Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội. (Trang 50)

Nghiên cứu lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi chúng ta cần xác

định được tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo từng giai đoạn. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi 1012 lợn con ở các lứa tuổi khác nhau. Kết quả theo dõi được thể

hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi Ngày tuổi Số lợn con theo

dõi (Con) Số lợn mắc bệnh (Con) Tỷ lệ (%) 21 - 28 199 76 38,19 29 - 36 200 78 39,00 37 - 44 220 80 36,36 45 - 52 198 68 34,34 53 - 60 195 55 28,21 Tính chung 1012 357 35,27

Qua kết quả ở bảng 2.8 cho thấy: Bệnh phân trắng xuất hiện ở lợn con thuộc các lứa tuổi khác nhau. Giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi trong tổng số 199 lợn con theo dõi có 76 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 38,19%. Giai đoạn tiếp theo 29 - 36 ngày tuổi trong tổng số 200 con được theo dõi có 78 lợn con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 39,00%. Giai đoạn 37 - 44 ngày tuổi có 80 lợn mắc bệnh phân trắng trong tổng số 220 con được theo dõi, chiếm tỷ lệ 36,36%. Giai

đoạn từ 45 - 52 ngày tuổi trong 198 lợn con theo dõi có 68 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 34,34%. Ở giai đoạn 53 - 60 ngày tuổi tổng số con theo dõi là 195 con thì có 55 lợn con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 28,21%.

Qua kết quả ở bảng 2.8 chúng tôi thấy: Ở giai đoạn 21 - 36 ngày tuổi là giai đoạn cai sữa nên lợn con mới chuyển sang thức ăn mới nên tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Từ giai đoạn 45 - 52 ngày tuổi trở đi tỷ lệ mắc bệnh giảm đi rõ rệt, do lợn con đã lớn và quen dần với thức ăn, có sức đề kháng cao, hệ miễn

dịch, bộ máy tiêu hóa đã khá hoàn thiện nên khả năng hấp thu thức ăn và chống đỡ bệnh tốt hơn so với các thời kỳ trước đó.

Vì vậy, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y tốt, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi thật tốt đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi thích hợp với lợn con là 75 - 85%, nhiệt độ thích hợp là 320C.

2.4.4. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2014

Để thấy được tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo tháng chúng tôi tiến hành theo dõi đàn lợn qua các tháng 1, 2, 3, 4, 5. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng

Tháng theo dõi Tình hình mắc bệnh theo đàn Tình hình mắc bệnh theo cá thể Số đàn theo dõi (Đàn) Số đàn mắc bệnh (Đàn) Tỷ lệ (%) Số cá thể theo dõi (Con) Số cá thể mắc bệnh (Con) Tỷ lệ (%) 1 45 17 37,77 178 72 40,44 2 36 14 38,88 216 85 39,35 3 35 12 34,28 205 76 37,07 4 40 14 35,00 235 90 38,29 5 39 8 20,51 178 34 19,10 Tính chung 195 65 33,33 1012 357 35,27 Nhận xét:

Qua bảng 2.9 cho ta thấy: Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng có sự biến

động qua các tháng trong năm. Tỷ lệ mắc bệnh ở lợn con qua theo dõi trên 195 đàn với 1012 cá thể thì có 65 đàn mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 33,33%) và 357

cá thể mắc bệnh (chiếm tỷ lệ 35,27%). Tỷ lệ mắc bệnh có sự chênh lệch qua các tháng trong thời gian theo dõi tại cơ sở cụ thể:

- Về số lượng đàn:

+ Tháng có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là tháng 2 với sốđàn nhiễm 14/36 chiếm 38,88%. Tháng 1 sốđàn nhiễm 17/45 chiếm tỷ lệ 37,77%.

+ Tháng 3 và tháng 4 có tỷ lệ mắc tương ứng là 34,28% và 35,00%. + Tháng có tỷ lệ thấp nhất là tháng 5 với tỷ lệ mắc là 20,51%.

- Về số lượng con:

+ Tháng có tỷ lệ cá thể mắc bệnh cao nhất là: Tháng 1 có 72/178 con chiếm 40,44% và tháng 2 có 85/216 con chiếm tỷ lệ 39,35%.

+ Tháng 3 và tháng 4 có tỷ lệ mắc bệnh khá cao chiếm tỷ lệ 37,07% và 38,29%.

+ Tháng có tỷ lệ cá thể mắc bệnh thấp là tháng 5 với tỷ lệ mắc bệnh 19,10%. Tháng có tỷ lệ mắc cao nhất là tháng 1 và tháng 2 thì thời tiết đã chuyển sang mùa Đông Xuân có sự thay đổi thời tiết như: Ảnh hưởng của các

đợt không khí lạnh gây ra các đợt rét đậm, rét hại (nhiệt độ thấp xuống dưới 150C), ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mầm bệnh gây bệnh và phát triển mạnh. Cộng với hệ tiêu hóa của lợn con phát triển chưa hoàn thiện nên dễ bị mắc bệnh về đường tiêu hóa. Theo Sử An Ninh (1993) [12] thì lạnh ẩm là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh phân trắng lợn con. Vì Vậy việc điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi tốt sẽ giảm bớt bất lợi của môi trường tự nhiên đến gia súc cơ thể, giảm hoạt động của vi sinh vật gây bệnh trong môi trường đó sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con vẫn còn duy trì ở mức cao vào tháng 3 và tháng 4 là do sự biến đổi phức tạp của điều kiện ngoại cảnh. Tháng 3 và tháng 4 là thời gian chuyển giao giữa mùa xuân và mùa hạ nên thường có đợt gió lùa kèm theo mưa phùn suốt tháng, không khí lạnh, trời nồm và độ ẩm cao, thời gian chiếu sáng của mặt trời trong ngày ít, làm giảm sức đề kháng của lợn con và tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh.

Đây là điều kiện cho vi sinh vật phát triển và gây bệnh, trong đó có vi sinh vật đường ruột. Từ đó ta phải có biện pháp chủđộng để hạn chết các tác hại của thời tiết giảm tỷ lệ mắc bệnh.

Tháng 5 tỷ lệ mắc bệnh giảm rõ rệt vì nhiệt độ tăng, ẩm độ ở mức thích hợp hơn đối với sinh lý lợn con trong các giai đoạn phát triển. Bên cạnh đó vẫn còn 19,10% tỷ lệ mắc bệnh là do tháng 5 chịu ảnh hưởng của 2 - 3 đợt không khí lạnh gây ra mưa vừa, mưa to ở khu vực này. Cộng với nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của mầm bệnh.

Như vậy thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con. Cần chú trọng việc chăm sóc và nuôi dưỡng, tạo thông thoáng vào mùa hè, làm mát bằng hệ thống làm mát, quạt thông gió. Mùa Đông sử dụng bóng đèn để sưởi ấm cho lợn con và che chắn chuồng nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra.

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội. (Trang 50)