Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội. (Trang 42)

2.3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

* Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn từ 60 - 152 ngày tuổi.

Bảng 2.1. Sơ đồ theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn Diễn giải

Giống lợn Lợn lai F3 (PiDu×Landrace)

Số lượng lợn (con) 50

Tỷ lệ đực / cái 27/23

Thời gian theo dõi (ngày) 60 ->152 Khối lượng lợn bắt đầu theo dõi (kg) 24,62

Thức ăn Thức ăn hỗn hợp của Công ty cổ

phần chăn nuôi CP Việt Nam Mật độ nuôi nhốt (con/m2) 2 con/m2

Phương thức nuôi Tập trung

Lợn theo dõi được chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y hằng ngày, đàn lợn được tiêm phòng đầy đủ.

Thức ăn sử dụng cho lợn là thức ăn hỗn hợp dạng viên 552SF và 553F.

Bảng 2.2. Thành phần dinh dưỡng thức ăn của lợn theo dõi

Thành phần 552SF 553F Đạm tối thiểu (%) 19,0 17,0 Lysine tối thiểu (%) 0,86 0,94 Béo tối thiểu (%) 4,5 5,0 Ca tối thiểu (%) 0,9-1,1 1,0 – 1,2 P (%) 0,48 0,77 NaCl (%) 0,2-0,7 0,2-0,7 Ẩm độ tối đa (%) 13 13 Xơ tối đa (%) 4,0 5,7 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 3150 3100

* Theo dõi tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi.

Chúng tôi áp dụng phương pháp điều tra kết hợp theo dõi, chuẩn đoán bệnh theo đàn trong tổng số đàn lợn con được đẻ ra trong thời gian theo dõi. Từ đó sử dụng phác đồ để điều trị bệnh. Sơ đồ bố trí thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Phác đồ điều trị bệnh

Diễn giải Lô 1 Lô 2

Giống lợn F3 (PiDu×Landrace) F3 (PiDu×Landrace) Giai đoạn theo dõi (ngày) 21 - 60 21 - 60

Số con điều trị 50 50

Phác đồđiều trị Nova - Amcoli Nor 100 Liều lượng (ml) 1ml/10kg TT 1ml/10kg TT

2.3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi

* Các chỉ tiêu theo dõi khả năng sinh trưởng.

- Khả năng sinh trưởng: sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối.

- Hiệu quả sử dụng thức ăn: Lượng thức ăn tiêu thụ trong tháng và cộng dồn, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng.

* Các chỉ tiêu theo dõi về tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng. - Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể. - Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo giai đoạn tuổi. - Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo các tháng. - Tỷ lệ chết do mắc bệnh phân trắng lợn con.

2.3.4.3. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng của đàn lợn thịt - Sinh trưởng tích lũy (kg/con): Là khối lượng của lợn được xác định tại các thời điểm: Bắt đầu thí nghiệm 60, 90, 120, 152 ngày tuổi (kết thúc thí nghiệm). Cân lợn vào buổi sáng trước khi cho ăn, đảm bảo cân cùng một loại cân và cố định người cân.

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát.

Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức sau: A (g/con) = P2 - P1

t2 - t1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong đó: A: Là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

P1: Là khối lượng tích luỹđược tại thời điểm t1 (g) P2: Là khối lượng tích luỹđược tại thời điểm t2 (g) t1: Là thời điểm bắt đầu theo dõi

t2: Là thời điểm kết thúc theo dõi

- Sinh trưởng tương đối R(%): Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng, kích thước, thể tích cơ thể giữa 2 lần khảo sát. Được tính theo công thức:

R (%) =

P2 - P1

× 100 (P2 + P1) / 2

Trong đó: R: Là sinh trưởng tương đối (%) P1: Là khối lượng cân đầu kỳ (kg) P2: Là khối lượng cân cuối kỳ (kg)

* Hiệu quả sử dụng thức ăn

- Lượng thức ăn tiêu thụ: Hàng ngày theo dõi lượng thức ăn của lợn thí nghiệm. Ghi chép sổ sách để tính lượng thức ăn tiêu thụ trong kỳ và cộng dồn.

