2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng và khả năng sản xuất của lợn thịt
Gần đây nhu cầu về số lượng và chất lượng thịt ngày càng tăng cao, đặc biệt là để đáp ứng cho thị trường ngoài nước, do đó đòi hỏi ngành chăn nuôi phải cải tiến con giống theo hướng tăng tỷ lệ nạc, tăng khả năng sản xuất thịt và khả năng sinh sản. Các giống lợn ngoại đã được nhập về hầu hết đều có tỷ
lệ nạc cao, chi phí thức ăn thấp, thời gian nuôi ngắn, khả năng tăng trọng cao... đã đáp ứng được những vấn đề về các chỉ tiêu kinh tế của chăn nuôi lợn.
Việc sử dụng các giống thuần có năng suất cao trong lai tạo đã tạo ra nhưng tổ hợp lai mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đi sâu vào nghiên cứu các tính trạng sinh trưởng và cho thịt của các tổ hợp lai ở nước ta đã được tiến hành và cho kết quả tốt đảm bảo điều kiện đưa ra sản xuất đại trà.
Kết quả nghiên cứu trên con lai (Yr×Pi)×Yr của Lê Thanh Hải và cs
(1995)[5] cho biết: con lai đạt mức tăng trọng 537,04 g/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,51kg/ kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 56,23%. Việc sử dụng đực lai
(ngoại×ngoại) và lợn cái lai (ngoại×ngoại) cũng được Lê Thanh Hải và cs (1995)[5] nghiên cứu và cho biết lợn lai Du×(Yr×Lr) đạt 567 g/ngày, tiêu tốn 3,24 kg/kg tăng trọng, tỷ lệ nạc 58%.
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình, (2006)[18] cho biết khối lượng của con lai Lr×(Yr×MC) đạt 80,54 kg ở thời điểm 180 ngày tuổi, tăng trọng 546,12 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn: 3,25 kg/ kg tăng trọng, độ dày mỡ lưng 29,30 mm, diện tích cơ thăn là 42,93 cm2.
Phùng Thị Vân và cs (2001) [20] cho biết lai hai giống Yorkshire, Landrace và ngược lại đều có ưu thế về nhiều chỉ tiêu sinh sản so với giống thuần. (Yr×Lr), (Lr×Yr) có số con sữa/ổ tương ứng là 9,38 và 9,36 con. Con lai F1(Yr×Lr) có mức tăng khối lượng của lợn là 611,7g/ngày, tỷ lệ nạc so với thịt xẻ tương ứng là 58,8 và 56,5%.
Lai ba giống giữa đực Du với nái lai (Lr×Yr) hoặc (Yr×Lr) có tác dụng nâng cao các chỉ tiêu sinh sản, giảm chi phí thức ăn để sản xuất 1kg lợn con ở
60 ngày tuổi. Kết quả cho thấy ở hai thí nghiệm số con cai sữa đạt 9,6 - 9,7 con /ổ với khối lượng cai sữa/ổ tương ứng là 80,0 - 75,7kg ở 35 ngày tuổi (Phùng Thị Vân và cộng sự, 2001 [20]). Con lai giữa 3 giống Du×(Lr×Yr) có mức tăng trọng trung bình 655,9g/ngày, tỷ lệ nạc 61,81% và tiêu tốn thức ăn 2,98; con lai ba giống Du×(Yr×Lr) có mức tăng trọng trung bình 655,7g/ngày, tỷ lệ nạc 58,71%, tiêu tốn thức ăn 2,95kg thức ăn/kg tăng trọng.
Theo nghiên cứu của Vũ Đình Tôn và cs (2008)[19] kết luận lợn lai ba giống Lr×(Yr×MC) nuôi thịt đạt trọng lượng 82,96 kg ở thời điểm nuôi 6 tháng tuổi, tốc độ sinh trưởng khá cao 605,59 g/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng là 3,04 kg, tỷ lệ nạc so với khối lượng thịt móc hàm 49,99%.
Nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cộng sự (2009) [7] về năng suất và chất lượng thịt của con lai giữa đực lai PiDu với nái Yorkshire (PiDu×Yr), Landrace (PiDu×Lr) và F1(LrYr) (PiDu×F1(LrYr) ở trang trại chăn nuôi tại Tráng Việt - Mê Linh - Vĩnh Phúc cho thấy: Tại thời điểm 155 - 159 ngày Khối lượng nuôi thịt của các con lai (PiDu×Yr) là 91,83 kg, (PiDu×Lr) là
92,48 kg và (PiDu×F1(LrYr) là 92,60 kg, tăng trọng/ngày nuôi thịt và tiêu tốn thức ăn/ kg tăng trọng trong giai đoạn nuôi thịt của con lai PiDu×Yorkshire là 735,05 g và 2,69 kg; PiDu×Lr là 735,38 g và 2,69 kg; PiDu×F1(LrYr) là 749,05g.
Các nghiên cứu trước đây về các công thức lai giữa lợn ngoại với lợn nội đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc nâng cao năng suất và tỷ lệ nạc
trong chăn nuôi lợn. Tuy nhiên các công thức lai này còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu cao của người chăn nuôi hiện nay. Chính vì vậy trong những năm gần đây có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu lai tạo các giống lợn để sản xuất lợn lai nuôi thịt có 3 máu, 4 máu ngoại với nhiều công thức khác nhau.
* Tình hình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con
Bệnh phân trắng xuất hiện khắp trên thế giới, tỷ lệ mắc bệnh và chết cao, đặc biệt là gia súc non, cho nên nhiều nước đã nghiên cứu tìm ra biện pháp ngăn chăn bệnh phân trắng. Cho đến ngày nay, các nhà khoa học nước ta
đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con. Nhìn chung, các tác giả đều khẳng định trong chăn nuôi lợn bệnh phân trắng là một nan giải và gây thiệt hại kinh tế từ trước đến nay.
