7. Kết luận:
3.2.2 Nguyên nhân gây ra ngập lụt hiện nay
Ngập lụt do lũ thượng nguồn sông Mekong kết hợp với triều cường
Hầu hết các trận ngập sâu, trên diện rộng đều trùng với thời điểm lũ trên sông đạt lũ và triều cƣờng lớn nhất tháng IX, X, XI hàng năm. Trong những ngày ngập mƣa trên thành phố không phải là những trận mƣa lớn nhất trong năm. Một chhu kỳ triều trung bình 15 ngày trong dó có 1 kỳ triều cƣờng và 1 kỳ triều kém. Thời kỳ triều
23
cƣờng thƣờng xảy ra vào các ngày 1 và 15 tháng âm lịch ( hoặc trƣớc sau 1 hoặc vài ngày); và kỳ triều kém vào các ngày 7 và 23 thang âm lịch (hoặc trƣớc hay sau 1 hoặc vài ngày). Nhƣ vậy trong một thán xuất hiện 2 lần ngập úng tại Thành phố Cần Thơ ở những nơi có địa hình đất thâp và chƣa có bờ bao. Thời kỳ triều cƣờng trùng với thời kỳ lũ rút vào tháng XI, thậm chí tháng XII nên mặc dù mực nƣớc trên các con sông giảm dần nhƣng vẫn xảy ra tình trạng ngập úng, nhất là vào những năm lũ rut muộn.
Do mưa cường suất lớn, kéo dài, tổng lượng mưa trận lớn
Theo các tài liệu thống kê thì đặc điểm mƣa của Thành phố Cần Thơ thƣờng là các mƣa trận, trận mƣa kéo dài từ 30 phút đến 120 phút, có rất ít trận mƣa kéo dai tới 3 giờ. Lƣợng mƣa khoảng 40-70 mm. Vào những tháng mƣa nhƣ tháng IX, X, XI thì các cơn mƣa rào cũng làm cho các hẽm ngõ hkoong có hệ thống cống thoát, hoặc có những cống bị nghẹt không tiêu thoát đƣợc, nƣớc dềnh lên cao gây khó khăn trong giao thông và sinh hoạt cho ngƣời dân. Khi mƣa đã kết thúc từ 2-3 giờ đồng hồ nhƣng vẫn bị ngập. Kết quả điều tra ngập tại Thành phố Cần Thơ năm 2009 nhƣ sau:
24
Bảng 3.2: Thống kê các nguyên nhân ngập và tỉ lệ ngập
Nguồn: Báo cáo tổng hợp Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng Thành phố Cần Thơ, 2011
Ngập do thiếu hệ thống tiêu thoát nước
Hệ thống tiêu thoát nƣớc Thành phố Cần Thơ chƣa hoàn thiện và còn rất nhiều hạn chế: thành phố tuy mới phát triển nhƣng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau , tầm nhìn và vốn đầu tƣ khác nhau nên hệ thông tiêu thoát nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thoát nƣớc. Thêm vào đó các hệ thống tiêu thoát nƣớc đã cũ kỹ, hƣ hỏng , không đƣợc duy tu, bảo dƣỡng thƣờng xuyên, chho nên khi mƣa gây ra tình trang ngập úng ở một số khu vực của thành phố.
Hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh
Thành phố Cần Thơ đƣợc xây dựng trên địa hình khá phẳng, và bị chia cắt thành từng ô bởi kênh rạch khá dày đặc. Đó cũng là điểm thuận lợi cho việc tiêu thoát nƣớc nhƣng hệ thống kênh rạch này làm cho việc dẫn nƣớc lũ vô sâu dễ dàng. Một trong những giải pháp chống ngập hiện tại của Thành phố Cần Thơ là đắp đê bao hai bên bờ kênh và tôn nền xây dựng và các kênh rạch phải đƣợc nạo vét thƣờng xuyên để không co vật cản để làm ảnh hƣởng đến chế độ của dòng chảy ( nhà cửa, rác thải, san lấp kênh rạch). Tuy nhiên do ý thức của ngƣời dân chƣa cao nên ngƣời dân thƣờng có những hành vi không đúng nhƣ xả rác xuống đƣờng, các kênh rạch, đƣờng tiêu thoát nƣớc bừa bãi, xây dựng nhà chiếm lấn các kênh rạch, các công tiêu thoat nƣớc làm ảnh hƣởng đến việc tiêu thoát nƣớc gặp nhiều khó khăn hơn. Theo kết quả của cuộc khảo sát địa hình năm 2009, hầu hết các cao trình đê bao kênh rạch chƣa đáp ứng cao trình
TT Quận Yếu tố gây ngập Điểm
ngập Tỉ lệ I Ninh Kiều Mƣa 12 20% Mƣa + triều cƣờng 38 62% Mƣa + triều cƣờng + lũ 11 18% II Bình Thủy Mƣa 5 29% Mƣa + triều cƣờng 8 47% Mƣa + triều cƣờng + lũ 4 24% III Cái Răng Mƣa 2 13% Mƣa + triều cƣờng + lũ 13 87% Tổng Mƣa 18 20% Mƣa + triều cƣờng 46 49% Mƣa + triều cƣờng + lũ 29 31%
25
chống lũ, dòng chảy trên một số keeh rạch bị cản trở bởi việc xây dựng nhà ven sông, xả rác vào các lòng kênh... và một số kênh bị sang lấp làm đất xây dựng.
Quá trình xây dựng đô thị, cải tạo đô thị
Do quá trình đô thị hóa đã làm giảm sự điều tiết tự nhiên của bề mặt lƣu vực, san lấp làm giảm các khu trữ nƣớc tự nhiên. Ở khu vực nội thành, phần lớn bề mặt đất bị bê tông hoá, nhựa hoá, xây dựng nhà, công xƣởng, do vậy, khi mƣa xuống, hầu nhƣ toàn bộ lƣợng nƣớc mƣa đều tập trung thành dòng chảy mặt, không thể thấm xuống đất hoặc trữ lại để giảm bớt lƣợng dòng chảy tập trung. Thêm vào đó, khả năng tiêu thoát hạn chế của hệ thống tiêu thoát nƣớc nên hiện tƣợng ngập úng dễ dàng xảy ra. Ngoài ra, một số công trình đang trong quá trình xây dựng do không có những biện pháp dẫn dòng thi công tốt dẫn đến sự ngăn chặn dòng chảy gây ngập cục bộ xung quanh khu vực thi công.
Địa hình của thành phố Cần Thơ
Một lý do lũ lụt tại Cần Thơ là địa hình thấp của thành phố, với chiều cao trung bình so với mực nƣớc biển, dao động 1-1,5 m. Trong thực tế, nhiều nơi có địa hình dƣới 1m so với mực nƣớc biển và khả năng chảy ra sông còn hạn chế. Lƣợng mƣa trung bình trong thành phố là không lớn đáng kể (1640mm/ năm) so với tiêu chuẩn Việt Nam, nhƣng là dễ bị tập trung vào các sự kiện lớn (nhƣng có xu hƣớng tập trung vào những mùa lớn). Lƣợng mƣa từ 50 đến 100mm/ngày, kết hợp với thủy triều cao, thƣờng gây ra lũ lụt ở Cần Thơ.
Các con kênh cắt ngang thành phố đóng vai trò quan trọng, nhƣ là chỗ thoát ra cho hệ thống thoát nƣớc. Nhà ở tƣ nhân thƣờng xây dựng, cản trở các kênh thoát nƣớc và làm xấu đi khả năng thoát nƣớc của hệ thống. Kinh phí nạo vét định kỳ cho các kênh rạch bị hạn chế, vì vậy lắng đọng cũng là một vấn đề nghiêm trọng. Trong trƣờng hợp mƣa lớn kết hợp với thủy triều cao, mực nƣớc trong các kênh mƣơng thƣờng tăng cao hơn trong các đƣờng ống thoát nƣớc, quá tải và gây chảy ngƣợc. Đây là lý do chính cho tình trạng ngập úng tại các khu gần sông, kênh mƣơng.