Tiêu tốn thức ăn/kg khối lượng tăng tính theo công thức

TTTA/kg tăng KL (kg) =

∑ TTTA trong giai đoạn (cả kỳ thí nghiệm)(kg)

* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu về tình hình mắc bệnh lợn con phân trắng.

Hàng ngày theo dõi số lợn con giai đoạn từ 21 – 60 ngày tuổi, nếu những lợn có biểu hiện triệu chứng của bệnh phân trắng lợn con thì ghi chép,

đánh dấu và điều trị cho từng lợn bị bệnh. Từ đó tính toán được tỷ lệ lợn mắc bệnh, tỷ lệ khỏi bệnh và số con chết do bị bệnh phân trắng nặng.

Tỷ lệ mắc bệnh (%) =

∑số con bị bệnh

x 100

∑ số con theo dõi - Tỷ lệ khỏi bệnh phân trắng lợn con. Tỷ lệ khỏi bệnh (%)= ∑ số con khỏi bệnh x 100 số con điều trị - Tỷ lệ chết do mắc bệnh phân trắng lợn con. Tỷ lệ lợn chết (%)= ∑ số con chết x 100 số con bị bệnh 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu từ thí nghiệm được xử lý theo phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện (2002) và trên phần mềm Excel.

2.4. Kết quả và thảo luận

Trong quá trình thực tập tại trại lợn CP - Hà Nội tôi đã tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt và đánh giá tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại Trại và thu được một số kết quả như sau:

2.4.1. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thịt của lợn thịt

2.4.1.1. Khối lượng cơ thể lợn theo dõi qua các kì cân

Khối lượng cơ thể của lợn là một chỉ tiêu quan trọng, không những mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn phản ánh sức sản xuất thịt của lợn. Để

xác định khối lượng cơ thể lợn thịt thương phẩm tích luỹ qua các tháng tuổi, chúng tôi tiến hành cân lợn tại các thời điểm 60, 90, 120 và 152 ngày tuổi. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Khối lượng của lợn qua các kỳ cân (kg) Ngày tuổi n X ±mX Cv (%) 60 15 24,62±0,21 3,33 90 15 48,42±0,18 1,44 120 15 71,50±0,26 1,40 152 15 97,82±0,20 0,77 Kết quảở bảng 2.4 cho thấy:

Khối lượng của lợn tăng dần qua các giai đoạn tuổi, điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh trưởng của động vật. Ở giai đoạn 60 ngày tuổi lợn

đạt 24,62kg, đến khi kết thúc theo dõi ở 152 ngày tuổi lợn đạt 97,82kg. Điều này cho thấy lợn sinh trưởng, phát triển phù hợp với quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng của công ty CP. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.1.2. Khả năng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn theo dõi

Kết quả sinh trưởng tuyệt đối và tương đối được thể hiện ở bảng 2.5 và biểu đồ hình 2.1 và hình 2.2:

Tăng khối lượng trong thời gian theo dõi đánh giá cường độ sinh trưởng tuyệt đối của gia súc trong thời gian nuôi vỗ béo, chỉ tiêu này có tương quan nghịch với tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng. Do vậy gia súc có tăng trọng nhanh thì có tiêu tốn thức ăn/kg thịt tăng giảm và ngược lại.

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy: Ở các giai đoạn sinh trưởng, sinh trưởng tuyệt đối của lợn theo dõi có xu hướng tăng dần qua các giai đoạn tuổi.

- Giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn là 800 gam/con/ngày.

- Giai đoạn 90 – 120 ngày tuổi: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn là 769,33 gam/con/ngày.

Bảng 2.5. Bảng sinh trưởng tuyệt đối và tương đối của lợn theo dõi (n=15)

Giai đoạn

(Ngày)

Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Sinh trưởng tương đối (%)

60 - 90 800 65,16

90 - 120 769,33 38,49

120 - 152 822,5 31,12

60 - 152 795,65 119,56

Hình 2.1. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối (gam)

Hình 2.2. Biểu đồ sinh trưởng tương đối (%)

800 769.33 822.5 795.65 740 750 760 770 780 790 800 810 820 830 60 - 90 90 - 120 120 - 152 60 - 152 Giai đoạn K h i l ư n g ( g a m )

Sinh trưởng tuyệt đối

65.16 38.49 31.12 119.56 0 50 100 150 60 - 90 90 - 120 120 - 152 60 - 152 Giai đoạn T l ( % )

- Giai đoạn 120 - 152 ngày tuổi: Sinh trưởng tuyệt đối của lợn là 822,5 gam/con/ngày.

