6. Kết cấu của luận văn
3.5. Phối hợp giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp trong công tác
công tác kiểm soát tải trọng xe
Tăng cường, đẩy mạnh công tác phối hợp với các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp trong công tác kiểm soát tải trọng xe.
Đề nghị chính quyền địa phương các cấp chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các tổ chức trực tiếp quản lý khu vực đầu nguồn hàng (các bến cảng, khu mỏ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế...) trong việc chấp hành quy định về tải trọng xe, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Đẩy mạnh công tác phối hợp của các lực lượng chức năng (Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông và cơ quan đăng kiểm), tăng cường kiểm tra tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (giữa hai kỳ kiểm định) đối với các xe đang lưu hành trên đường nhằm phát hiện, xử lý hiện tượng tự ý thay đổi kết cấu, hình dáng, kích thước của xe (để phục vụ cho việc chở quá tải).
Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xác định cụ thể vị trí để đầu tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định; bố trí mặt bằng để làm bãi hạ tải phục vụ cho hoạt động của các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động; xây dựng “Quy chế phối hợp các lực lượng hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe” (cố định, lưu động) trước khi đưa Trạm vào hoạt động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Xe chở hàng hóa vượt quá tải trọng cho phép của cầu đường là một trong những nguyên nhân chính gây hư hỏng cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong những năm gần đây, do nhu cầu vận tải ngày càng cao trong bối cảnh hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế giữa các quốc gia và châu lục nên thực trạng xe quá tải ngày càng gia tăng ở tất cả các nước trên thế giới. Việc quản lý xe quá tải là một thách thức lớn, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ hạn chế trong khi đó nhu cầu phát triển kinh tế đất nước luôn luôn đòi hỏi phải có hệ thống giao thông vận tải hoàn chỉnh, nghĩa là phải kết hợp ðồng thời các giải pháp ðể quản lý xe quá tải như: Theo dơi, phát hiện, kiểm tra, xử lư vi phạm, tuyên truyền giáo dục nhận thức về ảnh hưởng của xe quá tải...
Để thực hiện việc quản lý, kiểm soát tải trọng xe, ngoài việc phát hiện và xử lý xe vi phạm như hiện nay đang làm tại các Trạm kiểm soát tải trọng xe, còn phải triển khai đồng bộ các giải pháp khác. Cùng với việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử phạt hành vi vi phạm về tải trọng của lực lượng chức năng, nhằm đảm bảo sự tuân thủ về luật pháp; cần có sự phối hợp thực hiện của các Bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương trong việc đầu tư hạ tầng đường bộ, phát triển phương tiện vận tải cơ giới đường bộ hợp lý, quy định việc nhập khẩu xe phù hợp với khả năng và điều kiện cầu đường của Việt Nam, quản lý kinh doanh vận tải, tổ chức vận tải.... là rất quan trọng, thể hiện vai trò quản lý nhà nước về quản lý vận tải đường bộ.
Để kiểm soát được tải trọng xe trong vận tải đường bộ cần có kế hoạch tổng thể và chi tiết để triển khai thực hiện các giải pháp mang tính khả thi và đồng bộ. Trong đó xác định rõ các giải pháp quản lý tải trọng xe có tính cấp bách trước mắt và các giải pháp có tính chiến lược lâu dài; xác định rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan; nguồn tài chính để thực hiện. Đó cũng là nội dung nhiệm vụ, mục tiêu hướng tới của luận văn.
Trạm kiểm soát tải trọng xe chỉ là một trong những cụng cụ của giải pháp, giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước về tải trọng xe và là công cụ hữu hiệu nhất. Nhưng việc xây dựng cơ chế chính sách để giải quyết cơ bản mâu thuẫn giữa một bên lợi nhuận đem lại do chở hàng quá tải trọng quy định với chi phí phải đầu tư sửa chữa kết cấu công trình cầu đường do sự phá hoại của xe tải trọng nặng - chi phí này cũng do tiền thuế của nhân dân đóng góp cho ngân sách nhà nước. Đây chính là mâu thuẫn phát sinh trong quá trình phát triển, gữa một bên là điều kiện khó khăn về hạ tầng kỹ thuật cầu đường một bên là nhu cầu cao không ngừng về vận tải nặng, mà thực tế đang nằm ngoài tầm kiểm soát. Dư luận, báo chí cung đã nêu vấn đề này rất nhiều, cũng đã đến lúc đòi hỏi có quyết sách đúng đắn để giải quyết bài toán mâu thuẫn này, theo hướng phát triển kinh tế bền vững đi đôi với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông với quản lý và kiểm soát xe tải nặng một cách có hiệu quả.
