HIỆN TRẠNG ĐÀN DƠI TẠI CHÙA

Một phần của tài liệu khảo sát biến động số lượng dơi quạ (pteropus lylei) tại chùa dơi (mahatup) sóc trăng (Trang 38)

4.2.1. Đánh giá số lượng dơi tại chùa

Qua kết quả khảo sát cho thấy 100% người được phỏng vấn đều cho rằng số lượng dơi đã giảm nhiều so với trước kia. Trong đó có 80% người được phỏng vấn cho rằng số lượng dơi đã giảm mạnh; 20% cho rằng số lượng dơi đã giảm. Phù hợp với nhận định từ Thượng Tọa Lâm Tú Linh, số lượng dơi đã giảm nghiêm trọng trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Hình 4.3: Tỷ lệ (%) đánh giá về số lượng dơi của người được phỏng vấn

4.2.2. Số lượng dơi thay đổi theo mùa

Qua khảo sát có 19 hộ dân được phỏng vấn cho rằng dơi tập trung về chùa trong mùa mưa nhiều hơn mùa khô, chiếm tỷ lệ 63,3%, cao hơn tỷ lệ ý kiến cho rằng số lượng dơi không thay đổi chiếm 36,7%. Kết quả này phù hợp với ý kiến ghi nhận từ Thượng Tọa Lâm Tú Linh như mùa mưa thời tiết dễ chịu hơn, cây trái phát triển và cũng là mùa sinh sản nên dơi thường tập trung về chùa trong mùa mưa nhiều hơn mùa khô. Tuy nhiên đối với số hộ còn lại trong 30 hộ phỏng vấn thực sự chưa biết và chưa quan tâm đến số lượng dơi cư trú tại chùa theo mùa, vì thế cần nâng cao nhận thức của người dân về sự tồn tại của đàn dơi, hiểu được việc duy trì và phát triển số lượng dơi là rất quan trọng tại chùa.

80% 20%

Hình 4.4: Tỷ lệ (%) thông tin số lượng dơi thay đổi theo mùa của người được phỏng vấn

4.2.3 Mùa sinh sản của dơi

Theo kết quả ghi nhân từ Thượng Tọa Lâm Tú Linh, mỗi năm dơi chỉ sinh một lần, dơi sinh sản vào đầu tháng năm dương lịch, đây cũng là thời điểm bắt đầu mùa mưa, thời tiết có phần dễ chịu hơn, cây trái phát triển, dơi có nguồn thức ăn nhiều nên đây cũng là lúc dơi tập trung về chùa nhiều. Trong mùa sinh sản, dơi con mới sinh sẽ được dơi mẹ mang theo khi đi kiếm ăn, những cơn lớn hơn thì ở lại vườn tập bay, khi đã trưởng thành sẽ tự đi kiếm ăn.

4.2.4. Ảnh hưởng của đàn dơi đối với năng suất cây trồng

Qua kết quả khảo sát cho thấy có 10 trong số 30 hộ dân được phỏng vấn cho biết có dơi đến ăn trái cây trong vườn nhà, chiếm tỷ lệ 33,3%, còn số hộ dân cho biết dơi không có đến ăn trái cây trong vườn là 20 người, chiếm tỷ lệ 67,7%.

Trong số 10 hộ dân có dơi dơi đến ăn trái cây trong vườn thì có đến 9 hộ cho rằng dơi ăn ảnh hưởng rất ít đến năng suất cây trồng, chỉ có 1 hộ dân cho biết dơi ăn ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng.

Theo các ghi nhận từ người dân thì thức ăn của dơi là các loại trái cây, dơi thường ăn các loại trái chín như nhãn, xoài, chuối, vú sữa.

Những hộ dân cho rằng dơi không có ăn trái cây trong vườn họ có thể là do họ nhằm tưởng dơi chỉ ăn muỗi hay côn trùng nên cho rằng là do loài vật khác ăn hay do dơi có tập tính đi ăn theo bầy đàn nên số lượng đàn dơi phân bố không nhiều ở khu vực này. Có sự ảnh hưởng đối với năng suất cây trồng khác nhau ở các hộ dân vì dơi chỉ tập trung ăn những loại trái cây chúng thích nên chúng sẽ ăn ở một số khu vườn nhất định gây ảnh hưởng lớn đến năng suất.

