-Mức chiết giá:Doanh nghiệp cũng áp dụng chính sách khuyến mãi như giảm giá thanh toán đối với khách hàng trả tiền ngay, giảm giá chiết khấu với những khách hàng mua số lượng lớn.
+ Giảm 1% giá trị với lô hàng trên 50.000 USD + Giảm 2% giá trị với lô hàng trên 100.000 USD
2.3.3. Thực trạng giải pháp phân phối
Đối với hàng gia công xuất khẩu: do đặc điểm của hàng gia công xuất khẩu là doanh nghiệp nhận nguyên phụ kiện, mẫu mã từ bên đặt gia công và tiến hành thực hiện sản xuất, hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu của họ. Vì vậy mạng lưới tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp là trực tiếp làm ra sản phẩm và sau đó giao đến cho khách hàng theo lô và hàng loạt.
Đối với mua đứt bán đoạn: doanh nghiệp mua phụ kiện của các nước khác nhau sau đó đem về sản xuất. Khi sản phẩm được hoàn tất, doanh nghiệp xuất khẩu cho các nước trung gian như Hồng Kông, Đài Loan, Singapor. Sau đó họ mới xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp sang EU thông qua các của hàng đại lý bán buôn bán lẻ.(Nguồn:Câu 4- Phụ lục)
Cấu trúc kênh phân phối như sau:
Sơ đồ 2.3: Cấu trúc kênh phân phối của công ty cổ phần may Trường Sơn.
Mạng lưới phân phối này quá dài và phức tạp làm cho chi phí vận chuyển tăng lên dẫn đến giá sản phẩm cũng tăng. Công ty không thể kiểm soát được giá sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng.
2.3.4. Thực trạng giải pháp xúc tiến thương mại
Trong những năm gần đây, doanh nghiệp đã bắt đầu chú trọng đầu tư vào các hoạt động xúc tiến thương mại tuy chi phí dành cho hoạt động này chưa nhiều và hiệu quả chưa cao. Hoạt động xúc tiến thương mại tập trung chủ yếu vào đối tượng khách hàng là các nhà nhập khẩu, các tổ chức thương mại nhằm kích thích mua hàng, tím kiếm các bạn hàng và các đơn đặt hàng mới. Ngân sách xúc tiến của doanh nghiệp hiện tại là 2% doanh thu bán hàng sang thị trường EU.
*Quảng cáo:doanh nghiệp áp dụng 2 hình thức quảng cáo chính là:
Công ty Nhà nhập khẩu Đại lý Đại lý bán lẻ Người tiêu dùng
-Quảng cáo với mục đích nhắc lại thông qua việc in ấn,giới thiệu tên nhãn mác,địa chỉ sản xuất trên một số ấn phẩm như lịch,túi đựng hàng,in ấn một số tờ rơi…Bên cạnh đó doanh nghiệp còn thuê viết bài trên một số báo,đài,tạp chí. Hình thức quản cáo này luôn nhắc nhở khách hàng nhớ đến sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời cũng khuyếch trương được sản phẩm trên thị trường.
-Quảng cáo bán hàng cá nhân: doanh nghiệp bán hàng trực tiếp và giới thiệu sản phẩm may của mình thông qua các Hội chợ triển lãm trong và ngoài nước. Ngòai ra doanh nghiệp còn quảng cáo thông qua các đại lý bán hàng. Thông qua hình thức này, khách hàng có thể thấy được năng lực sản xuất, quy mô cách thức tổ chức snả xuất của doanh nghiệp. Từ đó hình thành các hợp đồng làm ăn lâu dài với khách hàng nước ngoài.
*Hoạt động xúc tiến bán hàng: Hoạt động xúc tiến bán hàng ít được doanh nghiệp áp dụng, chủ yếu là hình thức giảm giá hoạc tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý, khách hàng tiêu thụ với số lượng lớn.
*Yểm trợ bán hàng: doanh nghiệp tích cực tham gia các Hội chợ tiêu dùng và các triển lãm hàng hóa trong và ngoài nước. Tuy nhiên do chưa có một kế hoạch cụ thể cho các hoạt động của quầy hàng trong triển lãm, kết hợp với việc xem nhẹ những hoạt động tuyên truyền quảng bá sản phẩm trong Hội chợ triển lãm. Vì vậy, doanh nghiệp chưa gặt hái được nhiều thành công trong các lần tham gia.