Theo Đào Trọng Đạt và cs (1991) [3], bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng của gia súc non, chủ yếu do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân bên ngoài như: Sự thay đổi đột ngột về thời tiết, thức ăn của lợn mẹ kém phẩm chất hoặc bị thay đổi đột ngột, chuồng trại ảm ướt, lạnh, tác động vào cơ thể
lợn con gây rối loạn thần kinh dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Ở nước ta tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng rất phổ biến. Trong các cơ sở chăn nuôi, tỷ lệ lợn con mắc bệnh từ 25% - 100%, tỷ lệ tử vong tới 70%. Bệnh xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè.
Đặng Xuân Bình (2000) [1] đã xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và
Clostridium perfingens đối với bệnh ỉa chảy phân trắng của lợn con trong giai
đoạn 1 - 35 ngày tuổi và bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số sinh phẩm phòng bệnh.
Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Quang Tuyên (1993) [14] cho biết, bộ
máy tiêu hóa ở lợn con phát triển nhanh nhưng khả năng chống đỡ bệnh tật kém. Do đó, cần chú ý vệ sinh chuồng trại máng ăn, máng uống và áp dụng các biện pháp phòng chống bệnh đường tiêu hóa cho lợn.
Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [8] nhất thiết lợn con phải bú sữa đầu để giúp lợn con có sức đề kháng chống bệnh tật. Trong sữa đầu có Albumin và Globulin cao hơn sữa bình thường, đây là chất chủ yếu giúp lợn con có sức đề kháng. Vì thế cần chú ý cho lợn con sơ sinh bú sữa trong 3 ngày đầu và đảm bảo toàn bộ số lợn con trong đàn được bú hết sữa đầu của lợn mẹ.
Trần Thị Hạnh và Đăng Xuân Bình (2002) [6] cho rằng: sử dụng các chế phẩm E.coli - sữa Cl. Perfringens – toxid trong quy trình phòng bệnh phân trắng lợn con, kết quả bước đầu cho thấy tác dụng và hiệu quả rất rõ rệt.
Theo Lê Thanh Hải (1998) [5] khi nghiên cứu về phương pháp chăn nuôi cho rằng, khi lợn nái nuôi con bằng chuồng sàn thì lợn con không ỉa phân trắng, còn lợn con theo mẹ nuôi chuồng thì tỷ lệ mắc bệnh phân trắng từ
40% - 50%.
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
*Tình hình nghiên cứu về sinh trưởng và khả năng sản xuất của lợn thịt
Nái lai (Lr×Yr) có tỷ lệđẻ, số con đẻ ra /lứa cao hơn lợn nái thuần Lr, nái lai (Lr×Yr) được sử dụng nhiều trong các công thức lai (Gaustad-Aas và cs, 2004)[33]. Pour (1998), cho biết phần lớn lợn thịt được giết mổ năm 1996 tại Cộng hoà Sec là lợn lai. Lai ba và bốn giống là hệ thống chủ yếu để sản xuất lợn thịt thương phẩm (Houska và cs, 2004)[32].
Tại Áo với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả được sản xuất từ lai hai, ba giống.Nái lai được sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein×LW) và F1(Edelschwein×Lr) được phối giống với lợn đực Pietrain hoặc Duroc để sản xuất con lai ba giống nuôi thịt. Khi lai giữa Duroc
với Ladrace Bỉ, các tác giả Pavlik và cs (1989)[34] cho biết con lai có tăng khối lượng đạt 804g/ngày, TTTA/kg tăng trọng là 2kg, tỷ lệ thịt xẻ 51,86%; độ dày mỡ lưng 2,23cm.So sánh giữa các con lai F1 của Du và LW thì thấy con lai F1(LW×Du) có độ dày mỡ lưng thấp hơn ở F1(Du×LW). Con lai của nái F1(Lr×Yr) và đực Pi có tỷ lệ nạc là 52- 55%, khối lượng đạt 100kg ở 161 ngày tuổi. Còn ở con lai F1(Hampshire×Slovakia White) có độ dày mỡ lưng 2,52cm; tăng trọng hàng ngày là 488g. Ở Tây Đức kết quả nghiên cứu cho thấy con lai 3 giống Pi×(YrLr) đạt tỷ lệ nạc cao 59,2%. Trong khi đó con lai 2 giống Pi×Lr tỷ lệ nạc đạt 53,7% và con lai 2 giống LrYr tỷ lệ nạc chỉ đạt 50,6%.
* Tình hình nghiên cứu về bệnh phân trắng lợn con
Laval A (1997) [23] khi nghiên cứu về bệnh phân trắng và nguyên nhân gây bệnh ông cho rằng: Salmonella Choleraesius, Salmonella typhymurium là
hai tác nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con sau cai sữa và vỗ béo.
Theo Bruce Lawhorn (1999) [26], Whipworms (giun tròn) là một nguyên nhân chính gây bệnh phân trắng cho lợn. Whipworms gây ra viêm đại tràng, dẫn đến phân lỏng hoặc phân trắng từ 3 - 7 tuần sau khi nhiễm vi khuẩn.
Theo Lutter (1983) [24], sử dụng Ogramin liều 15mg/con cho uống có tác dụng tốt trong điều trị bệnh phân trắng do E.coli (95,6% khỏi bệnh). Tác giả lưu ý rằng khi sử dụng kháng sinh cho lợn con phân trắng phải thường xuyên, phải có kế hoạch chặt chẽ và có kháng sinh dự trữ liên tục.