NGUYÊN NHÂN SỐ LƯỢNG DƠI SUY GIẢM

Một phần của tài liệu khảo sát biến động số lượng dơi quạ (pteropus lylei) tại chùa dơi (mahatup) sóc trăng (Trang 47)

Qua kết quả khảo sát, các nguyên nhân được các hộ dân cho là ảnh hưởng đến sự suy giảm nghiêm trọng số lượng dơi được nêu trong hình 4.11:

Hình 4.10: Tỷ lệ (%) nguyên nhân gây suy giảm số lượng dơi của người được phỏng vấn

Như kết quả khảo sát người dân thì có 4 nguyên nhân chính gây nên sự suy giảm số lượng ở đàn dơi trong chùa gồm: bị săn bắt quá mức với 76,7% người dân được phỏng vấn đưa ra; cháy chùa với 56,7%; ồn ào từ khu du lịch, nhà hàng, xe cộ với 26,7%; môi trường sống thay đổi (ô nhiễm, ồn ào từ du khách,…) với 20%.

0 20 40 60 80

Cháy chùa Bị săn bắt quá mức Môi trường sống thay đổi (ô nhiễm, ồn

ào từ du khách,…) Ồn ào từ khu du lịch, nhà hàng, xe cộ 56,7 76,7 20 26,7 Nguy ên nhân (%)

Nguyên nhân bị săn bắt quá mức

Theo Thượng Tọa Lâm Tú Linh và kết quả khảo sát (hình 4.12) cho thấy nguyên nhân chính làm cho dơi suy giảm số lượng nghiêm trọng là do nhiều người săn bắt bán cho các quán xá, nhà hàng chế biến làm món ăn. Cách đây vài năm, cơ quan chức năng Sóc Trăng đã bắt giữ các vụ buôn bán dơi và bẫy dơi quạ ban đêm. Một số dơi quạ bị bắt giữ được thả về lại chùa. Cùng với các giải pháp vận động, tuyên truyền tình trạng săn bắt dơi quạ ở Sóc Trăng tạm lắng. Nhưng do đặc tính di chuyển xa để tìm thức ăn (di chuyển từ 60 – 100km), nên người dân địa phương ở các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Bạc Liêu… cũng săn dơi quạ bán cho các quán nhậu, nhà hàng. Cách săn bắt phổ biến hiện nay là dựng 3 cây tre (cao khoảng 10m/cây) giăng lưới hình tam giác gần các vườn cây ăn trái, là dơi quạ sa lưới.

Nhà chùa kêu cứu nhiều quá, các cơ quan chức năng vào cuộc, cấm các nhà hàng, quán nhậu kinh doanh món thịt dơi. Nhưng nếu họ cứ hoạt động lén lút thì cũng chịu. Mà cấm ở Sóc Trăng, thì các quán nhậu thịt dơi ở Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh lại mọc lên nhan nhản. Cứ đà này, chẳng mấy chốc đàn dơi sẽ biến mất và cả ngôi chùa nổi tiếng, độc đáo nhất cả nước này cũng sẽ bị quên lãng.

Lúc trước, khi đàn dơi còn đông, không chỉ người dân ở khu vực chùa, người dân trong tỉnh Sóc Trăng bắt dơi mà còn một số người ở các tỉnh lân cận như Trà Vinh, Bạc Liêu đến bắt dơi làm số lượng dơi bị suy giảm nghiêm trọng. Một số người dân thiếu ý thức bắt dơi trong lúc chúng đi ăn đêm, thậm chí là lẻn bắn những chú dơi khi chúng về trú mỗi ngày ở một số cây cổ thụ sát tường rào chùa. Sau này khi nạn săn bắt dơi đến mức báo động, luật cấm săn bắt dơi được cán bộ địa phương phổ biến rộng rãi, người dân cũng đã hiểu được sự tồn tại của đàn dơi có ý nghĩa rất lớn, là niềm tự hào của người dân Sóc Trăng nên được người dân địa phương thực hiện rất tốt, có ý thức bảo tồn đàn dơi nhưng do đàn dơi đi ăn xa, qua các tỉnh lân cận nên nạn săn bắt dơi vẫn diễn ra và số lượng dơi vẫn tiếp tục suy giảm không có dấu hiệu dừng lại.

