Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của đà điểu là lượng vật chất con vật tích lũy được qua quá trình đồng hóa và dị hóa trong thời gian nuôi dưỡng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm, vì nó phản ánh sức sản xuất thịt của đà điểu.
Để đánh giá được khả năng sinh trưởng của đà điểu, người ta thường căn cứ vào khối lượng cơ thể qua từng tháng tuổi. Trong chăn nuôi, sinh trưởng tích lũy càng cao thì rút ngắn được thời gian chăn nuôi, đồng thời giảm được chi phí thức ăn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy: Khả năng sinh trưởng của đà điểu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của nó với môi trường.
Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích lũy được xác định bằng chỉ
34 Bảng 2.5. Sinh trưởng tích lũy của đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi (n = 20 con) (ĐVT: Kg) Giai đoạn (Tháng tuổi) Sinh trưởng tích lũy X ±mx Cv(%) ss 0,84 ± 0,02 0,08 1 5,53 ± 0,08 0,06 2 12,63 ± 0,08 0,03 3 21,00 ± 0,10 0,02 4 30,80 ± 0,13 0,02 5 44,03 ± 0,14 0,01 6 57,78 ± 0,25 0,02 Kết quả bảng 2.5 cho thấy, lúc 3 tháng tuổi khối lượng cơ thể đà điểu
đạt tới 21,00 kg. Kết quả này của chúng tôi cũng tương đương với kết quả
nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2003) [8] cho biết, khối lượng cơ thể
của các dòng đà điểu và con lai ở 3 tháng tuổi đạt từ 19,1- 21,6 kg.
Đến 6 tháng tuổi, khối lượng cơ thể đà điểu đạt 57,78 kg. Theo Angel (1995) [21], khối lượng đà điểu ở 1 tháng tuổi là 3,0kg và 2 tháng tuổi là 7kg, thấp hơn khá nhiều so với kết quả của chúng tôi.
Theo Horbanczuk (2002) [31] cho biết, khối lượng cơ thể của đà điểu thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng là chế độ dinh dưỡng, mùa vụ….
Kết quả trên một lần nữa được minh trứng qua đồ thị hình 2.1 đồ thị
35
Hình 2.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của đà điểu thí nghiệm
Qua đồ thị cho thấy, sinh trưởng tích lũy của đà điểu tăng liên tục từ sơ
sinh đến 6 tháng tuổi, độ dốc của đường biểu thị phản ánh tốc độ tăng khối lượng rất nhanh của đà điểu thí nghiệm.