Các kết luận và phát hiện trong nghiên cứu thực hiện và giải pháp Marketing thâm nhập thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU

Một phần của tài liệu 156 giải pháp marketing thâm nhập thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU của công ty cổ phần may trường sơn (Trang 27 - 39)

Chương 3:Các kết luận và đề xuất giải pháp Marketing thâm nhập thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU của công ty cổ

3.1.Các kết luận và phát hiện trong nghiên cứu thực hiện và giải pháp Marketing thâm nhập thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU

thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU của công ty cổ phần may Trường Sơn.

3.1. Các kết luận và phát hiện trong nghiên cứu thực hiện và giải pháp Marketing thâm nhập thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU Marketing thâm nhập thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU của công ty cổ phần may Trường Sơn.

3.1.1.Kết quả đạt được

Để tồn tại và phát triển thì mọi doanh nghiệp xuất nhập khẩu đều phải tìm cho mình những thị trường mới, với công ty cổ phần may Trường Sơn cũng vậy, doanh nghiệp không thể trông chờ vào những sản phẩm và thị trường hiện

có của mình mãi được mà phải tìm kiếm cho mình thị trường mới. Với đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ công nhân doanh nghiệp có lòng nhiệt huyết với công việc, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp luôn được các bạn hàng công nhận và đánh giá cao. Hơn nữa, doanh nghiệp lại luôn muốn thử sức mình tại các thị trường khó tính như thị trường EU để có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, giành được nhiều thành công hơn nữa trong kinh doanh. Việc doanh nghiệp có nhiều bạn hàng truyền thống lâu năm, có quan hệ tin tưởng lẫn nhau đã giúp doanh nghiệp ngày càng đứng vững và phát triển trên thị trường EU. Trang thiết bị máy móc của doanh nghiệp cũng ngày càng được cải thiện, doanh nghiệp luôn biết cách khai thác vận hội mới, nhạy bén với sự biến động của thị trường và biết tận dụng những lợi thế của mình. Sẽ là một thuận lợi lớn cho doanh nghiệp khi các thủ tục hải quan, thuế xuất nhập khẩu được Chính phủ hoàn thiện hơn và hạn ngạch xuất khẩu vào EU tăng lên.

Ngoài những thế mạnh đó, công ty cổ phần may Trường Sơn còn có một bộ máy quản lý gon nhẹ, hợp lý. Bộ phận marketing của doanh nghiệp luôn chú trọng đến việc nghiên cứu kỹ những biến đổi của thị trường EU, thăm dò các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và các phản ứng của họ, đồng thời kết hợp với bộ phận xuất nhập khẩu đưa những sản phẩm có chất lượng cao, kiêu dáng đẹp hơn, hợp thời trang của doanh nghiệp phục vụ và thỏa mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường này. Doanh nghiệp dần dần tạo được uy tín và hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng nơi đây. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng luôn lắng nghe những thông tin phản hồi từ phía bên nhập khẩu để hoàn thiện sản phẩm của mình hơn nữa, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Trên thị trường EU lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp rất lớn là vì:

-Doanh nghiệp đã có quan hệ thân thiết với nhiều bạn hàng trên thị trường này đã tạo được uy tín, hình ảnh trong tâm trí họ.

-Giá bán của doanh nghiệp thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh nhưng chất lượng luôn cao hơn hoặc ngang bằng với các đối thủ nên nhiều bạn hàng EU tìm đến ký hợp đồng quan hệ lâu dài.

-Doanh nghiệp luôn coi trọng việc giao hàng đúng thời hạn. Các bạn hàng EU đánh giá rất cao về doanh nghiệp trong vấn đề này.

-Các nước EU đã ưu ái cho Việt Nam về thuế các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này và doanh nghiệp cũng được hưởng các ưu đãi đó.

3.1.2.Hạn chế còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hoạt động xuất khẩu hàng may mặc của công ty cổ phần may Trường Sơn sang thị trường EU vẫn còn những hạn chế nhất định.

-Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU mặc dù liên tục tăng qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các công ty dệt may của Việt Nam khác.

-Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu so với tổng doanh thu của công ty vẫn còn nhỏ chứng tỏ công tác xúc tiến thương mại và thúc đẩy xuất khẩu của công ty chưa thực sự đem lại hiệu quả như mong muốn.

-Hình thức xuất khẩu chính của công ty khi xuất sang thị trường EU chủ yếu vẫn là hình thức gia công xuất khẩu (chiếm tới 70%), và việc xuất khẩu cũng phải qua các trung gian nhiều nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao. Chính vì vậy lợi nhuận đem lại từ hoạt động xuất khẩu còn chưa cao, thu nhập của người lao động còn bấp bênh và thương hiệu của công ty còn chưa được biết đến nhiều tại thị trường EU.

-Mặc dù đã chú trọng tìm kiếm nguồn nguyên phụ liệu đầu vào trong nước nhưng nguyên phụ liệu chủ yếu sử dụng trong sản xuất phần lớn vẫn phải nhập khẩu khiến cho tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm thấp, sản xuất bấp bênh vì phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng như khó kiểm soát được chất lượng.

-Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chính vẫn tập trung vào các mặt hàng chủ lực như áo Jacket , áo sơ mi và,mặc dù công ty đã bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực sản phẩm thời trang và áo Vest nhưng do khâu thiết kế còn kém sự sáng tạo nên các sản phẩm này vẫn chưa thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. -Hệ thống phân phối còn phụ thuộc nhiều vào nhà nhập khẩu.

-Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

Và cuối cùng, khả năng sản xuất của công ty còn hạn hẹp là một hạn chế trong việc đáp ứng các lô hàng lớn.

3.1.3.Nguyên nhân của những tồn tại trên

*Nguyên nhân chủ quan

Thiếu vốn là vấn đề mà công ty luôn luôn gặp phải, nó làm hạn chế việc đầu tư của công ty cho hoạt động nghiên cứu thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của công ty cũng như khó khăn cho công ty trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng lớn.

Trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên có nghiệp vụ ngoại thương còn ít do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giao dịch và thanh toán với khách hàng nước ngoài.

Nguồn cung ứng nguyên vật liệu chưa ổn định, chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Hoạt động xuất khẩu chủ yếu của công ty là gia công xuất khẩu hàng may mặc nhưng đôi khi phía đối tác vẫn uỷ thác cho phía công ty nhập nguyên liệu của một công ty nước ngoài theo chỉ định hoặc cho công ty quyền tự chủ mua để phục vụ sản xuất. Do vậy, việc tạo nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ sản xuất là rât cần thiết. Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có được những bạn hàng ổn định, chủ yếu là thu mua nhỏ lẻ.

Thiếu đội ngũ các nhà thiết kế có năng lực nên các sản phẩm may mặc của công ty có tính thời trang chưa cao, chưa đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.

*Nguyên nhân khách quan

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan từ phía công ty thì các nguyên nhân khách quan bên ngoài ảnh hưởng đến toàn ngành dệt may Việt Nam cũng tác động đến hoạt động xuất khẩu dệt may của công ty.

Thứ nhất, sự lạc hậu trong công nghệ của toàn ngành dệt may làm ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng sản phẩm dệt may.

Thứ hai, nguồn cung vốn cho ngành dệt may chưa phong phú, chưa có sự ưu đãi nào đáng kể.

Thứ ba, nhà nước chưa chú trọng giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành dệt may trong công tác nghiên cứu mở rộng thị trường và xúc tiến quảng bá sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư, các ưu đãi về thuế quan cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may chưa thực sự được thi hành ở cấp dưới, nếu có cơ hội thì hải quan sẽ áp mức thuế cao hơn. Nguyên nhân của việc này là do các văn bản hướng dẫn việc thực thi các luật thuế không rõ ràng. Thủ tục hải quan xuất khẩu còn rườm rà, ảnh hưởng đến việc đảm bảo tiến độ xuất khẩu.

Cuối cùng là do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 làm giảm cầu về hàng hóa nhập khẩu của các quốc gia trên thế giới, đồng thời làm cho số lượng bạn hàng và đơn hàng của công ty bị sụt giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu trước mắt và mục tiêu phát triển lâu dài của công ty.

Với những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên, công ty cần có những biện pháp để giải quyết các vấn đề nằm trong khả năng của mình và cần có những kiến nghị với nhà nước nhằm tạo ra hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi nhất cho việc xuất khẩu đạt hiệu quả.

3.2.Dự báo tiềm năng thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng may mặc của doanh nghiệp và định hướng thâm nhập trong những năm tới.

3.2.1.Dự báo tiềm năng thâm nhập thị trường EU trong những năm tới

EU là một bạn hàng truyền thống và lâu đời của Việt Nam, Chính vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đi sâu vào nghiên cứu thị trường này để có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may của nước ta.

Với cơ cấu kinh tế hoàn toàn bổ sung cho nhau môi trường quốc tế thuận lợi, xu thế tự do hoá thương mại, khu vực hoá và toàn cầu hoá kinh tế, hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU sẽ có bước chuyển biến vượt bậc và phát triển mạnh mẽ hơn trong những năm đầu thế kỷ mới. Quy mô xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường này sẽ được mở rộng tương xứng với tiềm lực kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của EU. EU sẽ trở thành thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam vào những năm tới, dự kiến tăng tới 6 tỷ USD vào năm 2012.

3.2.2..Dự báo tiềm năng thâm nhập thị trường EU của công ty cổ phần may Trường Sơn trong những năm tới.

Với những thành công nhất định mà doanh nghiệp đã được trong thời gian qua và với nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm may mặc ngày càng tăng của thị trường EU chắc chắn doanh nghiệp sẽ có những bước tiến xa hơn trên thị trường này.

- Định hướng thâm nhập thị trường EU

+ Bên cạnh việc duy trì những khách hàng truyển thống như Pháp, Đức,Bỉ,Hà Lan và những sản phẩm truyền thống, doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ tại chính các nước thâm nhập tiềm năng trên với việc đa dạng hóa mẫu mã chủng loại hàng may mặc.

+ Đẩy mạnh hơn nữa doạnh thu bán hàng trên các đơn vị khách hàng. + Đẩy mạnh các biện pháp marketing – mix nhằm thâm nhập thị trường EU.

Với sự hỗ trợ của Nhà nước và các Bộ, ngành và các cơ quan khác, doanh nghiệp sẽ tiếp cận gần hơn với thị trường EU.

3.3.Đề xuất một số giải pháp marketing nhằm thâm nhập thị trường EU đối với mặt hàng may mặc của công ty cổ phần may Trường Sơn.

Mặt hàng may mặc là mặt hàng cần thường xuyên thay đổi mẫu mã theo từng khoảng thời gian nhất định . Do đó để tăng doanh thu bán hàng trên thị trường EU và mở rộng thị trường EU đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc bán ra những sản phẩm hiện tại mà phải liên tục đưa ra những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược doanh nghiệp theo đuổi là chiến lược thâm nhập thị

trường,doanh nghiệp tìm cách tăng doanh số bán hàng, tăng thị phần tại thị trường EU dựa trên dự chọn lọc các sản phẩm hiện tại và đưa ra những sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá cơ cấu mặt hàng thâm nhập.

3.3.1.Đề xuất giải pháp về sản phẩm thâm nhập

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất của marketing-mix. Chiến lược sản phẩm dòi hỏi phải đưa ra những quyết định hài hòa về danh mục sản

phẩm, chất lượng và chủng loại sản phẩm, nhãn hiệu bao bì và gắn nhãn sản phẩm.

Doanh nghiệp cần tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm bán ra loại hàng mà khách hàng yếu cầu. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần phải tìm cho mình một nguồn cung cấp ổn định, lâu dài, phải đảm bảo độ bền màu của sản phẩm.

Doanh nghiệp cần tiến hành sản xuất theo mô hình đầu tư có trọng điểm, đầu tư vào các sản phẩm mà doanh nghiệp đã thành công và được thị trường EU biết đên như áo Jacket, áo sơmi…không nên đầu tư đại trà vào các sản phẩm có xu hướng không được ưa chuộng hay chưa có tiếng vang. Chất lượng vải phải theo tiêu chuẩn quốc tế. Đối với hàng cao cấp như áo Jacket, doanh nghiệp nên sản xuất và gia công theo nguyên liệu ngọai nhập, còn đối với một số sản phẩm đơn giản như áo sơmi, quần âu nên tận dụng nguồn trong nước.

Thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm. Đối với các sản phẩm doanh nghiệp nhận gia công thì việc nghiên cứu này đơn giản chủ yếu bên khách hàng yêu cầu. Còn đối với sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố này rất quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp cần nắm bắt nhanh nhẹn, linh hoạt vì yếu tố thời trang luôn biến động, mà EU lại là trung tâm thời trang của thế giới. Doanh nghiệp cần phải cử người sang các nước bạn hàng EU để thăm dò thị trường,nghiên cứu về sự thay đổi mẫu mã theo thời gian, địa lý, khí hậu để các khách hàng chấp nhận sản phẩm của mình. Doanh nghiệp phải luôn tìm tòi, sáng tạo, kịp thời tạo được mẫu mốt phù hợp vơi người tiêu dùng sau đó khẩn trương sản xuất để giao hàng đúng thời vụ.

Về bao bì nhãn mác. Sản phẩm gia công thì không được gắn nhãn mác, bao bì cũng do khách hàng đặt nên tên tuổi của doanh nghiệp chưa được biết đến. Hiện tại doanh nghiệp đang tập trung vào việc chuyển sang sản xuất trực tiếp, để nâng cao uy tín, tạo hình ảnh trên thị trường EU, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu thiết kế bao bì,nhãn mác cẩn thận. Nhãn mác của doanh nghiệp phải làm sao để dễ nhận biết tên doanh nghiệp, đặc biệt màu sắc phải làm nổi bật nhãn hiệu của sản phẩm. Nhãn hiệu của sản phẩm phải thể hiện được giá trị của sản phẩm và giá trị thẩm mĩ của nó. Ngoài ra các số liệu như cỡ, chất liệu

vải, các hướng dẫn cũng cần đưa vào nhãn hiệu doanh nghiệp, nên đặt các khẩu hiệu lên nhãn hiệu tạo thêm niềm tin cho khách hàng. Sản phẩm cũng cần được đặt dòng chữ”MADE IN VIETNAM” vì khi đó khách hàng biết được doanh nghiệp là của quốc gia nào và địa chỉ của doanh nghiệp để các bạn hàng có thể đặt quan hệ với doanh nghiệp sau này.

Đối với bao bì của sản phẩm: bao bì của sản phẩm cũng là cách thể hiện chất lượng của sản phẩm. Một bao bì tốt phải đảm bảo ba lợi ích cơ bản: lợi ích của người tiêu dùng, lợi ích của nhà sản xuất và lợi ích của xã hội. Trên bao bì cần phải in đầy đủ các thông tin cần thiết để khách hàng có thể kiểm định về chất lượng, nơi của sản phẩm. Với các cấp chất lượng và giá trị khác nhau, doanh nghiệp nên thiết kế nhiều kiểu bao gói sản phẩm.Với những sản phẩm thông thường thì cần thêm túi đựng khi bán, nhưng với sản phẩm cao cấp thì dùng vỏ hộp. Vỏ hộp cũng nên thiết kế hai loại: loại cho sản phẩm cao cấp thì dùng hộp cứng, loại cho sản phẩm chất lượng khá dùng vỏ nilông.

3.3.2.Đề xuất giải pháp về giá sản phẩm thâm nhập

Doanh nghiệp cần phải chú ý đặc biệt tới giá cả vì giá cả của hàng may mặc phải linh động, đáp ứng được sự thay đổi của cung và cầu trên thị trường. Để hình thành một mức giá phù hợp, rất cần thiết phải có sự theo dõi tình hình biến động của thị trường theo mùa, theo thời điểm, theo nhu cầu và theo giá của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Doanh nghiệp định giá mua, giá bán thì trong khoảng chênh lệch giá mua và giá bán đã bao trùm một khoảng nhất định. Điều đó không có nghĩa là, định giá bán càng cao thì lợi nhuận càng cao và ngược lại vì mức giá bán còn phụ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu 156 giải pháp marketing thâm nhập thị trường sản phẩm may mặc sang thị trường EU của công ty cổ phần may trường sơn (Trang 27 - 39)