8. Cấu trúc đề tài
1.2.4.3. Biện pháp phát huy năng lực sáng tạo
Trong dạy học nói chung có một số biện pháp sau:
- Tổ chức hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới.
- Luyện tập dự đoán, phỏng đoán, xây dựng giả thuyết. - Luyện tập đề xuất phương án thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
- Cho học sinh làm các bài tập sáng tạo: bài tập thiết kế và bài tập nghiên cứu.
1.3. Cơ sở thực tiễn của DHDA về ƢDKT
Chúng tôi đã tiến hành điều tra tại 2 trường THPT Hoàng Văn Thụ và Nguyễn Bính thông qua phiếu điều tra.
1.3.1. Thực trạng việc vận dụng DHDA về ƢDKT trong dạy học chƣơng “Dòng điện xoay chiều” - Vật lý 12 ở địa bàn nghiên cứu
1.3.1.1. Mục đích điều tra
Tìm hiểu thực tế về DHDA kiến thức các bài “Động cơ không đồng bộ một pha, ba pha, máy biến áp” trong chương “Dòng điện xoay chiều” ở trường phổ thông nhằm thu được một số thông tin để từ đó đề xuất các nguyên nhân của những khó khăn, hạn chế nói trên cũng như biện pháp khắc phục. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tiếp thu tri thức và hoạt động tự chủ của học sinh trong giờ học để làm cơ sở dạy học các bài học sử dụng phương pháp DHDA.
1.3.1.2. Phương pháp điều tra
Chúng tôi đã tìm hiểu thực trạng việc vận dụng phương pháp DHDA trong dạy học Vật lý ở các trường THPT huyện Vụ Bản- Tỉnh Nam Định bằng các phiếu điều tra .
Điều tra giáo viên
Chúng tôi điều tra giáo 9 viên dạy môn vật lí ở hai trường nêu trên thông qua phiếu điều tra, nghiên cứu giáo án, dự giờ đồng nghiệp.
Điều tra học sinh
Chúng tôi đã điều tra 125 học sinh tại hai trường nêu trên thông qua phiếu điều tra.
1.3.1.3. Kết quả điều tra
Bảng kết quả điều tra thực trạng tình hình học tập của học sinh môn vật lí THPT.
1.3.2. Điều tra thực tiễn về nhu cầu sản xuất ở địa phƣơng gắn với dự án chế tạo máy bóc vỏ lạc
*/ Huyện Vụ Bản có 17 xã và một thị trấn, diện tích 128km2, dân số 148 000 người.
*/ Toàn huyện 13 gia đình đã có máy bóc lạc, nằm tập trung ở một xã, còn các xã khác đều chưa có vì lí do máy bóc lạc hiện nay ngoài thị trường có giá khá cao: khoảng 12 000 000 đ, trong khi kinh tế của đại đa số gia đình còn rất hạn hẹp nên không thể mua máy để sử dụng. Chính vì lí do đó chúng tôi đưa ra ý tưởng thực hiện dự án về chế tạo máy bóc tách lạc với giá khoảng 2 000 000 đ, nhằm giúp giải phóng sức lao động và tăng năng suất lao động cho người dân địa phương huyện Vụ Bản tỉnh Nam định. Với giá máy như vậy, chúng tôi hy vọng sẽ phù hợp với kinh tế nhiều gia đình trong địa bàn huyện.
1.3.3. Phân tích kết quả điều tra, tìm giải pháp
Qua bảng kết quả điều tra trên có thể nhận thấy: */ Tình hình dạy học của giáo viên
- Tất cả giáo viên đã thực hiện soạn giáo án đầy đủ, đảm bảo dạy đúng kế hoạch. Tuy nhiên đa số những bài học này là tóm tắt lại nội dung kiến thức sách giáo khoa, chưa hoạch định được các hoạt động của giáo viên và học sinh trong mỗi giờ học. Cũng đã có một số giáo viên thực hiện soạn giảng theo phương pháp tích cực, tuy vậy vai trò định hướng tổ chức của giáo viên chưa thể hiện rõ nét, ít có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh.
- Khi dạy học kiến thức khó thì 65% giáo viên đưa vào bài bằng cách thông báo, giáo viên cố gắng truyền đạt nội dung kiến thức cho học sinh tiếp nhận và hiểu được nội dung kiến thức đó như sách giáo khoa đã trình bày.