63,3% 36,7%

Có thay đổi theo mùa, mưa mưa nhiều hơn mùa khô Không thay đổi

Bảng 4.2: Ảnh hưởng của đàn dơi đối với năng suất cây trồng của người dân

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)

Dơi đến ăn trái cây trong vườn

Có 10 33,3

Không 20 67,7

Ảnh hưởng năng suất

Nhiều 1 3,3

Rất ít 9 30

Không ảnh hưởng 20 67,7

4.2.5. Nơi cư trú của đàn dơi trong chùa

Qua phỏng vấn Thượng Tọa Lâm Tú Linh được biết, dơi đi ăn vào ban đêm, đều đặn giữa các ngày cứ khoảng 5h chiều là đàn dơi ríu rít gọi nhau, lượn qua lượn lại trên các ngọn cây, khu vực chùa rồi đến khoảng 18h30 – 19h chúng bay đi kiếm ăn, chúng đi ăn rất xa, khắp các miệt vườn dọc sông Tiền, sông Hậu. Đến 4h sáng thì đàn dơi quay lại, bám trên các cành cây trong vườn chùa để ngủ.

Qua quan sát và nghi nhận từ ý kiến của Thượng Tọa Lâm Tú Linh, hiện nay trong vườn có các loại cây như dầu, sao, điệp,… nhưng chủ yếu là cây dầu, chiều cao các cây trong vườn từ 13m – 15m. Trong khu vườn rộng trên 3ha, số lượng cây trong vườn có thể lên đến 700 – 800 cây nhưng dơi chỉ cư ngụ trên vài chục cây ít ỏi trên một khu vực khoảng 2000m2 – gần chùa, nơi nghỉ của nhà sư.

Dơi thường treo mình ngủ trên các cành cây trong vườn chùa theo kiểu treo dốc đầu ở độ cao từ 12m – 15m.

Hình 4.6: Dơi ngủ treo mình trên cành cây

4.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến đàn dơi

Qua kết quả phỏng vấn và quan sát thực tế cho thấy, điều kiện sống của đàn dơi trong chùa cũng chưa thực sự tốt. Theo ý kiến của người dân, các yêu tố ảnh hưởng đến đàn dơi gồm: ồn ào; không gian quanh chùa được dùng để phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh.

Hình 4.7: Tỷ lệ (%) các yếu tố ảnh hưởng đến đàn dơi của người được phỏng vấn

0 10 20 30 40 50 60 70 Không trả lời

Ồn ào Không gian xung quanh chùa được

dùng để phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh

3.3 70 36.7 Đăc điểm (%) ) %)

Theo như hình 4.7, 70% người dân được phỏng vấn có ý kiến ồn ào cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến đàn dơi. Dưới khu vực dơi cư ngụ là lối đi cho du khách tham quan khung cảnh độc đáo đàn dơi treo mình trên các cành cây, một nét đẹp chỉ có ở chùa Dơi (chùa Mahatup). Theo thông tin cung cấp từ Thượng Tọa Lâm Tú Linh, khi có du khách tham quan ít nhiều cũng ảnh hưởng đến đàn dơi, sự ồn ào của du khách cũng như một số du khách có hành vi chọc phá đàn dơi, dùng đá, cây khô ném vào đàn dơi.

Hình 4.8: Lối đi cho du khách xem dơi

Theo như kết quả phỏng vấn (hình 4.7) 36,7% người dân được phỏng vấn cho rằng không gian quanh chùa được dùng để phục vụ xây dựng, sản xuất, kinh doanh cũng ảnh hưởng nhiều đến đàn dơi.

Kết hợp với quan sát thực tế thấy được, dơi còn bị ảnh hưởng bởi hoạt động đốt rác, lá cây trong khuôn viên chùa. Khói bụi sinh ra tác động trực tiếp lên đàn dơi đang trú ngụ phía trên.

