Thuốc có nhãn ghi đầy đủ theo quy định

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc tư ở nội thành hà nội (Trang 26)

Theo quy định của Bộ Y tế, nhãn trên vỉ thuốc phải bao gồm các nội dung tối thiểu sau:

Tên thuốc (trường hợp thuốc mang tên biệt dược và là dạng thuốc đom thành phần thì phải ghi tên gốc hay tên theo danh pháp quốc tế -INN của hoạt chất đó) kèm theo hàm lượng.

- Số lô sản xuất. - Hạn dùng.

- Tên nhà sản xuất có thể viết tắt nhưng phải đảm bảo nhận diện được tên nhà sản xuất, không được dùng tên giao dịch để thay thế. Đối với thuốc nhập khẩu hoặc xuất khẩu phải ghi tên nước sản xuất

- Vỉ thuốc phải được chứa trong bao bì thương phẩm ngoài của thuốc với đầy đủ nội dung qui định như các nhãn thuốc thông thường [3].

Bảng 3.13. Số lượng và tỷ lệ % thuốc có nhãn ghi đầy đủ

STT Nội dung Cephalexin Prednisolon Cộng SỐ lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Có nhãn đầy đủ 45 78,9 38 70,4 83 74,8 2 Không có nhãn đầy đủ 12 21,1 16 29,6 28 25,2 3 Cộng 57 100,0 54 100,0 111 100,0

Khi bán lẻ do yêu cầu của người mua không mua hết cả vỉ cho nên có thể không có đầy đủ hết thông tin trên, vì vậy, yêu cầu nhãn ghi đầy đủ ở đây là thuốc khi bán cho khách hàng phải có đầy đủ tên thuốc, hàm lượng trên phần vỉ thuốc bán cho khách để người mua biết chính xác người bán thuốc bán cho mình thuốc gì, có bán đúng thuốc mình muốn mua không. Qua 111 lần mua được thuốc có 80 lần (chiếm 75,5%) là thuốc có nhãn đầy đủ còn 26 lần (chiếm 24,5%) là có nhãn không đầy đủ. Số liệu trên cho thấy tình trạng thuốc giao cho ngưòi mua mà nhãn chưa đủ nội dung còn khá cao.

Bảng 3.14. Số lượng và tỷ lệ % thuốc có bao bì riêng STT Nội dung Cephalexin Prednisolon Cộng SỐ lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Có bao bì riêng để đựng 5 8,8 20 37,0 25 22,5 2 Không có bao bì riêng 52 91,2 34 63,0 86 77,5 3 Cộng 57 100,0 54 100,0 111 100,0

Các nhà thuốc là nơi bán lẻ thuốc nên không thể có đủ bao bì, nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng như của nhà sản xuất để đưa cho tất cả các khách hàng. Vì vậy, các nhà thuốc phải có bao bì riêng để đựng thuốc mà mình bán. Bao bì riêng ở đây được hiểu là túi để đựng thuốc, bên ngoài túi có ghi rõ về tên thuốc, hàm lượng, số lượng, hướng dãn sử dụng của mỗi loại thuốc đã bán. Yêu cầu này nhằm hướng dẫn cho bệnh nhân cách sử dụng thuốc, tránh nhầm lẫn khi sử dụng thuốc, đề phòng trường hợp có thể người bán thuốc đã hướng dẫn cách sử dụng thuốc tại nhà thuốc nhưng khi về nhà khách hàng lại quên. Trong 111 lần mua được thuốc, chỉ có 25 lần (chiếm 22,5%) là thuốc được đựng trong bao bì riêng còn 86 lần (chiếm 77,5%) là không có bao bì riêng.

3.3.5. Đánh giá về mặt cảm quan

Thuốc là loại hàng hóa đặc biệt chỉ có những người có chuyên môn về dược mới có thể xác định được chất lượng thuốc bằng các phương pháp đòi hỏi có tính chuyên môn cao. Vì người mua thuốc thường là những người không có trình độ chuyên môn về dược nên cách đánh giá chất lượng thuốc của họ thường chủ yếu dựa vào cảm quan.