Bình quân cảđợt sinh trưởng tuyệt đối của lợn là 795,65gam/con/ngày.

Đối với sinh trưởng tương đối của lợn theo dõi có xu hướng giảm dần qua các giai đoạn tuổi, ngược lại so với sinh trưởng tuyệt đối. Sinh trưởng tương đối đạt cao nhất ở giai đoạn 60 -90 ngày tuổi và thấp nhất ở giai đoạn 120 – 152 ngày. Trung bình sinh trưởng tương đối của lợn từ 60 - 152 ngày tuổi đạt 119,56%.

2.4.1.3. Tiêu tốn thức ăn (TTTA)/ 1kg tăng khối lượng

Tiêu tốn thức ăn (TTTA) cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt. Chi phí thức ăn chiếm tới hơn 60% giá thành sản phẩm, vì vậy lợn nuôi thịt có TTTA/kg tăng khối lượng càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại. Kết quả thu

được trình bày ở bảng 2.6:

Qua kết quả bảng 2.6 cho thấy: Tổng lượng thức ăn tiêu thụ của lợn theo dõi là 9154kg. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cộng dồn của cả giai

đoạn theo dõi là 2,5kg. Kết quả này cho thấy tiêu tốn thức ăn của lợn theo dõi nuôi tại trại là thấp hơn so với nhiều kết quả nghiên cứu trên con lai 3 máu khác. Trong quá trình theo dõi chúng tôi thấy rằng giai đoạn 60 - 90 ngày tuổi,

lợn sinh trưởng phát dục nhanh, đặc biệt là hệ xương và hệ cơ, nên mức độ đồng hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể lớn, tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng là thấp nhất. Nhưng đến giai đoạn 120 - 152 ngày là thời điểm tốc độ phát triển xương và cơ kém đi, trong khi đó khả năng tích lũy mỡ tăng dần lên, do vậy tiêu thụ thức ăn/kg tăng trọng tăng lên. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với quy luật.

Bảng 2.6. Tiêu tốn thức ăn/ 1kg tăng khối lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu ĐVT Lợn theo dõi

(n = 50) Tổng khối lượng lợn đầu TN Kg 1231,3 Tổng khối lượng lợn cuối TN Kg 4891,3 Tổng khối lượng tăng Kg 3660 Tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ Kg 9154 Tiêu tốn thức ăn Kg 2,5

2.4.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo đàn và theo cá thể

Qua kết quả theo dõi hàng ngày, chúng tôi đã xác định được tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo từng đàn và theo từng cá thể giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo đàn và theo cá thể Dãy chuồng theo dõi (dãy) Lợn mắc bệnh theo đàn Lợn mắc bệnh theo cá thể Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 46 15 32,60 195 65 33,33 2 50 20 40,81 303 129 42,57 3 49 16 32,00 280 96 34,28 4 50 14 28,00 234 67 28,63 Tính chung 195 65 33,33 1012 357 35,27

Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh theo đàn và theo cá thể khá cao, Trong 195 đàn lợn điều tra tại 4 dãy chuồng có 65 đàn mắc bệnh chiếm tỷ lệ 33,33%. Trong đó với việc theo dõi cá thể thì với 1012 lợn con theo dõi thì số con mắc bệnh là 357 con chiếm tỷ lệ 35,27%.

Các kết quả trên cho thấy dãy 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất (42,57%), dãy 1 và 3 có tỷ lệ mắc bệnh là xấp xỉ nhau là 33,33% và 34,28%, dãy 4 có tỷ

lệ mắc bệnh thấp nhất là 28,63%.