- Nhiều giáo viên cũng mong muốn phát huy tính tích cực hoạt động của học sinh trong giờ học bằng việc đặt ra các câu hỏi cho học sinh suy nghĩ song những câu hỏi đó chỉ dừng lại ở mức độ tái hiện những kiến thức đã học, không có nhiều tác dụng trong việc phát triển tư duy.
- 30% giáo viên chưa tổ chức được các tình huống học tập để tạo điều kiện cho học sinh tích cực tìm tòi, xậy dựng kiến thức mới ngay cả khi kiến thức mới không khó.
- 70% các bài học giáo viên tiến hành “dạy chay”, các thí nghiệm rất ít được chú ý. Họ không thấy được tầm quan trọng của các thí nghiệm có tác dụng lớn trong việc phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, hầu như khi dạy giáo viên chỉ mô tả thí nghiệm và thông báo lại kết quả thí nghiệm.
- Giáo viên chưa vận dụng và phát huy được vai trò của các phương tiện, đồ dùng dạy học vào việc phát triển nhận thức của học sinh vì họ cho rằng nội dung bài học dài.
Ví dụ: Khi học về chương “Dòng điện xoay chiều”, giáo viên không tổ chức cho học sinh được lắp ráp mô hình các loại mạch điện, động cơ điện, máy biến áp tăng áp, hạ áp, học sinh không được thao tác sử dụng trên đồ dùng thật để có cơ hội vận dụng những kiến thức các em đã học vào thực tế.
- Những cố gắng của giáo viên nhìn chung chỉ nhằm truyền đạt đủ kiến thức trọng tâm mà sách giáo khoa và sách giáo viên đã nhấn mạnh, chú ý cho học sinh các công thức quan trọng hay dùng khi giải bài tập.
- Việc kiểm tra đánh giá vẫn hoàn toàn được thực hiện từ phía giáo viên thông qua các hình thức kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kì theo quy định của kế hoạch dạy học để lấy đủ số điểm quy định, chưa có hình thức đánh giá qua quá trình học tập của học sinh, chưa đánh giá theo nhóm và chưa cho học sinh tự đánh giá do đó chưa phát huy được vai trò của kiểm tra đánh giá đối với việc dạy học.
- Phương pháp dạy học dự án chưa được tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên. Các thầy cô giáo biết đến phương pháp này chủ yếu thông qua các nguồn tài liệu tham khảo và đồng nghiệp. Chính vì vậy nên tất cả giáo viên mong muốn được tập huấn về dạy học dự án một cách bài bản, trong đó có 92% giáo viên cho rằng, nếu hiểu biết về phương pháp dạy học này thì họ sẽ tổ chức dạy học theo phương pháp đó.
*/ Tình hình học tập của học sinh
- Tính tích cực của học sinh trong giờ học chưa cao, còn học một cách thụ động: Các em rất lười suy nghĩ chỉ ngồi nghe giảng, chờ thầy cô đọc để chép, không có hứng thú trong học tập, rất hiếm khi học sinh đặt câu hỏi thắc mắc với giáo viên về bài học thậm chí học sinh còn cảm thấy ngại khi bị giáo viên hỏi nên kiến thức các em có được thường hời hợt, không chắc chắn.
- Một số học sinh còn rất thiếu tự tin: các em không tự tin vào kiến thức mình đã có, không biết kiến thức đó đúng hay sai, nhớ chính xác hay chưa nên không mạnh dạn tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài, trả lời các câu hỏi của giáo viên một cách dè dặt, lúng túng.
- Kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá), kĩ năng thu thập và xử lí thông tin, kĩ năng hợp tác và làm việc nhóm, kĩ năng làm thí nghiệm và sử dụng các phương tiện hiện đại còn hạn chế, khả năng diễn đạt yếu.
- Học sinh đã thể hiện thái độ tích cực nhất định khi tham gia học dự án. Tuy nhiên mức độ tích cực và hiệu quả giờ học còn nhiều hạn chế. Điều này có thể là do phương pháp này chưa được áp dụng rộng rãi và chưa được sử dụng thường xuyên.