Bảng 3.15: Đánh giá về mặt cảm quan STT Nội dung Cephalexin Prednisolon Cộng Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Thuốc bị bở 0 0 0 0 0 0 2 Thuốc bị mốc 0 0 0 0 0 0 3 Thuốc bị bạc mầu 0 0 0 0 0 0

Qua 111 lần mua được thuốc, về mặt cảm quan: 100% các thuốc mua được đều đạt yêu cầu về mặt cảm quan tức là không bị bở, bạc mầu, mốc.

3.4. Tiêu chuẩn về kỹ năng thực hành của người bán

thuốc tạỉ các nhà thuốc tư nhân

Theo tiêu chuẩn của một nhà thuốc thực hành tốt, một người bán thuốc cho khách hàng cần phải thực hiện đầy đủ các bước: Hỏi - Khuyên - Điều trị viết tắt là QAT trong đó:

- Q: Questions: những câu hỏi mà người bán thuốc đã hỏi khách hàng. - A: Advices: những lời khuyên mà người bán thuốc đưa ra cho khách hàng. - T : Treatment: thuốc mà người bán thuốc đã bán cho khách hàng.

Bằng phương pháp đóng vai khách hàng để mua cephalexin và prednisolon tại 30 nhà thuốc tư nhân (mỗi nhà thuốc hai lần mua cephalexin, hai lần mua prednisolon - lần mua thứ hai cách lần mua thứ nhất ít nhất một tháng) thu được kết quả sau.

3.4.1. Đối với tình huống bán cephalexin

Điều tra viên đóng vai khách hàng đến 30 nhà thuốc hỏi mua cephalexin với kịch bản như sau:

Tình huống Trình bầy kịch bản ở nhà Thông tin để trả lời câu hỏi

thuốc của người bán thuốc

Kháng sinh Anh/chị làm ơn bán cho tôi Người hơi mệt, không sốt, 2 (3,4,5) viên cephalexin không đau đầu, không có tiền

sử dị ứng mũi. Hơi ho, 1 - 2 lần/giờ trong hai ngày qua. Không đau họng, có chảy nước mũi trong. Chưa dùng thuốc gì cả.

3.4.I.I. Những câu hỏi của người bán thuốc đươc đưa ra đối với khách hàng

Bảng 3.16. Tỷ lệ % cấc câu hỏi mà người bán thuốc đã hỏi

STT Câu hỏi Số lần Tỷ lệ %

1 Liên quan đến ho 2 3,3

2 Hỏi về đơn thuốc 5 8,3

3 Hỏi đã đi khám bệnh chưa 2 3,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Hỏi về đau họng 6 10,0

5 Hỏi về thuốc đã dùng 1 1,7

6 Câu hỏi khác 20 33,3

7 Mua của nội hay của ngoại? 11 18,3

8 Mua cho ai? 5 8,3

9 Sao lại mua vài viên 5 8,3

10 Tổng số câu hỏi 57 95,0

33.3%

11 Liên quan đến ho □ Hỏi về đơn thuốc ■ Hỏi đã đi khám bệnh chưa? □ Hỏi về đau họng ■ Hỏi về thuốc đã dùng □ Cầu hỏi khác

□ Mua của nội hay của ngoại □ Mua cho ai u Sao lại mua vài viên S3 Số lần không hỏi

Hình 3.1. Tỷ lệ % các câu hỏi của người bán hàng

Việc hỏi bệnh nhân là một kỹ năng rất quan trọng trong thực hành của người bán thuốc. Thông qua việc hỏi, người bán thuốc sẽ có được những thông tin cần thiết để đưa ra những tư vấn về thuốc phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Trong số 60 lần hỏi mua cephalexin mà không có đơn: có 3 lần (chiếm 5%) người bán thuốc bán mà không hỏi bất kỳ câu nào, chứng tỏ người bán thuốc không quan tâm đến việc khách hàng mua thuốc để làm gì mà chỉ cần biết khi có người muốn mua thì họ sẽ bán, coi thuốc cũng như các hàng hóa thông thường khác. 57 lần (chiếm 95%) người bán thuốc có hỏi khách hàng, các câu hỏi mà người bán thuốc đã hỏi là:

- Câu hỏi liên quan đến ho: khi khách hàng mô tả triệu chứng hơi mệt, nhức đầu, có chảy nước mũi trong thường người bán thuốc phải hỏi thêm xem bệnh nhân có ho không để lựa chọn thuốc cho phù hợp. Trong 60 lần gặp chỉ có 2 lần người bán thuốc đưa ra câu hỏi này.

- Hỏi về đơn thuốc: Cephalexin là một kháng sinh chỉ được bán khi có đơn của thầy thuốc. Vì vậy, câu hỏi bắt buộc mà người bán thuốc phải hỏi là

câu hỏi về đơn thuốc. Tuy nhiên, trong 60 lần mua chỉ có 5 lần người bán thuốc hỏi về đơn.

- Hỏi về đau họng: khi khách hàng hỏi mua cephalexin mà lại mô tả triệu chứng như trong kịch bản, người bán thuốc sẽ phải hỏi thêm xem có đau họng hay không vì có thể bệnh nhân bị viêm họng khi đó sẽ khuyên dùng thuốc điều trị viêm họng. Trong 60 lần gặp có 6 lần người bán thuốc đưa ra câu hỏi này.

- Hỏi về thuốc đã dùng: trong 60 lần gặp chỉ có 1 lần người bán thuốc hỏi câu hỏi này.

- Mua của nội hay ngoại ?: Câu hỏi này nhằm giúp cho người mua tham khảo để lựa chọn theo khả năng kinh tế và sở thích của mỗi người. Trong

60 lần gặp có 11 lần người bán thuốc hỏi câu hỏi này.

- Sao lại mua vài viên: khi khách hàng hỏi mua 2 viên cephalexin rõ ràng người bán thuốc sẽ phải thấy đó là sự bất hợp lý trong sử dụng thuốc vì một trong những nguyên tắc cơ bản trong sử dụng kháng sinh là phải dùng đủ liều, vì vậy, người bán thuốc phải hỏi khách hàng để hiểu rõ tại sao họ lại yêu cầu mua như vậy. Trong 60 lần đóng vai khách hàng mua cephalexin có 5 lần ngưòi bán thuốc hỏi câu hỏi này.

- Mua cho ai: câu hỏi này nhằm xác định được ai là đối tượng sử dụng vì mỗi một độ tuổi khác nhau cơ thể có những đặc điểm khác nhau, vì vậy, thường có nhiều dạng thuốc dùng cho mỗi độ tuổi tương ứng đem lại hiệu quả và sử dụng thuận tiện nhất; các đối tượng sử dụng khác nhau liều dùng cũng khác nhau. Hơn nữa, có một số thuốc chống chỉ định đối với một số đối tượng đặc biệt như trẻ em, người già. Vì vậy, người bán thuốc phải hỏi câu hỏi này để hướng dẫn người sử dụng thuốc một cách an toàn, hợp lý, hiệu quả. Qua 60 lần đóng vai khách hàng có 5 lần (chiếm tỷ lệ 8,3%) người bán thuốc hỏi câu hỏi này.

- Hỏi đã đi khám bệnh chưa: trong 60 lần gặp chỉ có 2 lần (chiếm tỷ lệ 3,3%) người bán thuốc hỏi câu hỏi này.