Nguyên nhân cháy chùa

Qua kết quả khảo sát (hình 4.12), cháy chùa cũng là nguyên nhân làm cho số lượng dơi suy giảm, chiếm tỷ lệ 56,7% người được phỏng vấn. Cháy chùa xảy ra vào khoảng hơn 3h sáng ngày 15/08/2007, phải hơn 2 giờ sau thì đám cháy mới được dập tắt. Lúc xảy ra cháy cũng là lúc đàn dơi đi ăn trở về chùa, có thể đàn dơi hoảng sợ trước đám cháy lớn cùng với khói bụi đã khiến đàn dơi di tản khá nhiều. Sau khi ngôi chánh điện được xây dựng lại, đàn dơi lần lượt kéo về và vẫn chọn ngôi chùa là nơi cư ngụ của chúng, nhưng số lượng thì không thể nhiều bằng lúc chùa chưa bị cháy.

Nguyên nhân ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông, hoạt động của nhà hàng, khu

du lịch trước cổng chùa

Qua quan sát và kết quả phỏng vấn (hình 4.12), ô nhiễm tiếng ồn từ giao thông, hoạt động của nhà hàng, khu du lịch trước cỗng chùa là nguyên nhân ảnh hưởng đến đàn

dơi, chiếm tỷ lệ 26,7% người được phỏng vấn. Đường xá được mở rộng để phục vụ khách tham quan là tốt nhưng lại ảnh hưởng đến đàn dơi, đường được mở nằm cạnh và chạy dọc hàng rào của chùa, phía sau hàng rào là vườn cây nơi đàn dơi cư ngụ, tiếng ồn từ xe cộ qua lại khiến đàn dơi không dám ngủ ở những cây ở gần hàng rào mà chỉ ngủ ở một số cây gần chùa.

Hình 4.11: Khu du lịch, nhà hàng hoạt động trước cổng chùa

Đối diện với cổng chùa chưa đến 100m là một khu phục vụ du lịch với đầy đủ nhà hàng, cửa hàng bán quà lưu niệm, bãi đậu xe,…được xây dựng ngay trên phần đất của khu di tích. Các hoạt động đưa đón khách, vui chơi giải trí, không chỉ phục vụ khách du lịch mà còn thường xuyên tổ chức tiệc tùng, đám cưới, hát hò gây ảnh hưởng đến đàn dơi, làm náo động chốn cửa thiền.

Nguyên nhân môi trường sống thay đổi (ô nhiễm, ồn ào từ du khách,…)

Theo như quan sát và kết quả khảo sát được (hình 4.12), môi trường sống thay đổi (ô nhiễm, ồn ào từ du khách,…) là một trong những nguyên nhân làm cho số lượng dơi suy giảm, chiếm 20% người được phỏng vấn. Không chỉ môi trường bên ngoài tác động mà đàn dơi sống trong chùa cũng chưa thật sự có được môi trường tốt để cư ngụ. Tình trạng rác được vức bừa bãi trong khuôn viên chùa ảnh hưởng đến đàn dơi rất nhiều vì bên trên là nơi đàn dơi ngủ mỗi ngày, chưa thật sự tạo được môi trường thiên nhiên để đàn dơi trú ẩn và phát triển.

Hình 4.12: Rác thải vức bừa bãi trong khuôn viên chùa

Mặc khác, việc khách tham quan và khách hành hương đến chùa khá đông nên tình trạng mất vệ sinh, ồn ào là không thể tránh khỏi ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của khu vườn dơi cư ngụ, nhiều du khách còn chọc phá đàn dơi lúc chúng đang ngủ.

Số lượng khách du lịch đến chùa Dơi: − Năm 2010: Trên 80 ngàn lượt khách. − Năm 2011: Gần 110 ngàn lượt khách. − Năm 2012: Trên 140 ngàn lượt khách

(Theo thống kê của phòng Nghiệp vụ du lịch, sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng).

Một phần của tài liệu khảo sát biến động số lượng dơi quạ (pteropus lylei) tại chùa dơi (mahatup) sóc trăng (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)