Nguyên tắc chung về kiểm soát và cưỡng chế

Một phần của tài liệu Giải pháp kỹ thuật quản lý, kiểm soát tải trọng xe trên đường (Trang 74)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Nguyên tắc chung về kiểm soát và cưỡng chế

Muốn kiểm soát và cưỡng chế thì phải có bằng chứng vi phạm. Xác minh bằng chứng vi phạm là hành động của các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra xác minh những bằng chứng pháp lý cụ thể để xác định được hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng vi phạm. Trong vi phạm về vượt tải thì có 03 căn cứ giới hạn để so sánh là khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông; khối lượng toàn bộ cho phép tham giao thông và tải trọng trục khi tham gia giao thông. Hai chỉ tiêu đầu được xác định trong Giấy chứng nhận đăng kiểm. Riêng chỉ tiêu tải trọng trục khi tham gia giao thông phụ thuộc vào cách xếp hàng nên chỉ có thể kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật chuyên dùng. Như vậy có thể tổ chức thực hiện kiểm tra xác minh vi phạm theo hai trường hợp:

- Kiểm tra trên giấy tờ: căn cứ trên giá trị khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông, khối lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông trên Giấy chứng nhận đăng kiểm, đối chiếu với Hợp đồng vận chuyển, Phiếu cân xe khi ra khỏi nơi tập kết hàng để kết luận có/không vi phạm. Biện pháp này chỉ có thể giúp xác minh đối với 02 loại chỉ tiêu kiểm tra đầu.

- Kiểm tra bằng thiết bị kỹ thuật chuyên dùng: các Trạm cân xe sẽ cho kết quả chính xác đủ để xác minh có/không vi phạm. Biện pháp này có thể giúp xác minh đối với 02 loại chỉ tiêu kiểm tra sau.

Do vậy phải kết hợp cả hai biện pháp trên để thực hiện công tác cưỡng chế. Nguyên tắc tổ chức hệ thống cưỡng chế là:

- Phát hiện sớm nhất xe vi phạm. - Xử lý ngay khi phát hiện vi phạm. - Bộ máy gọn nhẹ, chuyên ngiệp.

3.2.2. Kiểm soát cố định

Triển khai xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe theo Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1502/QĐ-TTg. Trước mắt, tập trung đầu tư xây dựng 11 Trạm kiểm tra tải trọng xe thuộc giai đoạn 2012 – 2015; trong đó, ưu tiên triển khai xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên QL1 (đoạn từ Hà Nội đến Thanh Hóa), QL5, QL51, QL70.

Trong điều kiện ngân sách đang hạn hẹp và khó khăn, phải huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư ngoài xã hội, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng trạm KTTT xe trên hệ thống đường bộ. Sau đây là bảng phân tích hình thức sử dụng để huy động nguồn vốn xây dựng Trạm KTTT xe.

Hình thức Ưu điểm Hạn chế

1 Dùng ngân sách đầu tư

toàn bộ Thực hiện nhanh

Khó khả thi trong điều kiện ngân sách khó khăn.

2 Huy động nguồn vốn ODA

Huy động được nguồn vốn nước ngoài, phù hợp sử dụng để đầu tư xây dựng các Trạm sau năm 2016

Việc thương thảo các hiệp định và triển khai thủ tục liên quan mất nhiều thời gian, khó khả thi trong giai đoạn từ năm 2014-2015. 3

Sử dụng hình thức hợp đồng BT, BTO, BOT đầu tư riêng cho trạm:

Huy động được nguồn vốn đầu tư từ các thành phần xã hội. a Nguồn thu là từ nguồn

phạt vi phạm hành chính, lệ phí sử dụng trạm, chi phí sử dụng dịch vụ trong bãi hạ tải.

Huy động được nguồn vốn đầu tư từ các thành phần xã hội.

