HỆ DUNG DỊCH ĐỂ KHẮC PHỤC SỰ CỐ
2.4.1. Những nguyên nhân chủ yếu gây ra kẹt bộ khoan cụ
- Sự kẹt dính vi sai: Khi cần khoan tiếp xúc với thành hệ có độ thấm cao. Bộ khoan cụ bị ép vào thành do áp suất của cột dung dịch lớn hơn áp suất thành hệ.
- Kẹt cơ học: Do những vật lạ rơi vào giếng.
- Kẹt dính do sự trương nở sét thành hệ: Khi dung dịch ức chế sét có chất lượng không tốt.
- Kẹt cần do hiện tượng tạo “lỗ khóa”.
- Kẹt do mùn khoan sa lắng nhiều ở xung quanh choòng và cần nặng. - Các thông số dung dịch và tốc độ bơm rửa không đủ để đưa mùn khoan lên.
2.4.1.1. Kẹt cần do chênh áp (kẹt dính vi sai)
Kẹt cần khoan do chênh áp là hiện tượng kẹt cần vào thành hệ do áp suất của dung dịch khoan gây ra trong lỗ khoan lớn hơn áp suất thành hệ. Điều này làm tăng độ thấm lọc và tạo ra lớp vỏ bùn dày. Khi ngưng tuần hoàn (để tiếp cần hay làm các công việc phụ trợ khác) cần khoan sẽ bị dính vào lớp vỏ bùn này và không thể quay được.
Kẹt cần do chênh áp có thể xảy ra ở bất kỳ độ sâu nào trong quá trình khoan nhưng thường xảy ra nhất trong trường hợp khoan sâu và dung dịch có khối lượng riêng lớn.
Hình 2.4: Kẹt cần do chênh áp.
Cách khắc phục:
- Pha vào dung dịch chất làm giảm độ thải nước CMC, chất bôi trơn, chất hoạt tính bề mặt và một số chất bột mịn như graphit, Canxi cacbonat…
- Dùng dung dịch gốc dầu.
- Luôn di chuyển bộ khoan cụ khi khoan bằng dung dịch nặng.
- Dùng cần nặng hình xoắn để giảm diện tích tiếp xúc giữa cần nặng và thành giếng khoan.
- Lắp thêm búa thủy lực trong bộ khoan cụ
2.4.1.2. Kẹt cần do vật lạ rơi vào giếng
Trong khi khoan, kéo thả cần khoan dễ xảy ra hiện tượng các vật lạ rơi vào trong
giếng. Có thể là một bộ phận nhỏ nào đó của bộ khoan cụ hay những vật ở trên miếng giếng rơi vào trong lòng giếng khoan dẫn đến kẹt cần khoan.
Để cứu kẹt trong trường hợp này người ta thường phải dạo cột cần khoan hoặc sử dụng các thiết bị chuyên dụng để lấy vật kẹt ra khỏi giếng như rỏ cứu kẹt, mettric, tarô. Trong trường hợp không thể lấy vật kẹt lên được người ta đổ cầu xi măng rồi tiến hành khoan qua cầu xi măng đó.
2.4.1.3. Kẹt dính do sự trương nở sét thành hệ
Khi khoan qua các tầng sét dễ trương nở, sự tiếp xúc giữa thành giếng và dung dịch khoan sẽ làm cho sét ở thành giếng dễ trương nở gây bó hẹp thành giếng như hình 2.5.
Hình 2.5: Kẹt dính cần khoan do trương nở sét.
Khi tiến hành nâng thả, các thiết bị như choòng khoan, bộ dụng cụ đáy, các đầu nối… sẽ bị kẹt tại những điểm mà đường kính thu hẹp. Sự trương nở của sét làm cho dung dịch khoan mất ổn định, mùn khoan bị lắng đọng gây ra kẹt bộ khoan cụ. Dung dịch khoan ức chế sự trương nở của sét phải có mặt của Na+, K+. Sau đây là các dung dịch khoan thường sử dụng:
- Bơm rửa giếng khoan bằng tampon độ nhớt cao, khoan zoa - Dung dịch ANCO 2000
- Dung dịch polyme ít sét - Hệ dung dịch KOH/K - Dung dịch gốc nước (SBM)
- Các hệ dung dịch của công ty MI như: Glydril, Sildril, Ultradril.
2.4.1.4. Hiện tượng lỗ khóa
Trong thi công các giếng khoan xiên, thân giếng khoan thường nghiêng một góc so với phương thẳng đứng, do đó cần khoan luôn có xu hướng áp sát vào thành giếng khoan ở những vị trí cong như hình 2.6. Nếu góc nghiêng càng lớn thì cần khoan càng bị ép chặt vào thành giếng. Khi đó cần khoan sẽ mài mòn thành lỗ khoan và hình thành một đoạn trong lỗ khoan (phần bị lệch) có đường kính bằng đường kính cần khoan
Khi kéo bộ khoan cụ lên để tiếp cần hay để thay choòng thì sẽ xảy ra hiện tượng kẹt, không kéo lên được do đường kính của bộ khoan cụ bên dưới đoạn kẹt lớn hơn đường kính lỗ khóa và bị mắc ở đó không qua được
Hình 2.6: Hiện tượng tạo lỗ khóa trong giếng khoan