Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 36)

- Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế: sự tăng trưởng của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết định nên gửi tiền vào NHTM hay là tích trữ vàng, USD hay mua sắm tài sản khác. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, đảm bảo được giá trị của đồng tiền, sẽ dễ thu hút nguồn tiền gửi vào NHTM, từ đó tiền gửi của khách hàng vào ngân hàng được bảo toàn, tạo được sự yên tâm về tâm lý cho khách hàng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hút được mọi nguồn vốn, mở ra tiềm năng và mở rộng phạm vi đầu tư, lĩnh vực kinh doanh cho NHTM. Ngược lại khi nền kinh tế phát triển không ổn định, sản xuất bị đình trệ, nhân công bị thất nghiệp, lạm phát gia tăng... Các doanh nghiệp gặp khó khăn và rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Các tầng lớp dân cư sẽ mất lòng tin vào giá trị của đồng tiền... sẽ dẫn tới mất an toàn và rủi ro cho đồng vốn kinh doanh của NHTM và khả năng huy động vốn của ngân hàng cũng bị thu hẹp. Khi đó người dân có xu hướng rút tiền đã gửi ở các NHTM hoặc là tiền có sẵn định gửi vào NHTM chuyển hướng đi mua tích trữ vàng, USD và các dạng tài sản khác.

- Sự ổn định và an toàn của hệ thống ngân hàng: cũng tác động rất lớn đến giao dịch nhận tiền gửi. Vốn là điều kiện tiên quyết trong hoạt động của ngân hàng, đồng thời là yếu tố tạo nên sức mạnh và khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường. Một ngân hàng có đủ vốn là yếu tố đầu tiên đảm bảo cho ngân hàng đó hoạt động an toàn. Một ngân hàng thường xuyên duy trì đầy đủ vốn, số vốn được bổ sung từ kết quả hoạt động ngày một cao hơn thì đó là biểu hiện của một ngân hàng ổn định lành mạnh và hoạt động hiệu quả. Chính sự ổn định an toàn của hệ thống ngân hàng, sẽ thu hút nhiều hơn lượng vốn huy động gửi vào, bởi khách hàng tin tưởng, đặt niềm tin vào hệ thống ngân hàng, yên tâm gửi tiền vào ngân

34

hàng. Số lượng tiền gửi huy động nhiều hay ít là phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng có hoạt động kinh doanh ổn định và an toàn hay không.

- Chính sách tiết kiệm trong nền kinh tế: Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ “Để tạo vốn cho đầu tư phát triển, giải pháp cơ bản và lâu

dài là làm ăn có hiệu quả, phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm kể cả trong chi tiêu của Nhà nước, trong sản xuất kinh doanh và trong tiêu dùng của dân cư”. Thực tế cho thấy, người dân có thu nhập càng cao thì lượng

tiền dành cho tiết kiệm có thể càng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập, mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiết yếu lúc này được thoả mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng tiền tiết kiệm có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng các dân cư. Họ có thể đem gửi ngân hàng, giữ tiền mặt, vàng, ngoại tệ hoặc mua các tài sản khác.

- Cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước: trong hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có hệ thống luật điều chỉnh thì hoạt động kinh doanh mới có thể an toàn, đồng thời các ngân hàng thương mại tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp cũng là một hình thức tạo niềm tin đối với khách hàng của mình, có vậy xã hội mới đi vào trật tự, kỷ cương. Hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng phải tuân theo sự điều hành của các chính sách tiền tệ do Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ban hành. Môi trường pháp lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động huy động vốn của NHTM. Có những bộ luật tác động trực tiếp đến hoạt động này như: Luật các TCTD, Luật Ngân hàng Nhà nước... Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của NHTM so với vốn tự có, quy định các hình thức huy động vốn bằng nhận tiền gửi, lãi suất huy động...Bên cạnh những bộ luật này, chính sách tiền tệ của quốc gia cũng ảnh hưởng rất lớn đến huy động vốn của các NHTM. Điều đó được thể hiện ở khía cạnh mục tiêu của chính sách tiền tệ như: kiểm soát lạm

35

phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm. Tuỳ thuộc vào việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ mà sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động huy động vốn là khác nhau. Chẳng hạn, khi lạm phát tăng, Nhà nước có chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì NHTM huy động vốn dễ dàng hơn. Hoặc khi Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất thì NHTM khó huy động vốn hơn vì người có tiền nhàn rỗi sẽ bỏ tiền vào sản xuất vì làm như vậy có lợi hơn gửi ngân hàng...

- Tâm lý thói quen tiêu dùng của người gửi tiền: tập quán tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM. Nếu ở những vùng dân cư quen sử dụng số tiền nhàn rỗi dưới hình thức cất trữ là chính thì việc huy động vốn của NHTM gặp khó khăn hơn. Chẳng hạn, vào thời kỳ vàng có giá trị, người ta dùng tiền nhàn rỗi để mua vàng cất trữ... còn khi người gửi tiền có nhu cầu hưởng lãi hoặc bảo quản tài sản thì họ gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và cơ hội huy động vốn của các NHTM tăng lên. Ngoài ra vào thời vụ tiêu dùng như Tết Nguyên Đán chẳng những tiền gửi tiết kiệm không tăng mà còn có thể giảm do dân chúng rút tiền để sắm Tết. Cho nên thời điểm thời vụ tiêu dùng cũng có ảnh hưởng lớn đến tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của một ngân hàng thương mại trong một thời gian nhất định. Vào thời vụ tiêu dùng thì nói chung tiền gửi tiết kiệm giảm xuống.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)