Bản chất pháp lý của hoạt động huy động vốn bằng hình thức

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 30)

nhận tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại

Hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại mang bản chất chính là hoạt động đi vay tiền của NHTM từ nền kinh tế, từ nhân dân. Đây là hoạt động đi vay tiền nhưng lại được gọi là hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi. Giải thích cho vấn đề này cần phân tích bản chất, nguồn gốc của hoạt động nhận tiền gửi. Ngân hàng thương mại nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch

28

vụ thanh toán là nội dung thường xuyên của hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ của các NHTM. Các hoạt động này nằm trong mối quan hệ liên hoàn, ràng buộc lẫn nhau, và có thể nói không thể tồn tại độc lập, cái này làm tiền đề cho cái kia tồn tại, nó là các giai đoạn của quá trình chu chuyển dòng tiền, tạo vốn và cấp vốn. Vì thế, khi nói đến hoạt động ngân hàng, người ta nói đến hai hoạt động quan trọng, nhận tiền gửi (đầu vào) và cho vay (đầu ra), cũng giống như đối với một doanh nghiệp mà hàng hóa của doanh nghiệp “ngân hàng” là “tiền”. Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, người ta vẫn đương nhiên hiểu, cấp tín dụng ở đây đồng nghĩa với hoạt động cho vay, hay nói cách khác bản chất pháp lí của hoạt động đó là một hợp đồng cho vay (cụ thể là hợp đồng cho vay tài sản theo Điều 471 Bộ luật Dân sự 2005 với đối tượng hợp đồng là tiền). Tuy nhiên, khi nói đến hoạt động nhận tiền gửi thì ít ai nghĩ đến bản chất pháp lí của hoạt động này là gì, nó thuộc loại nào trong các loại hình giao dịch, loại hình hợp đồng nào được quy định trong Bộ luật Dân sự.

Nguyên nhân của sự không rõ ràng này, khởi điểm có lẽ là do sự thay đổi về bản chất nội tại của quan hệ này qua quá trình phát triển kéo dài cùng với sự ra đời và thay đổi vai trò của các NHTM. Trong giai đoạn đầu, ngân hàng đơn thuần là nơi nhận và gìn giữ các tài sản có giá của khách hàng (trong đó có tiền, hay các hình thái đầu tiên của tiền như kim loại quý, vàng,…). Có thể nhận thấy, hình thái đầu tiên của hoạt động này là hợp đồng gửi giữ, tiền lúc này đối với ngân hàng cũng giống như các vật có giá không có khả năng chuyển đổi khác. Vì thế, “nhận tiền gửi” là một cách gọi đối với nghiệp vụ này của ngân hàng cũng giống như “nhận gửi các vật có giá khác”. Qua quá trình phát triển, các ngân hàng cũng nhận tiền gửi nhưng không có trách nhiệm hoàn trả đúng đồng tiền đặc định đã nhận, không thu phí giữ hộ tài sản mà ngân hàng còn phải trả lãi hoặc cung cấp các tiện ích cho khách hàng, đổi lại ngân hàng được quyền khai thác công dụng tài sản đang chiếm hữu, tức sử dụng tiền gửi. Có thể thấy bản chất

29

pháp lí của hoạt động này đã thay đổi nhưng theo thói quen người ta vẫn gọi nó với cái tên quen thuộc là “nhận tiền gửi”. Như vậy, việc nhận tiền gửi với nội dung trên không thuần túy là hoạt động gửi giữ tài sản như trong quá khứ. Vậy nó là gì? Thực chất, hoạt động nhận tiền gửi được thể hiện dưới hình thức pháp lý là một hợp đồng vay vốn mà trong đó khách hàng là chủ nợ, ngân hàng là con nợ.

Về cơ bản, hoạt động gửi giữ tài sản và hoạt động nhận tiền gửi đều thực hiện trên cơ sở hợp đồng, tức phát sinh trên thỏa thuận của hai bên chủ thể, và kèm theo đó là những quyền và nghĩa vụ tương ứng của hai bên. Còn sự khác nhau giữa hợp đồng gửi giữ tài sản và hợp đồng vay tài sản chính là sự khác nhau về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể và quan trọng nhất là hệ quả pháp lí của giao dịch.

+ Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, còn bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công [18, Điều 559].

+ Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định [18, Điều 471].

Như vậy, có thể nhận định việc gửi giữ tài sản chỉ là sự chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản từ bên gửi sang bên giữ, tài sản gửi giữ vẫn thuộc quyền sở hữu của bên gửi, bên giữ không tự có quyền sử dụng, định đoạt tài sản nhận giữ và sự chuyển giao trên nhằm đến nội dung bên giữ có trách nhiệm nhận tài sản để bảo quản và có nghĩa vụ trả lại chính tài sản ấy, được thu tiền công, tức phí giữ hộ tài sản, trừ khi có thoả thuận không thu phí. Đồng thời, việc vay tài sản không đặt ra vấn đề trách nhiệm hoàn trả đúng tài sản đặc định đã nhận mà bên vay chỉ phải trả tài sản cùng chủng loại,

30

cùng số lượng, chất lượng và có nghĩa vụ trả lãi theo thoả thuận (căn cứ vào định nghĩa được nêu trên). Trong thời hạn vay, bên vay là chủ sở hữu tài sản vay nên được khai thác công dụng của tài sản để sinh lợi, nghĩa là trong giao dịch vay tài sản bên cho vay đã có sự chuyển giao cả 3 quyền năng chủ sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) và ngay lập tức trở thành chủ nợ của bên vay

Ngày nay đối với các ngân hàng, tiền gửi chính là “nguồn sống” chính của các ngân hàng. Khi tiếp nhận tiền gửi, ngân hàng thương mại và khách hàng đã mặc nhiên thỏa thuận nội dung (thông qua hợp đồng), ngân hàng thương mại được tòan quyền sử dụng tiền gửi để đầu tư cho các mục đích kinh doanh hợp pháp của mình với điều kiện có hoàn trả phí theo phương thức thỏa thuận (lãi, dịch vụ khác,…), số dư trên tài khoản tiền gửi là khoản nợ phải trả của ngân hàng đối với khách hàng. Rõ ràng, đối với ngân hàng quyền sử dụng tiền gửi để đầu tư là một quyền năng của quyền sở hữu được xác lập theo hợp đồng nhận tiền gửi, hay nói cách khác, xuất phát từ hợp đồng nhận tiền gửi ngân hàng và khách hàng đã thoả thuận để chuyển giao, xác lập cho nhau quyền sở hữu (cho ngân hàng) và quyền chủ nợ (cho khách hàng). Thậm chí đối với trường hợp mở tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn, mặc dù khách hàng được quyền yêu cầu ngân hàng thực hiện thanh toán hoặc trả lại tiền tại bất kỳ thời điểm nào (mà không bị chế tài) thì điều đó cũng không phải là dấu hiệu để loại trừ quyền sở hữu của ngân hàng trong trường hợp này. Về tính chất, hành vi phát lệnh thanh toán hay rút tiền khỏi ngân hàng chẳng qua là việc chủ nợ đang thực hiện quyền thanh toán, quyền đòi nợ đã được dự liệu theo điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng mở tài khoản với ngân hàng, là sự xác lập lại quyền sở hữu cho mình và khi tất toán tài khoản thì quyền chủ nợ sẽ tự mất đi. Mặt khác, theo cơ cấu sử dụng tiền gửi của mình, ngân hàng luôn dự liệu nguồn hoàn trả thay thế và hơn nữa các quyền trên của khách hàng không phải là quyền đặc trưng, không

31

phải là thuộc tính riêng chỉ thuộc về quyền định đoạt của chủ sở hữu mà rõ ràng nó còn có thể thuộc về quyền của chủ nợ tuỳ theo loại hợp đồng gửi tiền đã xác lập.

