Công tác quản lý tại chùa, địa phương

Một phần của tài liệu khảo sát biến động số lượng dơi quạ (pteropus lylei) tại chùa dơi (mahatup) sóc trăng (Trang 51)

Trong việc thực hiện, ban quản lý, ban trị sự chùa đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể cùng địa phương trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân phải có ý thức giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại điểm tham quan, du lịch, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa và đa số người dân đồng tình ủng hộ và thực hiện. Phường có bố trí 02 lực lượng dân quân tự vệ trực xuyên suốt tại chùa.

Dự án nâng cao nhận thức cộng đồng bảo vệ Dơi và Văn Hóa Khmer Nam Bộ đã chính thức khởi động vào ngày 19 tháng 10 năm 2013 tại khuôn viên Chùa Dơi, Phường 3, Tp Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long (MDI), Đại học Cần Thơ và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Sóc Trăng. Dự án có bốn hoạt động chính bao gồm: hoạt động dọn dẹp khuôn viên Chùa và lắp đặt các thùng rác, tổ chức chơi các trò chơi với các em học sinh tiểu học nhằm giáo dục các em về tầm quan trọng của Dơi trong môi trường, nghiên cứu nhỏ nhắm đánh giá thực trạng kinh tế- xã hội- môi trường tại địa phương và hội thảo báo cáo kết quả cuối dự án nhằm xây dựng chương trình bảo tồn Dơi tại tỉnh Sóc Trăng và các vùng lân cận ĐBSCL. Mục tiêu của dự án chủ yếu hướng vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng, mang hình ảnh loài Dơi và môi trường sinh thái tại Khuôn Viên Chùa đến tất cả mọi người để từ đó cộng đồng sẽ hiểu thêm vai trò quan trọng của Dơi trong môi trường, từ đó việc săn bắt, bán và ăn thịt sẽ được cải thiện.

Hình 4.14: Các em học sinh và các chiến sỹ cùng tham gia Lễ Khởi động dự án

Qua đó cho thấy các cơ quan, ban ngành, đoàn thể rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát triển đàn dơi tại chùa.

Một phần của tài liệu khảo sát biến động số lượng dơi quạ (pteropus lylei) tại chùa dơi (mahatup) sóc trăng (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)