4.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỐ LƯỢNG DƠI

Bảng 4.3: So sánh số lần đếm dơi trong ngày rằm (al) và ba mươi (al)

Nhóm Lần đếm

Nhóm cây Cây có dơi

đậu nhiều đậu vừa phải Cây có dơi Cây có dơi đậu ít

Rằm Lần 1 74,3a±7,57 55,07a ±8,61 23,5a ±3,47 Lần 2 75a ±7,69 55,47a ±8,11 23,5a ±3,47 Lần 3 74,8a ±7,33 55,47a ±8,4 23,5a ±3,47 Ba mươi Lần 1 84,4a ±5,15 74,53a ±8,83 21,7a ±3,74 Lần 2 84,1a ±4,72 75,33a ±8,82 21,7a ±3,74 Lần 3 83,9a ±4,86 74,73a ±8,81 21,7a ±3,74

Qua bảng 4.3 cho thấy trung bình số lượng dơi đếm được trong những lần đếm khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05), số lượng dơi khảo sát trong những ngày ba mươi (al) dường như nhiều hơn trong những ngày rằm (al), có thể thấy rằng 3 lần đếm số lượng dơi trên những cây xác định trước là đáng tin cậy, có thể làm cơ sở để phỏng đoán toàn bộ số lượng dơi trong chùa.

Bảng 4.4: So sánh số lượng dơi đếm được trong 5 ngày đếm dịp rằm (al) và ba mươi (al) Nhóm ngày Ngày đếm Nhóm cây Cây có dơi đậu nhiều Cây có dơi đậu vừa phải

Cây có dơi đậu ít Nhóm 5 ngày rằm (al) Ngày 1 70a ±3,69 53,33a ±7,29 21,5a ±2,74 Ngày 2 71b ±5,22 52,56b ±6,54 22a ±4,39 Ngày 3 73,83c ±8,98 53,33c ±9,81 26,5a ±0,55 Ngày 4 75,5d ±6,8 54,22d ±3,42 24,5a ±2,74 Ngày 5 83,17e ±2,93 65,22e ±4,71 23a ±3,29 Nhóm 5 ngày ba mươi (al) Ngày 1 84,83a ±3,37 76,67a ±7,81 21,5a ±1,64 Ngày 2 87,5a ±5,36 79,22b ±7 22,5b ±3,83 Ngày 3 84,83a ±3,19 80c ±11,79 25c ±0 Ngày 4 82a ±4,78 70,56d ±4,28 20,5d ±3,83 Ngày 5 81,5a ±5,4 67,89e ±3,41 19e ±4,38

Trong cùng một cột, ký hiệu các chữ cái khác nhau biểu hiện sự khác biệt có ý nghĩa ở mức P=0,05.

Qua bảng 4.4 cho thấy:

− Trung bình số lượng dơi đếm được trong nhóm ngày dịp rằm (al) ở nhóm cây dơi đậu nhiều và nhóm cây dơi đậu vừa phải là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05); trái lại nhóm cây có dơi đậu ít là khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

− Trung bình số lượng dơi đếm được trong nhóm ngày dịp ba mươi (al) ở nhóm cây dơi đậu nhiều là khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05); nhóm cây dơi đậu vừa phải và nhóm cây có dơi đậu ít là khác nhau có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Đây là cơ sở để xác định sự khác biệt về số lượng của dơi theo chu kỳ tháng âm lịch trong năm liên quan đến yếu tố khí hậu và thủy văn (trăng rằm, lưỡi liềm hay không trăng).

Số dơi ở các ngày đếm là khác nhau có ý nghĩa thống kê có nghĩa là số lượng dơi biến động rất nhiều qua các ngày đếm, vì thế để xác định số lượng dơi chính xác trong mùa hoặc trong năm thì cần phải tăng số ngày đếm dơi lên hơn mức 5 ngày trong mỗi lần khảo sát.