Kết luận chƣơng 1
Trong chương này chúng tôi đã nhận thức được những luận điểm quan trọng về phương pháp DHDA, đặc biệt là DHDA các ƯDKT; luận điểm về bản chất, các loại mô hình được sử dụng trong việc dạy học các ƯDKT; Cụ thể chúng tôi nhận thấy rằng:
- DHDA có ba đặc điểm là định hướng vào thực tiễn, định hướng vào người học và định hướng sản phẩm. Các đặc điểm này đã thể hiện rõ những ưu điểm vượt trội của hình thức dạy học này so với các hình thức dạy học truyền thống.
- Có hai con đường nghiên cứu các ƯDKT của vật lí trong khoa học, từ đó cũng có hai con đường dạy học ƯDKT của vật lí. Mỗi cách thức dạy học đều có những ý nghĩa riêng. Tùy cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường và phụ thuộc trình độ của học sinh mà giáo viên lựa chọn cách thức tiếp cận cho phù hợp.
- Dạy học môn vật lí ở trường phổ thông phải đổi mới về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Ngoài ra trong chương này, chúng tôi cũng nhận thức được luận điểm về tính tích cực các dấu hiệu biểu hiện tính tích cực, các biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh, từ đó chúng tôi nhận thấy rằng, DHDA ngoài việc phát huy tính tích cực của người học còn đưa học sinh vào tham gia giải quyết những bài toán thực tế, do đó học sinh có cơ hội hiểu sâu hơn những kiến thức mà mình đã học, vận dụng những kiến thức đó trong mối tương quan với kiến thức của nhiều môn học khác và cao hơn là vận dụng chúng vào trong đời sống thực tiễn, tức là làm tăng khả năng vận dụng lí thuyết vào thực tiễn, gắn liền học đi đôi với hành. Từ đó giáo viên có thể đánh giá mức độ tích cực trong học tập và khả năng vận dụng vào thực tiễn của học sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu các lí luận, chúng tôi tiến hành vận dụng để tổ chức DHDA các ƯDKT của chương “Dòng điện xoay chiều” - Vật lí 12 THPT, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh. Nội dung này sẽ được trình bày kĩ hơn ở chương 2 của luận văn.
Chƣơng 2
XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC DỰ ÁN VỀ ỨNG DỤNG KĨ THUẬT CHƢƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” - VẬT LÍ 12 2.1. Xây dựng tiến trình tổng quát DHDA về ƢDKT, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo cho học sinh THPT
Dựa vào cơ sở lí luận về tiến trình DHDAvà tiến trình dạy học ƯDKT vật lí theo con đường thứ hai, chúng tôi đề xuất tiến trình DHDA về ƯDKT, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo cho học sinh THPT. Trong tiến trình này chúng tôi lấy tiến trình DHDA của Đỗ Hương Trà làm cốt lõi, kết hợp với các giai đoạn dạy học về ƯDKT của vật lí theo con đường thứ hai (đã trình bày ở chương 1) với sự tác động của một số biện pháp phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh. Chúng tôi sẽ thể hiện ý tưởng này trong sơ đồ hình 3.
Hình 3. Sơ đồ tiến trình DHDA về ƯDKT, nhằm góp phần phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh
XÂY DỰNG Ý.T.DA. QUYẾT ĐỊNH CHỦ ĐỀ XDKH TH DA XDKHKẾKHOẠCHTH DA THỰC HIỆN DỰ ÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM DỰ ÁN TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ Giai đoạn 1:Xác định rõ những định luật, quy trình vật lí sẽ phải sử dụng. Học sinh hoạt động cá nhân
và nhóm. Giáo viên thân thiện, gần gũi, tạo điều kiện cho học sinh tham gia.
Giai đoạn 2: Đưa ra nhiệm vụ thiết kế một thiết bị kĩ thuật có chức năng xác định.
Giai đoạn 3: Đưa ra phương án thiết kế thiết bị.
Học sinh hoạt động nhóm để phân công thành viên và lập kế hoạch làm việc(sử dụng phiếu học tập, tranh ảnh, máy tính). Giáo viên khích lệ, khen ngợi, nhắc nhở.
Giai đoạn 4:Đưa ra mô hình vật chứng chức năng tương ứng với PATK. Giai đoạn 5: Dựa trên mẫu thiết kế lắp ráp thiết bị thật .
Giai đoạn 6: Bổ sung hoàn thiện mô hình về phương diện kĩ thuật.
