Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của Đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 31)

* Ảnh hưởng của dòng giống (Yếu tố di truyền)

Theo tài liệu của Chambers J. R (1990) [23], có nhiều gen ảnh hưởng

đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể đà điểu. Có gen ảnh hưởng đến sự

phát triển chung, có gen ảnh hưởng đến sự phát triển nhiều chiều, có gen ảnh hưởng theo nhóm tính trạng, có gen ảnh hưởng tới một vài tính trạng riêng lẻ. Godfrey E. F và Joap R. G, (1952) [28], một số tác giả khác cho rằng các tính trạng số lượng này được quy định bởi 15 cặp gen, trong đó ít nhất có một gen về sinh trưởng liên kết giới tính (nằm trên nhiễm sắc thể X), vì vậy có sự sai khác về khối lượng cơ thể giữa con trống và con mái trong cùng một giống, con trống nặng hơn con mái 24 - 32 %.

Mỗi giống có một khả năng sinh trưởng nhất định, sự khác nhau về sinh trưởng đó là do bản chất di truyền quy định. Đặc điểm di truyền của giống và ngoại cảnh có tác động qua lại với nhau, nghĩa là cùng một kiểu gen nhưng ở

các môi trường khác nhau thì có sinh trưởng khác nhau. Cho nên việc cần thiết là phải tạo ra môi trường phù hợp với kiểu gen đó để phát huy tối đa tiềm năng di truyền của giống. Jaap và cs (1937) [32], đã phát hiện ra những sai khác trong cùng một giống về cường độ sinh trưởng.

22

Như vậy, các nhà nghiên cứu đã chứng minh sự khác biệt về sinh trưởng là do di truyền, mà cơ sở di truyền là do gen, có ít nhất một gen quy

định khả năng sinh trưởng liên kết với giới tính, cho nên con trống thường lớn hơn con mái. Điều này chứng tỏ di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm.

* Ảnh hưởng của môi trường.

Theo Đặng Quang Huy (2001) [1], điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của đà điểu thì đà điểu khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của đà điểu.

Chế độ chiếu sáng trong những ngày đầu tiên, ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tiêu tốn thức ăn và tình trạng sức khỏe. Ánh sáng và vận động phải phù hợp để kích thích đà điểu con ăn nhiều, tiêu hoá tốt, giảm bệnh tật, tăng trưởng nhanh.

Sinh trưởng của chúng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường và kỹ

thuật chăm sóc. Tốc độ sinh trưởng của gia cầm không đạt mức tối đa như giá trị giống của chúng nếu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nuôi dưỡng không phù hợp.

* Ảnh hưởng nhiệt độ môi trường.

Nhiệt độ là 1 yếu tố đặc biệt quan trọng trong chăn nuôi bởi vì các cơ

quan điều phối nhiệt của con non chưa phát triển. Là điều kiện cho các loại bệnh tật phát triển ảnh hưởng tới sinh trưởng của con vật.

* Ảnh hưởng của thời tiết khí hậu.

Thông thường khi nhiệt độ cao khả năng ăn của gia cầm giảm. Để khắc phục điều này đảm bảo khả năng sinh trưởng của đà điểu người ta đã sử dụng thức ăn cao năng lượng tất nhiên trên cơ sở cân bằng tỷ lệ ME/CP cũng như

axit amin/ME và tỷ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cũng cần phải cao hơn

để đảm bảo dinh dưỡng mà đà điểu tiếp nhận được không thấp hơn nhu cầu của chúng.

Theo Đặng Quang Huy (2001) [1], trong điều kiện khí hậu ở nước ta, tuỳ

23

và tỷ lệ ME/CP trong thức ăn và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp

để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi đà điểu nói riêng.

* Ảnh hưởng của nuôi dưỡng chăm sóc.

Theo Shanawany và cs (1999) [17], khả năng sinh trưởng của đà điểu bị ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Khẩu phần ăn đầy đủ

và cân đối các chất dinh dưỡng, chăm sóc quản lý chu đáo sẽ có tác dụng tăng khả năng sinh trưởng nâng cao năng suất chăn nuôi.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của đà

điểu. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ

giúp cho đà điểu phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả

năng sinh trưởng của đà điểu, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống.

* Ảnh hưởng các yếu tố khác.

Theo ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của đà

điểu. Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới đà điểu. Đặc biệt là NH3 do vi khuẩn phân huỷ

axit uric trong phân và chất độn chuồng, làm tổn thương đến hệ hô hấp của đà

điểu, tăng khả năng nhiễm bệnh Cầu Trùng, Newcastle, dẫn tới làm giảm khả

năng sinh trưởng của đà điểu.

Trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều như nước ta, độ thông thoáng trong chuồng có vai trò quan trọng trong việc giúp đà điểu có đủ O2, thải CO2 và các chất độc khác, nó giúp giảm ẩm độ chuồng nuôi, điều chỉnh nhiệt độ

chuồng nuôi, qua đó hạn chế bệnh tật. Nhiệt độ cao cần có tốc độ lưu thông khí khác nhau. Tốc độ lưu thông khí cao đối với đà điểu lớn và ngược lại. Với các điều kiện khí hậu khác nhau phải có sự điều chỉnh độ thông thoáng cho phù hợp.

Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi gà đạt hiệu quả cao. Mỗi giai đoạn sinh trưởng, mỗi phương thức nuôi đều có quy định mật độ nuôi nhất định. Nếu nuôi quá thưa thì lãng phí diện tích, nhưng nếu nuôi quá dày thì ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh trưởng của đà điểu. Bởi lẽ,

24

khi mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải NH3, CO2, H2S cao và quần thể vi sinh vật phát triển ảnh hưởng tới khả năng tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn đà điểu, đà điểu dễ bị cảm nhiễm bệnh tật, tỷ lệ đồng đều thấp, tỷ lệ chết cao, cuối cùng làm giảm hiệu quả trong chăn nuôi. Ngược lại, mật độ nuôi nhốt thấp thì chi phí chuồng trại cao. Do vậy, tuỳ theo mùa vụ, tuổi đà điểu và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thích hợp.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của Đà điểu từ mới nở - 6 tháng tuổi nuôi tại công ty TNHH Hoàng Giang, xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông - tỉnh Bắc Kạn. (Trang 31)