 2001 2002 2003 2004

Mức đóng góp bình quân chung 104.3730 106.5610 123.9935 128.8519

Mức đóng góp bình quân của đối

tượng bắt buộc 101.7356 104.3399 119.9580 125.3224

Tỷ lệ % mức đóng góp bình quân của đối tượng bắt buộc so với năm

gốc 100 102,6 117,9 123,2

Nếu tính theo khu vực thì các thành phố lớn là noi có mức đóng bình quân cao nhất trong các năm gần đây. Điều này cũng phù hợp với mức thu nhập của nhân dân từng vùng. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét lại chính sách về mức phí BHYT cho khu vực miền núi hoặc vùng khó khăn sao cho phù hợp với mức sống của nhân dân tại các vùng, tăng tỷ lệ bao phủ của BHYT trên tổng số dân.

Bảng 3.13 : Mức phí BHYT đóng góp bình quân theo khu vực (nghìn đồng)

Năm nghiên cứu 2001 2002 2003 2004

Khu vực các thành phố lớn 146.00 158.00 176.00 177.00

Khu vực các tỉnh đồng bằng 84.0 8 7.00 112.600 143.00

Khu vực các tỉnh miền núi 65.00 70.500 81.00 90.00

-Khu vực các thành phố lớn ■“♦ —Khu vực các tỉnh đồng bằng -A— Khu vực các tỉnh miền núi

Năm nghiên cứu Chỉ tiêu

2001. 2002. 2003. 2004.

Hành chính sự nghiệp 156.575 162.991 213.441 219.582

Doanh nghiệp nhà nước 161.073 166.161 229.045 233.520

Doanh nghiệp tư nhân 149.168 156.979 170.222 192.324

Đầu tư nước ngoài 404.097 406.986 372.068 387.936

Hưu trí mất sức 133.837 137.682 197.404 202.462

ưu đãi xã hội 75.636 75.600 104.400 104.400

Tính theo cơ cấu đối tượng tham gia BHYT thì mức đóng góp của đối tượng đầu tư nước ngoài là cao nhất, thường gấp đôi các đối tượng khác. Tuy nhiên số lượng tham gia của đối tượng này chỉ chiếm 9.3% trong tổng số đối tượng BHYT bắt buộc. Mức đóng BHYT hiện nay là quá thấp, với mức phí như hiện nay bình quân mức đóng BHYT năm 2001 là 104.000 đ/người/năm, năm 2004 là 128.000đ/người/năm. Trong khi đó chi phí y tế liên tục gia tăng cả về tần suất KCB và chi phí bình quân một lần khám và điều trị.

450.000 400.000 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 il Hành chính sự nghiệp ■ Doanh nghiệp nhà nước □ Doanh nghiệp tư nhân □ Đầu tư nước ngoài ■ Hưu trí mất sức H ưu đãi xã hội

2001. 2002. 2 0 0 3 . 2 0 0 4 .

Hình 3.11: Mức phí BHYT của đối tượng bắt buộc

Mặc dù số học sinh-sinh viên tham gia BHYT trong loại hình BHYT tự nguyện chiếm tỷ trọng lớn nhưng đây là đối tượng có mức đóng thấp nhất. Tuy nhiên quyền lợi đối với đối tượng học sinh so với loại hình tự nguyện khác chỉ được thực hiện ở một mức độ nhất định (được chăm sóc sức khoẻ ban đầu tại

trường, điều trị nội trú tại cơ sở Y tế), không thu 20% như đối tượng bắt buộc khi đi KCB

Bảng 3.15: Mức phí bảo hiểm y tế bình quân phân theo đối tượng tự nguyện (nghìn đồng)

Năm nghiên cứu 2001 2002 2003 2004

Mức đóng góp BHYT của đối tượng học sinh sinh viên

20.430 21.610 35.441 33.759

Mức đóng góp BHYT của đối tượng nhan dan

64.637 45.625 90.538 73.663 100.0001 80.000 60.000 40.000 20.000 0 □ Mức đóng góp BHYT của đối tượng học sinh sinh viên

®Mức đóng góp BHYT của đối tưọìíg nhân dân

2001. 2002. 2003. 2004.

Hình3.12: Mức phí BHYT bình quân của đối tượng tự nguyện

Để đảm bảo sự ổn định quỹ BHYT, bảo đảm tăng trưởng đều đặn quỹ BHYT phù hợp vói tình hình kinh tế-xã hội, tránh được ảnh hưởng của lạm phát, việc tăng cường tính bắt buộc đối với chủ sử dụng lao động về trách nhiệm đóng góp là thực sự cần thiết và đó là yêu cầu hàng đầu của hệ thống BHYT Việt Nam. Việc điều chỉnh mức phí qua từng thời kỳ, từrig giai đoạn sẽ có tác động trong điều kiện chi phí y tế và việc sử dụng dịch vụ y tế có xu hướng ngày càng tăng. Phân tích mức phí bảo hiểm để có cơ sở xác định mức chi trả phúc lợi tưcmg ứng bảo đảm an toàn quỹ.

3.2.2 Quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ BHYT được hình thành nhằm mục đích bảo đảm tài chính cho người tham gia BHYT gặp rủi ro ốm đau khi đi KCB BHYT. Trong năm 2001

số thu BHYT là 1146.874 tỷ đồng đến năm 2004 số thu đã tăng lên 2260.649 tỷ đồng.