Học sinh làm việc theo nhóm và cá nhân để hoàn thành các công việc ở 6 giai đoạn, ƯDCNTT. Giáo viên đôn đốc, theo dõi, nhắc nhở.
Học sinh tổ chức CLB vật lí để giới thiệu sản phẩm. Giáo viên phối hợp với tổ chuyên môn thành lập BGK để đánh giá sản phẩm
Giáo viên tổng kết những nội dung cơ bản về UWDKT của chương. Tổ chức đánh giá theo các yêu cầu của giáo viên.
Sau đây, chúng tôi xin phân tích cụ thể từng bước:
Bƣớc 1. Xây dựng ý tƣởng dự án. Quyết định chủ đề
Mục đích của bước này là học sinh phải đề xuất ý tưởng dự án, quyết định chủ đề và xác định được mục tiêu của dự án.
Để đạt được mục đích nêu trên thì:
*/ Về phía giáo viên:
- Xác định những chuẩn kiến thức mà giáo viên muốn học sinh của mình đáp ứng khi hoàn thành dự án. Từ những chuẩn kiến thức này phát triển các mục tiêu học tập và những câu hỏi có ý nghĩa cho học sinh.
- Tăng cường quan sát và thảo luận trên lớp để phát hiện ra học sinh quan tâm tới vấn đề gì, vấn đề gì thực sự hấp đẫn đối với các em.
- Sử dụng máy chiếu và các thiết bị đa phương tiện khác cho học sinh xem một số hình ảnh và thông tin liên quan đến dự án để học sinh có thể có cơ sở để quyết định chủ đề của dự án.
- Ngoài ra, giáo viên còn có các cách làm khác như: hộp thư gợi ý thu thập sáng kiến, đề nghị của học sinh, báo tường – sự kiện mang tính thời sự - thảo luận lấy ý kiến… để giúp học sinh xây dựng ý tưởng dự án.
- Tuy nhiên khi chưa quen làm việc giải quyết vấn đề, học sinh thường có xu hướng lựa chọn các chủ đề, những đề tài mà mình quan tâm hứng thú. Giáo viên có thể dựa vào các ý tưởng sau để giúp học sinh không đi chệch hướng khi lựa chọn chủ đề:
+ Đảm bảo đa số học sinh ủng hộ ý tưởng bằng cách kiểm tra xem các chủ đề nào có liên quan tới nhau và tại sao.
+ Xác định một số tiêu chí mà dự án cần đạt được. Ví dụ:
- Câu hỏi/nhiệm vụ đặt ra có phải là một vấn đề hay không? - Liệu tất cả học sinh có thể tham gia được hay không?
- Có thể đạt được sản phẩm cuối cùng hay không?
- Có thể dành một khoảng thời gian nhất định cho dự án hay không? - Học sinh có thể hoạt động cùng nhau được hay không?
- Có thể học được điều gì đó từ hoạt động hay không? - Vấn đề có mới mẻ và mang tính thách thức hay không?
- Xây dựng bộ câu hỏi định hướng bài dạy. Những câu hỏi này giúp dự án tập trung vào những kiến thức quan trọng. Chúng khuyến khích học sinh vận dụng các kĩ năng tư duy bậc cao, giúp học sinh hiểu được trọn vẹn các khái niệm cơ bản và hình thành được hệ thống kiến thức.
*/ Về phía học sinh.
- Đưa ra các ý tưởng, các chủ đề mà mình quan tâm, thấy hứng thú và thiết thực với cuộc sống.
- Học sinh có thể thuyết phục lẫn nhau để quyết định chủ đề của dự án. Các em đưa ra ý kiến, lí lẽ để bảo vệ kiến nghị của mình.
- Nếu không đạt được thỏa thuận, có thể dùng đến biện pháp bỏ phiếu sao cho dân chủ nhất, học sinh có thể bỏ phiếu kín cho 1,2 hoặc 3 lựa chọn.
- Cuối cùng xác định mục tiêu của các dự án. Mỗi dự án mà các nhóm lựa chọn theo sự hướng dẫn của giáo viên phải có mục tiêu cụ thể và xác định. Mục tiêu dự án (bao gồm mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ):
+/ Kiến thức: đọc, viết, tính toán khoa học;
+/ Kĩ năng tư duy: tư duy sáng tạo, giải quyết các vấn đề, lập luận, tự