Bảng 4.5: So sánh số lượng dơi đếm được trong ngày rằm (al) và ba mươi (al)

Nhóm Số dơi đếm được

Rằm 362,4±25,74

Ba mươi 436,27±22,91

Qua bảng 4.5 cho thấy trung bình số lượng dơi đếm được trên những cây khảo sát trong những ngày ba mươi (al) nhiều hơn trong những ngày rằm (al). Sự khác biệt số lượng này thể hiện rõ vào những ngày đếm nhóm cây dơi đậu vừa phải và nhóm cây có dơi đậu ít vào dịp rằm và ba mươi (bảng 4.4).

Bảng 4.6: Cây có dơi đậu trong vườn chùa

Nhóm cây Số cây

Cây có dơi đậu nhiều 7

Cây có dơi đậu vừa phải 7

Cây có dơi đậu ít 15

Bảng 4.7: Tổng số dơi trong vườn chùa

Nhóm

Trung bình số lượng dơi khảo sát được theo

từng nhóm cây

Số lượng dơi đậu trong vườn chùa theo từng nhóm cây Tổng số dơi trong vườn chùa a b c d e f g Cây có dơi đậu nhiều Cây có dơi đậu vừa phải

Cây có dơi đậu ít

Cây có dơi đậu nhiều

Cây có dơi đậu vừa phải

Cây có dơi đậu ít

Rằm (al) 74,7 53,33 23,5 522,9 387,33 352,5 1262,73

Ba mươi

(al) 84,13 74,86 21,7 588,93 524,07 325,5 1438,5

− Số lượng dơi đậu trong vườn chùa theo từng nhóm cây = Trung bình số lượng dơi khảo sát được theo từng nhóm cây x Số cây của từng nhóm cây.

Số dơi đậu trong vườn chùa theo từng nhóm cây: − Cây có dơi đậu nhiều: d = a x 7

− Cây có dơi đậu trung bình: e = b x 7 − Cây có dơi đậu ít: f = c x 15

− Tổng số dơi trong vườn chùa = tổng số lượng dơi đậu trong vườn chùa theo từng nhóm cây. Tổng số dơi trong vườn chùa: g = d + e + f

Qua bảng 4.7 cho thấy tổng số lượng dơi trong những ngày rằm (al) là dao động khoảng 1263 con (± 25,74), thời gian khảo sát từ 20/10/2013 (16/09/2013 al) đến 24/10/2013 (20/09/2013 al), trong những ngày ba mươi (al) dao động khoảng 1439 con (± 22,91), thời gian khảo sát từ 02/11/2013 (29/09/2013 al) đến 06/11/2013 (04/10/2013 al).

Sự khác nhau giữa rằm (al) và ba mươi (al) là con trăng sáng và tối trời có thể ảnh hưởng đến tập tính sinh học đi ăn của dơi, có thể là do khoảng cách đi ăn của dơi khác nhau vào 2 thời điểm này. Tuy nhiên có thể có kết luận rõ hơn khi có nghiên cứu tiếp theo về số lượng dơi vào tất cả các tháng âm lịch trong năm và có kết quả tương tự như nghiên cứu này.

4.4. NGUYÊN NHÂN SỐ LƯỢNG DƠI SUY GIẢM

Qua kết quả khảo sát, các nguyên nhân được các hộ dân cho là ảnh hưởng đến sự suy giảm nghiêm trọng số lượng dơi được nêu trong hình 4.11:

Hình 4.10: Tỷ lệ (%) nguyên nhân gây suy giảm số lượng dơi của người được phỏng vấn

Như kết quả khảo sát người dân thì có 4 nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm số lượng ở đàn dơi trong chùa gồm: bị săn bắt quá mức với 76,7% người dân được phỏng vấn đưa ra; cháy chùa với 56,7%; ồn ào từ khu du lịch, nhà hàng, xe cộ với 26,7%; môi trường sống thay đổi (ô nhiễm, ồn ào từ du khách,…) với 20%.