Qua điều tra cho thấy: Dãy 2 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là do mật độ nuôi nhốt đông. Ở dãy chuồng có mật độ nuôi nhốt đông thì lượng phân và nước tiểu thải ra ở mỗi ô chuồng nhiều hơn so với những chuồng nuôi với mật độ

thấp. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và mầm bệnh phất triển gây bệnh cho vật nuôi nói chung và cũng là nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh phân trắng của dãy 2 cao hơn so với các dãy chuồng còn lại nói riêng.

Vì vậy để tránh mầm bệnh phát triển và lây lan cần phải có một quy trình khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong vệ sinh thú y, bởi trong môi trường chăn nuôi không hợp vệ sinh là điều kiện vô cùng thuận lợi cho

mầm bệnh cư trú và phát triển, đặc biệt là vi khuẩn E.coli - tác nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con.

Do vậy yêu cầu người chăn nuôi luôn phải vệ sinh chuồng trại thật tốt đảm bảo các vật dụng mà lợn con thường xuyên tiếp xúc luôn sạch sẽ.

2.4.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa tuổi

Nghiên cứu lợn con mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi chúng ta cần xác

định được tỷ lệ lợn con mắc bệnh theo từng giai đoạn. Chúng tôi đã tiến hành theo dõi 1012 lợn con ở các lứa tuổi khác nhau. Kết quả theo dõi được thể

hiện ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8. Tỷ lệ mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi Ngày tuổi Số lợn con theo

dõi (Con) Số lợn mắc bệnh (Con) Tỷ lệ (%) 21 - 28 199 76 38,19 29 - 36 200 78 39,00 37 - 44 220 80 36,36 45 - 52 198 68 34,34 53 - 60 195 55 28,21 Tính chung 1012 357 35,27

Qua kết quả ở bảng 2.8 cho thấy: Bệnh phân trắng xuất hiện ở lợn con thuộc các lứa tuổi khác nhau. Giai đoạn 21 - 28 ngày tuổi trong tổng số 199 lợn con theo dõi có 76 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 38,19%. Giai đoạn tiếp theo 29 - 36 ngày tuổi trong tổng số 200 con được theo dõi có 78 lợn con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 39,00%. Giai đoạn 37 - 44 ngày tuổi có 80 lợn mắc bệnh phân trắng trong tổng số 220 con được theo dõi, chiếm tỷ lệ 36,36%. Giai

đoạn từ 45 - 52 ngày tuổi trong 198 lợn con theo dõi có 68 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 34,34%. Ở giai đoạn 53 - 60 ngày tuổi tổng số con theo dõi là 195 con thì có 55 lợn con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 28,21%.

Qua kết quả ở bảng 2.8 chúng tôi thấy: Ở giai đoạn 21 - 36 ngày tuổi là giai đoạn cai sữa nên lợn con mới chuyển sang thức ăn mới nên tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Từ giai đoạn 45 - 52 ngày tuổi trở đi tỷ lệ mắc bệnh giảm đi rõ rệt, do lợn con đã lớn và quen dần với thức ăn, có sức đề kháng cao, hệ miễn

dịch, bộ máy tiêu hóa đã khá hoàn thiện nên khả năng hấp thu thức ăn và chống đỡ bệnh tốt hơn so với các thời kỳ trước đó.

Vì vậy, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh thú y tốt, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi thật tốt đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm chuồng nuôi thích hợp với lợn con là 75 - 85%, nhiệt độ thích hợp là 320C.

2.4.4. Kết quả xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con qua các tháng trong năm 2014

Để thấy được tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo tháng chúng tôi tiến hành theo dõi đàn lợn qua các tháng 1, 2, 3, 4, 5. Kết quảđược trình bày ở bảng 2.9:

Bảng 2.9. Tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các tháng

Tháng theo dõi Tình hình mắc bệnh theo đàn Tình hình mắc bệnh theo cá thể Số đàn theo dõi (Đàn) Số đàn mắc bệnh (Đàn) Tỷ lệ (%) Số cá thể theo dõi (Con) Số cá thể mắc bệnh (Con) Tỷ lệ (%) 1 45 17 37,77 178 72 40,44

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng của lợn thịt giai đoạn 60 đến 152 ngày tuổi và đánh giá tình hình lợn con mắc bệnh phân trắng giai đoạn từ 21 đến 60 ngày tuổi nuôi tại trại lợn CP – Hà Nội. (Trang 42)