Trước hết các lái xe, chủ hàng, chủ doanh nghiệp, nên hiểu sâu sắc và cảm thông với điều kiện còn hạn chế của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam, mà lựa chọn cách xếp hàng hóa lên xe, loại hình vận chuyển cho phù hợp. Đồng thời các nhà nhập khẩu xe cũng dựa trên khả năng của cầu đường mà hạn chế nhập khẩu các loại xe siêu trường, siêu trọng. Nói tóm lại Nhà nước cần có cơ chế chính sách hợp lý, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý vận tải và tăng đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông đáp ứng ngày càng cao của nhân dân; còn toàn thể xã hội đồng thuận sẻ chia với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam
Việc nghiên cứu của học viên, từ thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, từ thực trạng xe tải nặng, từ kinh nghiệm quản lý, kiểm soát xe tải nặng trên thế giới, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; đề xuất giải pháp cơ bản quản lý, kiểm soát xe chở hàng hóa vượt quá tải trọng quy định của đường bộ là rất cần thiết và rất mới. Giúp cho các cấp, các ngành, các nhà quản lý và cả nhân dân có cách nhìn tổng quan về hiện trạng cầu đường, hiên trạng xe quá tải phá hoại cầu đường và gây nguy cơ mất an toàn giao thông,
hiện trạng về công tác quản lý, kiểm soát tải trọng xe của Việt Nam; để từ đó có cơ sở lý luận, có sự kiên quyết trong việc thực thi pháp luật.
2. Kiến nghị
* Kiến nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo:
− Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của mạng lưới đường bộ hiện có, khả năng chịu tải của cầu, đường; cập nhật dữ liệu các tuyến đường được xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo.
− Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện Đề án “Chiến lược Phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”, trình Bộ Giao thông vận tải để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2014;
− Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện Đề án “Phát triển hợp lý các phương thức vận tải tại các thành phố lớn”, trình Bộ Giao thông vận tải để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2014;
− Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện Đề án “Tái cơ cấu thị trường và kết nối các phương thức vận tải giai đoạn 2013 - 2016”, trình Bộ Giao thông vận tải trong Quý IV năm 2013;
− Cục Hàng hải Việt Nam và các cơ quan liên quan xây dựng, hoàn thiện Đề án “Phát triển dịch vụ logistics trong lĩnh vực giao thông vận tải ở Việt Nam đến năm 2020”, trình Bộ Giao thông vận tải trong Quý IV năm 2013.
− Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, trình Bộ Giao thông vận tải để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2014.
− Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các cơ quan có liên quan rà soát để bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật được nêu trong Đề án vào Chương trình
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giao thông vận tải trong thời gian tới.
* Kiến nghị Bộ Giao thông công an chỉ đạo:
Công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở GTVT tăng cường và quyết liệt triển khai công tác KTTTX, có Tổ tuần tra lưu động kiểm soát, xử lý các xe chạy vòng tránh. Đồng thời làm việc với Bộ Công an và đề nghị Bộ Công an phối hợp với Bộ GTVT trên cơ sở Quy chế phối hợp số 137/QC-LN của Tổng cục ĐBVN và Tổng cục VII xây dựng nâng lên thành Thông tư liên tịch Bộ GTVT và Bộ Công an về “Quy định việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ”.
* Kiến nghị Bộ Thông tin Truyền thông chỉ đạo:
Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí phối hợp các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định pháp luật về giới hạn tải trọng xe được lưu hành trên đường bộ, giới hạn tải trọng của công trình đường bộ và các qui định về xử lý hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
* Kiến nghị Bộ Quốc phòng:
Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và Bộ Tư lệnh, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở GTVT và Công an các địa phương tổ chức kiểm soát tải trọng các loại xe quân đội lưu thông không làm nhiệm vụ quân sự.
* Kiến nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
− Chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra tải trọng xe trên các tuyến đường thuộc địa bàn địa phương;
− Phê duyệt chương trình kế hoạch kiểm soát tải trọng xe và tổ chức triển khai thực hiện kiểm soát tải trọng xe trên các tuyến đường bộ thuộc địa bàn địa phương;
− Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.
* Kiến nghị Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:
Chỉ đạo Ban An toàn giao thông cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở GTVT và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho UBND cấp tỉnh triển khai công tác kiểm soát tải trọng xe trên đường bộ; hàng Quý tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm soát tải trọng xe trên phạm vi toàn quốc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giao thông Vận tải (2001), Quyết định số 4597/QĐ-BGTVT ngày
28/12 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định kiểu loại phương tiện cơ giới đường bộ được phép tham gia giao thông, Hà Nội.
