Chương 3:Các kết luận và đề xuất giải pháp Marketing thâm nhập thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU của công ty cổ
3.4.2. Kiến nghị đối với các bộ, ngành có liên quan
- Đối với Bộ Công Thương
Bộ Công thương có vai trò quan trong trong việc đẩy mạnh và hỗ trợ hoạt động thâm nhập của các doanh nghiệp dệt may tại thị trường quốc tế.
+ Hỗ trợ bằng cách thu thập, xử lý thông tin về thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, khuyến khích họ tham gia hội chợ triển lãm quốc tế.
+ Tổ chức các cuộc toạ đàm giao lưu thường xuyên các doanh nghiệp thương mại trong và ngoài nước, gặp gỡ các chuyên gia kinh tế, giúp doanh nghiệp có cơ hội tìm hiểu thông tin về bạn hàng để đi đến những quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững.
+ Cơ quan chuyên trách xúc tiến thương mại tăng cường hoạt động nghiên cứu và dự báo môi trường cung cầu, giá cả, mẫu mốt, thị hiếu của khách hàng EU đối với sản phẩm may mặc.
- Đối với Tổng cục hải quan
Ở Việt Nam thủ tục xuất nhập khẩu còn khá rườm rà, phức tạp, lãng phí thời gian, tiền của cho các doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng sang thị trường nước ngoài. Vì thế cần nhanh chóng cải cách các thủ tục hải quan, từng bước cắt giảm các thủ tục không cần thiết để tiết kiệm thời gian, công sức và giúp doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình đúng tiến độ.
- Hiệp hội dệt may Việt Nam
+ Liên kết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với nhau tạo thành một thương hiệu dệt may quốc gia, khẳng định thương hiệu dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế.
+ Tổ chức nghiên cứu chuyên sâu về diễn biến nhu cầu, thị hiếu của khách hàng EU. Từ đó đảm bảo nguồn thông tin kịp thời, chính xác cho các doanh nghiệp dệt may.
+ Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề về vấn đề xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam.