Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất lúa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông – huyện Thông Nông – tỉnh Cao Bằng. (Trang 60)

4.5.3.1 Giải pháp về đảm bảo quy trình kỹ thuật

Mô hình sản xuất lúa BT13 được thực hiện trong thời gian có những diễn biết thất thường của thời tiết như: nắng nóng, mưa to, gió lớn… thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều lại thuận lợi cho một số loại sâu bệnh sinh trưởng và phát triển… Do đó, để cây lúa BT13 sinh trưởng và phát triển tốt thì vấn đề đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật là yếu tố hàng đầu. Đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật không những cây trồng tạo ra năng suất cao mà còn cho sản phẩm có chất lượng tốt. Chính vì vậy để cho mọi người dân tham gia mô hình

có thể đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Tăng cường số buổi tập huấn kỹ thuật giúp người dân nắm vững kỹ thuật, nhớ lâu hơn để dễ áp dụng vào thực tế.

- Tăng cường quá trình giám sát, cán bộ nông nghiệp phải thường xuyên kiểm tra nắm bắt tình hình sâu bệnh để có những khuyến cáo kịp thời cho nông dân.

- Tăng cường quá trình các hộ nông dân tự học hỏi lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm bằng cách tổ chức các buổi họp xóm trao đổi về mô hình.

- Nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông cơ sở bằng cách thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn dành cho cán bộ nông nghiệp tại cơ sở.

- Hỗ trợ nông dân về vật tư nông nghiệp góp phần đảm bảo quy trình kỹ thuật.

4.5.3.2. Giải pháp về thủy lợi

Nước là yếu tố vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp đặc biệt là với cây lúa. Thiếu nước cây không thể sinh trưởng phát triển được, tuy nhiên thừa nước (nước lớn gây ngập úng) cũng ảnh hưởng không nhỏ tới cây lúa. Chính vì vậy thiếu nước hay thừa nước đều gây ảnh hưởng rất lớn tới năng suất và chất lượng nông sản. Vụ mùa là thời gian thời tiết diễn biến rất thất thường lúc nắng hạn, lúc mưa rào chính vì vậy việc tưới, tiêu nước một cách hợp lý để đảm bảo năng suất cây trồng là vấn đề rất quan trọng. Để đảm bảo việc điều tiết nước một cách hợp lý, chính quyền địa phương cần có những giải pháp cụ thể như:

- Tăng cường xây dựng hoàn thiện và tu sửa hệ thống thủy lợi trước, trong và sau mỗi mùa vụ.

- Thành lập các tổ thủy nông để cấp nước và giữ nước một cách hợp lý, đảm bảo phân chia nước trong những giai đoạn quan trọng trong quá trình sinh trưởng của cây lúa nói chung và lúa BT13 nói riêng.

- Xây dựng lịch tưới tiêu nước một cách hợp lý để chủ động trong việc điều tiết nước.

4.5.3.3. Giải pháp về vốn

Mô hình sản xuất lúa BT13 yêu cầu vốn đầu tư không cao, chủ yếu là đầu tư vào việc mua phân bón và mua thuốc BVTV. Tuy không lớn nhưng đối với nhiều hộ nông dân thì đó thực sự và vấn đề khó khăn. Chính vì vậy để đảm bảo cho sự thành công của mô hình thì giải pháp về vốn cũng là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của dự án. Để giải quyết vấn đề này thì chính quyền địa phương và nhân dân cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Hỗ trợ nông dân bằng cách bán vật tư nông nghiệp theo hình thức trả sau khi thu hoạch.

- Hỗ trợ vốn cho nông dân bằng hiện vật (giống trâu, bò, lơn…) thông qua các tổ chức Hội như hội nông dân, Hội phụ nữ…

- Giúp cho nông dân tiếp cận hiểu biết thêm về các chính sách vốn, tín dụng của Nhà nước.

- Hoàn thiện hệ thống các thủ tục hành chính để nhân dân thuận tiện hơn trong việc vay vốn.

4.5.3.4. Giải pháp về thị trường

Thị trưởng là yếu tố quan trọng giúp người dân có thể tiêu thụ được sản phẩm nông nghiệp mà họ sản xuất ra. Giải quyết được vấn đề thị trường cho sản phẩm lúa BT13 là tạo điều kiện cho nông dân có niềm tin và động lực để tiếp tục sản xuất lúa BT13 theo hình thức sản xuất hàng hóa. Để giải quyết vấn đề tìm thị trường cho sản phẩm lúa BT13 thì chính quyền và nhân dân địa phương phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm gạo BT13.

- Có các biện pháp quảng bá cho thương hiệu gạo BT13. - Liên kết bốn nhà trong sản xuất lúa BT13.

- Cải thiện hệ thống giao thông tới vùng sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiêu thụ.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông – huyện Thông Nông – tỉnh Cao Bằng. (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)