Tuy nhiên, vấn đề chính quy định tính chất của quan hệ này chính là đối tượng của nó – tiền tệ, nó là vật cùng loại, và đóng vai trò đại diện cho giá trị được thiết lập bởi quyền lực nhà nước. Đồng tiền cụ thể là vật đặc định, song trong quan hệ gửi tiền, các bên trong quan hệ rõ ràng chỉ quan tâm đến giá trị của đồng tiền, số lượng tiền sẽ thu về, giá trị và tiện ích của dịch vụ được cung ứng, hay nói cách khác hành vi gửi tiền là sự lựa chọn về một phương thức đầu tư của khách hàng và họ phải chấp thuận đổi lấy nó bằng việc trao quyền sở hữu tiền gửi cho ngân hàng trong một thời hạn nhất định. Như vậy, việc ngân hàng thương mại mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng đã phản ánh rõ bản chất là hành vi vay tiền của ngân hàng với cam kết bảo toàn và có sinh lợi cho người gửi tiền. Khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, hợp đồng vay tài sản đã hình thành, quyền và nghĩa vụ pháp lý của 2 bên đã phát sinh, theo đó: ngân hàng thương mại đã tiếp nhận sự chuyển giao quyền sở hữu và trở thành chủ sở hữu đối với số tiền nhận gửi từ bên gửi (Điều 472 BLDS) nên có quyền định đoạt nguồn tiền huy động đó nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của mình và có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền (Điều 10 Luật các TCTD 2010) bằng việc bảo toàn tiền gửi và hoàn trả gốc, lãi theo thoả thuận, hoặc cung cấp các dịch vụ cam kết, nếu có (theo quy chế nhận tiền gửi mà ngân hàng thương mại đã công bố công khai và theo hợp đồng gửi tiền cụ thể); với khách hàng, họ có quyền của một chủ nợ (đòi nợ, yêu cầu thanh toán… theo loại hình tài khoản) do là chủ tài khoản gửi tiền, tức là chủ nợ của ngân hàng, và có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của ngân hàng đối với số tiền vốn đã kí thác cho ngân hàng.

32

Thứ nhất, về quyền sở hữu của ngân hàng đối với số tiền gửi: Khi hợp

đồng nhận tiền gửi là hợp đồng vay tiền – là một hợp đồng song vụ, thì hiển nhiên đã thừa nhận sự xác lập quyền sở hữu của ngân hàng đối với số tiền vay, kèm theo đó là xác lập quyền chủ nợ của người gửi tiền đối với ngân hàng và xác lập các nghĩa vụ đối ứng của mỗi bên trong quan hệ cho vay – vay, từ đó giúp định hình rõ ràng về các nhóm quyền và nghĩa vụ khác liên quan của mỗi chủ thể sẽ chi phối trong suốt thời gian duy trì hiệu lực của thoả thuận vay tiền (chẳng hạn: khi ngân hàng được giao quyền sở hữu thì đương nhiên có quyền định đoạt khoản tiền nhận gửi theo mục tiêu kinh doanh của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, có quyền từ chối yêu cầu đòi tiền bất hợp lý của khách hàng hoặc chấp nhận và buộc chịu chế tài theo hợp đồng….)

Thứ hai, về quyền chủ nợ của người gửi tiền: bản chất của hoạt động

huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi là hoạt động vay nợ, khách hàng là bên cho vay (chủ nợ) và ngân hàng thương mại là bên vay (con nợ). Khách hàng được nhận quyền chủ nợ với bằng chứng xác lập tư cách chủ nợ là chứng thư gửi tiền do ngân hàng phát hành (thẻ tiết kiệm, phiếu nhận nợ, sec…). Chứng thư gửi tiền được hiểu là bằng chứng xác định tư cách chủ nợ theo phạm vi số tiền gửi chứ không phải là việc xác định quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tiền gửi. Với tư cách là chủ nợ, khách hàng không có quyền can thiệp vào việc sử dụng đồng tiền đã gửi vào ngân hàng, nhưng có thể dùng quyền chủ nợ để tham gia giao dịch dân sự khác theo thể loại hợp đồng tiền gửi, được đòi nợ hoặc nhận tiện ích theo thỏa thuận với ngân hàng.

Một phần của tài liệu Pháp luật về huy động vốn bằng hình thức nhận tiền gửi của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)