[2] Bộ Giao thông Vận tải (2010), Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày
11/02 về "Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ", Hà Nội.
[3] Bộ Giao thông Vận tải (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày
22/3/2011 sửa đổi bổ sung TT số 07/2010/TT-BGTVT về "Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ", Hà Nội.
[4] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngµy 21/10 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ôtô, Hà Nội.
[5] Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Hà Nội.
[6] Dương Học Hải (2004), Về tải trọng thiết kế và tải trọng giới hạn cho
phép xe lưu thông trên đường ôtô ở Việt Nam, Tài liệu tham luận tại Hội thảo, Cắm biển hạn chế tải trọng cho đường và cầu đường bộ, do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức.
[7] Đặng Gia Nải (2004), Khống chế tải trọng xe đối với cầu đường nhìn từ
góc độ quản lý, an toàn chạy xe và kỹ thuật cầu đường, Tài liệu tham luận
tại Hội thảo, Cắm biển hạn chế tải trọng cho đường và cầu đường bộ, do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức.
[8] Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Giao
thông đường bộ, Hà Nội.
số 455/TTg ngày 04/9 về việc thành lập các Trạm kiểm tra các loại xe có tải trọng lớn và xe bánh xích hoạt động trên đường bé, Hà Nội.
[10] Thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định
số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03/3 phê duyệt Chiến lược, quy hoạch phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
[11] Thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Quyết định
số 1327/2009/QĐ-TTg ngày 24/8 phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hưíng đến năm 2030, Hà Nội.
[12] Thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định
số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ, Hà Nội.
[13] Trịnh Văn Toàn (2008), Góp phần đánh giá tác động của xe tải nặng đến
hệ thống cầu đường, Tạp chí Giao thông Vận tải, Hà Nội.
[14] Trịnh Văn Toàn (2010), Nghiên cứu tác động của xe tải nặng đến các bộ
phận kết cấu nhịp cầu và xác lập chế độ khai thác thích hợp cho hệ thống cầu đường bộ, Luận án Tiến sĩ, Mã số 62.58.25.01.
[15] Đỗ Hữu Trí, Doãn Minh Tâm (2004), Nghiên cứu ảnh hưởng của tải
trọng xe và biện pháp kiểm soát xe quá khổ, quá tải trên đường bộ, Tài liệu
tham luận tại Hội thảo, Cắm biển hạn chế tải trọng cho đường và cầu đường bộ, do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức.
[16] Nguyễn Xuân Trường (2008), Quản lý và cưỡng chế tải trọng phương
tiện cơ giới đường bộ ở các nước, Tài liệu tham luận tại Hội thảo, Nâng
cao năng lực quản lý tải trọng cầu ở Việt Nam, do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức.
Các tài liệu của nước ngoài:
[17] Commercial Motor Vehicle Size and Weight Enforcement in Europe, FWHA, International Technology Scanning Program, July 2007.
[18] US DOT’s Comprehensive Truck Size and Weight Study, US DOT, August 2000;
Phụ lục 1. Thống kê mặt đường bị hư hỏng mà nguyên nhân chính do xe chở hàng quá tải trọng cho phép của cầu đường.
Phụ lục 2. Thống kê công trình cầu bị hư hỏng mà nguyên nhân chính do xe chở hàng quá tải trọng cho phép của cầu đường.
Phụ lục 3. Các tuyến đường bộ đã được cải tạo nâng cấp đồng bộ tính đến năm 2011.
Phụ lục 4. Thống kê kết nối hệ thống đường bộ với các cảng biển.
Phụ lục 5. Thống kê danh sách các khu công nghiệp kết nối với đường bộ. Phụ lục 6. Thống kê danh sách các cửa khẩu đường bộ.
Thống kê mặt đường bị hư hỏng mà nguyên nhân chính do xe chở hàng quá tải trọng cho phép của cầu đường TT Vị trí, lý trình, tên công trình Mức độ hư hại
Quốc lộ 1 - Km330-km349 QL1, km383- km405, km437-km458, km475- km478, km485-km486, km576- km578, km636-km638, km645- km648, km708-km712 - Quảng Ngãi: Km1124-Km1125 - Phú Yên: Km1280-Km1311, Km1323-Km1338, Km1344- Km1345, Km1362-Km1363. - Khánh Hòa: Km1409-Km1411, Km1416-Km1417, Km1445- Km1446, Km1519-Km1524. - Ninh Thuận: Km 1530 - Km1550; - Bình Thuận: Km 1570 - Km1620; - Đồng Nai: Km1834 - Km1873+300,