3.4.I.2. Những lời khuyên của người bán thuốc

Bảng 3-17. Những lời khuyên của người bán thuốc

STT Lòi khuyên Sô lần Tỷ lệ %

1 Nên dùng đủ liều 23 38,3

2 Không cần dùng cephalexin 5 8,3

3 Nên dùng thêm thuốc nhỏ mũi, xúc miệng 3 5,0

4 Cộng số lời khuyên 31 51,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Số lần không khuyên 29 48,3

38.3%

0 Nên dùng đủ liều E3 Nên dùng thêm thuốc khác □ Số lần không khuyên

Hình 3.2. Tỷ lệ % những lời khuyên của người bán thuốc

Trong thực hành nhà thuốc tốt hoạt động mang tính chủ chốt của nhà thuốc là đưa ra các thông tin và lời khuyên thích hợp đối với người bệnh. Qua 60 lần khách hàng hỏi mua cephalexin (không có đơn) có: 29 lần (chiếm 48,3%) người bán thuốc không đưa ra một lời khuyên nào: Cephalexin là một kháng sinh bán theo đơn, vì vậy, theo quy định của Bộ Y tế phải có người có đủ trình độ để bán, hướng dẫn sử dụng các thuốc phải bán theo đơn. Việc

không khuyên lời nào vừa vi phạm quy chế về trách nhiệm của người hành nghề dược vừa thể hiện sự thiếu trách nhiệm của người bán thuốc. 32 lần (chiếm 53,3%) người bán thuốc có đưa ra lời khuyên. Các lời khuyên mà người bán thuốc đưa ra bao gồm:

- Nên dùng đủ liều: Một trong những nguyên tắc quan trọng trong sử dụng kháng sinh là phải dùng đủ liều, vì vậy, đây là một lời khuyên rất quan trọng mà người bán thuốc cần tư vấn cho khách hàng của mình, thể hiện vai trò của người bán thuốc trong việc hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Trong 60 lần mua thuốc có 23 lần (chiếm 28,3%) người bán thuốc đã đưa ra lời khuyên này.

- Không cần dùng cephalexin: rõ ràng với tình huống đưa ra như trên thì không cần phải dùng đến cephalexin, vì vậy, đây cũng là một lời khuyên quan trọng để đánh giá chất lượng dịch vụ mà nhà thuốc cung cấp cho khách hàng. Trong 60 lần mua thuốc có 5 lần người bán thuốc đưa ra lời khuyên này.

- Nên dùng thêm thuốc nhỏ mũi, xúc miệng bằng nước muối: có 3 lần trong số 60 lần mua thuốc người bán thuốc đưa ra lời khuyên này.

3.4.I.3. Những thuốc đã bán khi khách hàng hỏi mua cephalexin

Bảng 3. 18. Những thuốc đã bán khi khách hàng hỏi mua cephalexin

STT Tên thuốc Sô lần Tỷ lệ %

1 Paracetamol 4 6,7

2 Cephalexin 53 88,7

3 Không bán thuốc 3 5,0

5- Q ^ 6.7%

5 Paracetamol 0 Cephalexin H Không bán thuốc

Hình 3.3. Những thuốc đã bán khi khách hàng hỏi mua cephalexin

Trong 60 lần khách hàng hỏi mua cephalexin chỉ có 3 lần (chiếm 5%) người bán thuốc không bán trong đó: có 2 lần (tại cùng một nhà thuốc) vì lí do không có đơn nên không bán, còn 1 lần không bán vì không muốn cắt lẻ vỉ; còn 57 lần (chiếm 95%) mua được thuốc. Với mô tả triệu chứng như trên không cần dùng đến cephalexin mà chỉ cần dùng paracetamol, tuy nhiên, qua khảo sát chỉ có 4 lần bán paracetamol, còn 53 lần người bán thuốc vẫn bán cephalexin. Kết quả cho thấy đa số người bán thuốc vẫn bán cephalexin mà không cần đơn và không đủ liều, điều này có thể do người dân thường đến nhà thuốc yêu cầu mua thuốc một cách bất hợp lý rất phổ biến, người bán thuốc đã quen với tình huống trên, vì vậy, họ chấp nhận bán theo yêu cầu bất hợp lý của khách hàng mặc dù có thể họ biết làm như vậy là vi phạm quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn và sử dụng kháng sinh không đủ liều sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc sau này.