Bảng 3.16: Sô' thu BHYT qua các năm (tỷ đồng)

nghiên cứu Chỉ tiêu

2001 2002 2003 2004

SỐthuBHYT 1146,874 1270,315 2079,720 2260,649

Tỷ lệ tăng trưởng so với năm gốc (%) 100 110,76 181,34 197,11

2 .5 0 0 .0 0 0 2.000.000 1 .5 0 0 .0 0 0 - 1.000.000 5 0 0 .0 0 0 0 m SốthuB H Y T 2 0 0 1 . 2 0 0 2 . 2 0 0 3 . 2 0 0 4 . -♦—Tỷ lệ tăng trưởng so với năm gốc (%)

Hình 3.13: Số thu BHYT qua các năm

Nguồn thu BHYT tăng đều theo các năm, đến năm 2004 tổng số thu BHYT đã lên đến 2260,649 tỷ đồng. Tổng thu BHYT luôn chiếm một tỷ lệ cao so với ngân sách nhà nước dành cho y tế. Cho thấy BHYT đang dần khẳng định được vai trò của một chính sách an sinh xã hội ưu việt.

Bảng 3.17: So sánh nguồn tài chính BHYT với ngân sách y tế

Năm nghiên cứu 2001 2002 2003 2004

SốthuBHYT 1146,874 1270,315 2079,720 2260,649

NSYT 4.400 4.521 5.153 6.276

Tổng thu BHYT so sánh với ngân sách y tế (%)

26,07 28,10 40,36 36,02

* Phương thức thanh toán chi phí KCB cho bệnh nhân BHYT:

Hiện tại phương thức thanh toán chi phí KCB được thực hiện theo thông tư số 17/1998/TT-BYT và thông tư liên bộ số 14/TTLB. về nguyên tắc là

thanh toán theo phí dịch vụ và áp dụng biện pháp cùng chi trả. Hiện tại phương thức thanh toán chi phí KCB giữa cơ quan BHYT và cơ sở KCB vẫn là thanh toán theo chi phí sử dụng cho người bệnh. Biện pháp cùng chi trả là để hạn chế nhu cầu sử dụng dịch vụ của người bệnh, tuy vậy biện pháp này không ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ kỹ thuật đắt tiền vì nguồn thu từ việc cung cấp dịch vụ này ngày càng lófn và càng trở nên quan trọng với các cơ sở y tế. Phương thức thanh toán theo giá trần thanh toán chung của khoa phòng hoặc bệnh viện phần nào kiểm soát được sự gia tăng chi phí mà quỹ BHYT phải gánh chịu. Vấn đề đặt ra là phải xác định giá trần thanh toán chính xác, nếu trần thanh toán quá cao thì mức độ hạn chế chi phí không đáng kể, Không nên tiếp tục áp dụng phương thức thanh toán theo phí dịch vụ sẽ dẫn đến mất khả năng cân đối quỹ BHYT. Cần đánh giá hiệu quả thực tế của biện pháp cùng chi trả, đảm bảo quyền lợi của người có thẻ BHYT, tránh đẩy gánh nặng chi phí lên người tham gia BHYT. Cần tiếp tục nghiên cứu để tìm phương thức thanh toán tối ưu, tăng cường chất lượng BHYT, tiết kiệm chi phí quản lý, giảm bớt thủ tục hành chính phiền hà và nâng cao trách nhiệm của cơ sở KCB trong việc sử dụng nguồn kinh phí BHYT.

3.3 Thực trạng sử dụng thuốc cho bệnh nhân BHYT

Chi phí về thuốc luôn chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân Bảo hiểm y tế nói riêng và đối tượng bệnh nhân nói chung. Theo thống kê của Bảo hiểm y tế Việt Nam, chi phí thủốc chữa bệnh dùng cho người bệnh Bảo hiểm y tế luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn (khoảng 50-60%). Tuy nhiên trong những năm gần đây chi phí tiền thuốc giảm dần do chi phí cho các dịch vụ không phải là thuốc trong khám chữa bệnh ngày càng tăng.

--- Năm nghiên cứu Chỉ tiêu

2001 2002 2003 2004

Số bệnh nhân điều trị nội trú 1.489.495 1.546.386 1.647.712 1.927.237

Chi phí khám chữa bệnh (tỷ đồng) 394,153 532,793 587,071 880,981

Tỷ lệ tăng chi phí khám chữa bệnh so với năm gốc (lần)

1,00 1,35 1,49 2,24

Chi phí thuốc (tỷ đồng) 242,404 318,077 356,352 483,659

Tỷ lệ tăng chi phí thuốc so với năm gốc (lần)

1 1,31 1,47 2,00

Tỷ lệ % chi phí thuốc trên tổng chi phí khám chữa bệnh (%) 61,50 59,70 60,70 54,90 1 Chi phí khám chữa bệnh (tỷ đ ồng) ỉ Chi phí thuốc (tỷ đ ồng) 2001. 2002. 2003. 2004. Tỷ lệ % chi phí thuốc trên tổng chi phí khám chữa bệnh (%)

Hình 3.14: Chi phí tiền thuốc so với chi phí khám chữa bệnh

Khảo sát chi phí khám chữa bệnh và chi phí tiền thuốc cho tất cả các đối tượng BHYT bắt buộc cho thấy cả hai loại chi phí này đều gia tăng qua từng năm. Sự gia tăng ngày càng nhiều của chi phí khám chữa bệnh và chi phí tiền thuốc của các đối tượng BHYT bắt buộc nói riêng và người bệnh có thẻ

Một phần của tài liệu Khảo sát đánh giá hệ thống chính sách và thực trạng chi trả tiền thuốc cho các đối tượng bảo hiểm y tế trong giai đoạn 2001 2004 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)