Không hấp dẫn trong thời điểm hiện tại do độ tin cậy của nguồn thu không cao (giảm nhanh theo số lượng

vụ vi phạm).

b

Nguồn thu là quyền sử dụng đất, tài sản công khác.

Tùy thuộc vào số lượng tài sản công và sự hợp tác của cơ quan quản lý tài sản công.

c

Đầu tư cho các dự án GTVT trong đó có trạm.

Khả thi nhưng phải kéo dài thêm thời gian hoàn vốn.

Phù hợp lợi ích nhà đầu tư do kiểm soát được tải trọng xe.

Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư xây dựng Trạm KTTT xe trên đường bộ, không những huy động các nguồn vốn từ trong nước mà còn phải huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư ngoài xã hội theo các hình thức khác nhau như PPP, BOT, BTO, BT...

Trạm KTTT xe có tác dụng ngăn chặn những xe vi phạm quy định tải trọng xe trên đường bộ nhằm bảo vệ công trình đường bộ, giữ vững tuổi thọ thiết kế của công trình, giảm chi phí bảo trì đường bộ. Do vậy đầu tư, xây dựng Trạm KTTT xe trên đường bộ có thể huy động sử dụng vốn từ Quỹ bảo trì đường bộ.

Đầu tư, xây dựng Trạm KTTT xe trên đường bộ theo hình thức Xây dựng - Chuyển giao (BT): Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký hợp đồng với Doanh nghiệp dự án để xây dựng, lắp đặt Trạm kiểm tra tải trọng xe; sau khi xây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dựng xong, Doanh nghiệp chuyển giao công trình đó cho Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đầu tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe được Nhà nước chi trả trong một thời gian nhất định, giá trị chi trả hàng năm là khác nhau trên nguyên tắc số năm hoàn trả hết vốn đầu tư và các khoản lãi vay tài chính để đầu tư theo thoả thuận trong Hợp đồng Dự án.

Đầu tư, xây dựng công trình đường bộ và Trạm KTTT xe theo hình thức Xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT): Nhà đầu tư được xây dựng, cải tạo hoặc xây dựng mới một tuyến đường, trong đó bao gồm hạng mục xây dựng 01 trạm thu phí và 01 Trạm KTTT xe. Việc thu hồi vốn đầu tư được tính trong Hợp đồng dự án thông qua thu phí sử dụng đường bộ tại trạm thu phí. Hoặc Nhà nước giao Nhà đầu tư đầu tư, xây dựng Trạm KTTT xe và thu hồi vốn thông qua việc khai thác quỹ đất, trạm dịch vụ hoặc Chính phủ tạo điều kiện cho Nhà đầu tư thực hiện Dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

Đầu tư, xây dựng Trạm KTTT xe theo hình thức đối tác công – tư (PPP): Căn cứ vào quy mô đầu tư, xây dựng của từng trạm việc thu hồi vốn cho Nhà đầu tư thông qua việc thu phí sử dụng đường bộ thông qua trạm thu phí, khai thác quỹ đất, trạm dịch vụ: Nhà nước trang trải một phần chi phí của Dự án, xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư hoặc các công việc khác trong trường hợp cần thiết. Nhà đầu tư đầu tư, lắp đặt thiết bị Trạm KTTT xe; Hoặc Nhà đầu tư đầu tư, xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; Nhà nước đầu tư, lắp đặt thiết bị Trạm KTTT xe.

Gắn việc đầu tư xây dựng các Trạm kiểm tra tải trọng xe vào trong dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo mở rộng các tuyến đường.

Tích cực, đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe, cần xây dựng cơ chế, chính sách, hình thức đầu tư phù hợp, bảo đảm tính khả thi nhằm thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng Trạm kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ.

Triển khai đầu tư các bộ cân lưu động cho các Sở Giao thông vận tải, thành lập các Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động trên những đoạn, tuyến đường đường bộ xuất hiện tình trạng xe quá tải, quá khổ tham gia giao thông nhưng chưa có Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định hoạt động hoặc trên những đoạn, tuyến đường bộ có xe quá tải, quá khổ đi vòng để trốn, tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định.