3.4.2. Đối với tình huống khách hàng hỏi mua prednisolon(không có đơn) (không có đơn)

Đóng vai khách hàng để mua prednisolon tại 30 nhà thuốc tư nhân (mỗi nhà thuốc hai lần mua prednisolon, lần mua thứ hai cách lần mua thứ nhất một tháng) với kịch bản như sau:

Tình huống Trình bầy kịch bản ở nhà Thông tin để tả lời các câu hỏi

thuốc của người bán thuốc

Corticosteroid Tôi bị đau lưng. Anh/chị Bệnh nhân là nhân viên văn có thể bán cho tôi 2 (3,4,5) phòng, bị đau lưng mức độ vừa viên prednisolon phải trong khoảng một tuần.

Trước đấy đã có lần đau lưng, và đã dùng paracetamol nhưng không có tác dụng lắm. Không có bệnh lý khác. Vận động bị hạn chế, có người khuyên nên dùng prednisolon.

3.4.2.1 Những cáu hỏi của người bán thuốc

Bảng 3.19. Các câu hỏi mà người bán thuốc đã hỏi

STT Câu hỏi Số lần Tỷ lệ %

1 Có đơn thuốc không? 10 16,7

2 Đã đi khám bệnh chưa? 7 11,7 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Câu hỏi khác 3 5,0

4 Đã dùng loại thuốc này chưa 7 11,7

5 Bị bệnh gì? 14 23,3

6 Mua của nội hay của ngoại 5 8,3

7 Cộng số câu hỏi 46 76,7

23.3% 11.7%

M Có đơn thuốc không H Câu hỏi khác

ES Bị bệnh gì □ Số lần không hỏi

M Đã đi khám bệnh chưa H Đã dùng loại thuốc này chưa □ Mua của nội hay của ngoại

Hình 3.4. Tỷ lệ % các câu hỏi của người bán thuốc với khách hàng

Prednisolon là một thuốc độc bảng B, có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, chỉ được bán khi có đơn của thầy thuốc. Tuy nhiên, trong 60 lần hỏi mua prednisolon mà không có đơn có 14 lần (chiếm 23,3%) người bán thuốc bán ngay mà không hỏi bất kỳ câu hỏi nào, 46 lần (chiếm 76,7%) người bán thuốc có hỏi khách hàng. Không hỏi câu hỏi nào chứng tỏ người bán thuốc không quan tâm đến lợi ích sức khỏe của người bệnh mà chỉ đơn thuần bán thuốc vì mục tiêu lợi nhuận. Các câu hỏi mà người bán thuốc đã hỏi bao gồm:

- Có đơn thuốc không?: Prednisolon là một thuốc bán theo đơn, vì vậy, câu hỏi này là bắt buộc phải có trước khi bán, tuy nhiên, trong 60 lần hỏi mua chỉ có 10 lần (chiếm 16,7%) người bán thuốc có hỏi câu hỏi này.

- Bị bệnh gì? : vì prednisolon là một thuốc có nhiều tác dụng phụ nên chỉ được chỉ định dùng trong những trường hợp bắt buộc khi không có sự lựa chọn nào khác, hơn nữa những người đóng vai khách hàng hỏi mua lại là

những người còn trẻ, nên nếu người bán thuốc quan tâm đến lợi ích sức khỏe của người bệnh sẽ thấy sự bất hợp lý trong sử dụng thuốc khi khách hàng đưa ra yêu cầu như vậy. Có 14 lần trong số 60 lần (chiếm 23,3%) hỏi mua người bán thuốc đưa ra câu hỏi này.

- Mua của nội hay của ngoại: trên thị trường hiện nay prenisolon có rất nhiều loại, người bán thuốc nên đưa ra câu hỏi này để người mua biết và

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đánh giá chất lượng dịch vụ dược tại các nhà thuốc tư ở nội thành hà nội (Trang 26)