0 20 40 60 80

Cháy chùa Bị săn bắt quá mức Môi trường sống thay đổi (ô nhiễm, ồn

ào từ du khách,…) Ồn ào từ khu du lịch, nhà hàng, xe cộ 56,7 76,7 20 26,7 Nguy ên nhân (%)

Nguyên nhân bị săn bắt quá mức

Theo Thượng Tọa Lâm Tú Linh và kết quả khảo sát (hình 4.12) cho thấy nguyên nhân chính làm cho dơi suy giảm số lượng nghiêm trọng là do nhiều người săn bắt bán cho các quán xá, nhà hàng chế biến làm món ăn. Cách đây vài năm, cơ quan chức năng Sóc Trăng đã bắt giữ các vụ buôn bán dơi và bẫy dơi quạ ban đêm. Một số dơi quạ bị bắt giữ được thả về lại chùa. Cùng với các giải pháp vận động, tuyên truyền tình trạng săn bắt dơi quạ ở Sóc Trăng tạm lắng. Nhưng do đặc tính di chuyển xa để tìm thức ăn (di chuyển từ 60 – 100km), nên người dân địa phương ở các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Bạc Liêu… cũng săn dơi quạ bán cho các quán nhậu, nhà hàng. Cách săn bắt phổ biến hiện nay là dựng 3 cây tre (cao khoảng 10m/cây) giăng lưới hình tam giác gần các vườn cây ăn trái, là dơi quạ sa lưới.

Nhà chùa kêu cứu nhiều quá, các cơ quan chức năng vào cuộc, cấm các nhà hàng, quán nhậu kinh doanh món thịt dơi. Nhưng nếu họ cứ hoạt động lén lút thì cũng chịu. Mà cấm ở Sóc Trăng, thì các quán nhậu thịt dơi ở Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh lại mọc lên nhan nhản. Cứ đà này, chẳng mấy chốc đàn dơi sẽ biến mất và cả ngôi chùa nổi tiếng, độc đáo nhất cả nước này cũng sẽ bị quên lãng.

Lúc trước, khi đàn dơi còn đông, không chỉ người dân ở khu vực chùa, người dân trong tỉnh Sóc Trăng bắt dơi mà còn một số người ở các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Bạc Liêu đến bắt dơi làm số lượng dơi bị suy giảm nghiêm trọng. Một số người dân thiếu ý thức bắt dơi trong lúc chúng đi ăn đêm, thậm chí là lẻn bắn những chú dơi khi chúng về trú mỗi ngày ở một số cây cổ thụ sát tường rào chùa. Sau này khi nạn săn bắt dơi đến mức báo động, luật cấm săn bắt dơi được cán bộ địa phương phổ biến rộng rãi, người dân cũng đã hiểu được sự tồn tại của đàn dơi có ý nghĩa rất lớn, là niềm tự hào của người dân Sóc Trăng nên được người dân địa phương thực hiện rất tốt, có ý thức bảo tồn đàn dơi nhưng do đàn dơi đi ăn xa, qua các tỉnh lân cận nên nạn săn bắt dơi vẫn diễn ra và số lượng dơi vẫn tiếp tục suy giảm không có dấu hiệu dừng lại.

Nguyên nhân cháy chùa

Qua kết quả khảo sát (hình 4.12), cháy chùa cũng là nguyên nhân làm cho số lượng dơi suy giảm, chiếm tỷ lệ 56,7% người được phỏng vấn. Cháy chùa xảy ra vào khoảng hơn 3h sáng ngày 15/08/2007, phải hơn 2 giờ sau thì đám cháy mới được dập tắt. Lúc xảy ra cháy cũng là lúc đàn dơi đi ăn trở về chùa, có thể đàn dơi hoảng sợ trước đám cháy lớn cùng với khói bụi đã khiến đàn dơi di tản khá nhiều. Sau khi ngôi chánh điện được xây dựng lại, đàn dơi lần lượt kéo về và vẫn chọn ngôi chùa là nơi cư ngụ của chúng, nhưng số lượng thì không thể nhiều bằng lúc chùa chưa bị cháy.

Nguyên nhân ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông, hoạt động của nhà hàng, khu

du lịch trước cổng chùa

Qua quan sát và kết quả phỏng vấn (hình 4.12), ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông, hoạt động của nhà hàng, khu du lịch trước cỗng chùa là nguyên nhân ảnh hưởng đến đàn

Một phần của tài liệu khảo sát biến động số lượng dơi quạ (pteropus lylei) tại chùa dơi (mahatup) sóc trăng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)