Hệ thống trang thiết bị của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động phải có tính cơ động cao, dễ sử dụng, thuận tiện trong quá trình di chuyển đến các vị trí kiểm tra khác nhau trên đường bộ và phù hợp với điều kiện tình trạng mặt đường, thời tiết tại Việt Nam.

Kiên quyết xử lý buộc hạ tải khi phát hiện phương tiện vận chuyển vượt quá tải trọng cho phép; bố trí hệ thống bãi hạ tải gần các vị trí Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến việc lưu thông của các phương tiện khác trên tuyến; tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các dịch vụ phục vụ cho công tác hạ tải đối với những xe vi phạm.

3.2.4. Kiểm soát tại đầu nguồn hàng

Nguồn hàng là điểm bắt đầu xuất phát của các xe vận tải hàng hóa. Nếu chúng ta kiểm soát tải trọng xe chặt chẽ tại đầu nguồn hàng, chúng ta sẽ ngăn ngừa rất lớn các xe chở quá tải lưu hành trên đường bộ. Thực hiện được điều đó, chúng ta sẽ giảm được áp lực cho các lực lượng chức năng và các Trạm KTTT xe thực hiện chức năng kiểm soát, kiểm tra xử lý vi phạm quy định tải trọng xe trên đường bộ. (Phụ lục 5: Danh sách các cảng biển Việt Nam; Phụ lục 6: Danh

sách các cửa khẩu đường bộ và tuyến đường bộ đấu nối; Phụ lục 7: Bản đồ các khu công nghiệp)

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm cụ thể và có chế tài xử lý vi phạm đối với chủ xe, chủ hàng, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tổ chức trực tiếp quản lý khu vực đầu nguồn hàng (các bến cảng, khu mỏ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế...), các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa trên xe ô tô trong việc tuân thủ các

quy định về tải trọng, khổ giới hạn cho phép của phương tiện và của cầu đường bộ, cụ thể như sau:

- Chủ xe, chủ doanh nghiệp kinh doanh vận tải có trách nhiệm không được tổ chức bốc xếp và vận chuyển hàng hóa vượt quá tải trọng, quá khổ giới hạn cho phép của phương tiện và của cầu, đường bộ.

- Chủ hàng khi ký hợp động vận chuyển hàng hóa phải tuân thủ các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của phương tiện và của cầu, đường bộ.

- Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa phải tuân thủ các quy định về tải trọng cho phép chở của phương tiện và quy định về xếp hàng hóa trên xe ô tô.

- Các tổ chức trực tiếp quản lý khu vực đầu nguồn hàng (các bến cảng, khu mỏ, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế...) kiên quyết không cho xe chở quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép ra khỏi khu vực nguồn hàng do mình quản lý; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác xếp dỡ hàng hóa bảo đảm tuân thủ quy định về khổ giới hạn và tải trọng cho phép chở của phương tiện; tổng hợp, lưu trữ đầy đủ các thông tin liên quan đến tải trọng, khổ giới hạn của các xe ra, vào nguồn hàng và cung cấp cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền khi được yêu cầu.

3.2.5. Nâng cao nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ tiên tiến kiểm soát tải trọng xe

3.2.5.1. Nâng cao nguồn nhân lực kiểm soát tải trọng xe

Đẩy nhanh, triển khai thực hiện Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh tra giao thông vận tải”; Quyết định số 3407/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra của Bộ Giao thông vận tải”.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp sai phạm, tiêu cực của các lực lượng thực thi pháp luật trong công tác kiểm soát tải trọng xe.

Tuyển chọn, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho lực lượng trực tiếp quản lý, vận hành cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật của Trạm kiểm tra tải trọng xe (cố định và lưu động), bảo đảm đủ số lượng và chất lượng để phối hợp cùng các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe.

Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe được xây dựng theo hình thức BOT, các Nhà đầu tư phải phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng, đào tạo, chuyển giao công nghệ cho lực lượng trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe do mình quản lý.

3.2.5.2. Áp dụng công nghệ tiên tiến để kiểm soát tải trọng xe

Hình thức kiểm soát cố định và kiểm soát lưu động cần được áp dụng công nghệ hiện đại, bảo đảm kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn xe một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả; hạn chế tối đa sự tác động, can thiệp trực tiếp của con người vào quá trình kiểm soát tải trọng, khổ giới hạn tại Trạm kiểm tra tải trọng xe; giảm thiểu ảnh hưởng đến các đối tượng không thuộc diện kiểm tra trong quá trình hoạt động của Trạm. Dữ liệu của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định và lưu động được truyền về Trung tâm điều hành giao thông do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý bảo đảm công khai, minh bạch.

Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Trạm kiểm tra tải trọng xe để triển khai đầu tư xây dựng đồng bộ các Trạm kiểm tra tải trọng xe trên hệ thống đường bộ.

Ngoài việc áp dụng công hiện đại tại các Trạm KTTT xe cố định và lưu động, cần thiết phải triển khai xây dựng hệ thống giám sát trật tự an toàn giao thông trên mạng lưới đường bộ bằng hình ảnh, truyền hình ảnh về trung tâm điều hành giao thông để giám sát. Qua đó, thông qua hình ảnh chúng ta có thể nhận biết những xe đang chở quá khổ và quá tải trên đường bộ và điều động

ngay các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm. Công nghệ giám sát bằng hình ảnh này được áp dụng thí điểm trên tuyến QL1A đoạn Pháp Vân – Ninh Bình đạt được hiệu quả rất cao trong việc giám sát trật tự an toàn giao thông. Do khả năng nguồn vốn có hạn, chúng ta cần lựa chọn những tuyến đường bộ trọng điểm, điểm nóng về an toàn giao thông, đầu tư xây dựng hệ thống giám sát bằng hình ảnh. Trước mắt, triển khai xây dựng nhanh Dự án xây dựng hệ thống giám sát trật tự an toàn giao thông đường bộ bằng h́nh ảnh trên QL1 đoạn Hà Nội – Lạng Sơn đồng thời triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống giám sát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trên tuyến đường bộ trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 617/2009/QĐ-TTg ngày 15/5/2009.

Áp dụng công nghệ hiện đại giám sát tải trọng xe trên toàn bộ mạng lưới

đường bộ, sử dụng giải pháp xây dựng hệ thống đếm, phân loại xe và xác định tải trọng xe ở tốc độ cao. Khi xe nào có nghi ngờ vi phạm quy định tải trọng xe, xe đó vẫn tiếp tục được lưu thông trên đoạn tuyến. Hệ thống giám sát tải trọng xe này sẽ báo hiệu đến trung tâm điều hành giao thông và đến lực lượng kiểm soát tải trọng xe rồi lực lượng này tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm của phương tiện tại một địa điểm thích hợp, từ đó có thể ra quyết định xử phạt đối với những xe vi phạm quy định tải trọng. Do có thể xác định tải trọng xe ở tốc độ cao, nên hệ thống này khắc phục được những hạn chế trong công tác xác định các xe nghi ngờ vi phạm bằng mắt thường hoặc kinh nghiệm của lực lượng kiểm tra tải trọng xe lưu động như hiện nay mà hiệu quả không cao và còn ảnh hưởng đến sự lưu thông của các xe không vi phạm. Ngoài chức năng giám sát tải trọng, hệ thống này còn có chức năng thu thập số liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu giao thông. Đây là giải pháp có thể huy động được nguồn vốn từ các thành phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp kỹ thuật quản lý, kiểm soát tải trọng xe trên đường (Trang 74)