Hiện nay môi trường đang ngày càng ô nhiễm, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các quốc gia khác trên thế giới. Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV trong nông nghiệp. Hiện nay việc sử dụng các sản phẩm hóa học như phân bón, thuốc BVTV trong nông nghiệp là rất phổ biến, việc sử dụng các sản phẩm hóa học này nếu không đúng cách, sử dụng một cách khoa học thì không những ảnh hưởng tới môi trường mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người do tồn dư chất độc trong các sản phẩm nông nghiệp.
Chính vì vậy một yêu cầu đặt ra hiện nay là phải tạo ra những giống cây trồng kháng sâu bệnh và sử dụng thuốc BVTV một cách khoa học để giảm bớt ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng thuốc BVTV.
Qua tổng hợp số liệu điều tra thu được kết quả như sau về đặc tính chống chịu sâu bệnh của cây lúa BT13:
Bảng 4.12: Đặc tính chịu sâu bệnh hại của lúa BT13
TT Đặc điểm Đúng (hộ) Không
đúng (hộ)
1 Lúa BT13 chịu bệnh tốt 26 4
2 Lúa BT13 thường bị sâu đục thân phá hại 20 10 3 Lúa BT13 thường bị bệnh đạo ôn phá hại 3 27 4 Lúa BT13 thường bị bệnh khô vằn phá hại 4 26 5 Lúa BT13 thường bị sâu cuốn lá phá hại 10 20
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra)
Qua bảng 4.12 cho thấy:
Trong số 30 hộ được phỏng vấn thì có 26 hộ đồng ý rằng lúa BT13 chống chịu bệnh tốt và chỉ có 4 ý kiến không đồng ý. Điều này chứng tỏ lúa BT13 chống chịu bệnh rất tốt. Tuy nhiên có lại có 20 ý kiến cho giống lúa này thường bị sâu đục thân phá hại, như vậy lúa BT13 thường cảm nhiễm với sâu đục thân. Các hộ cũng cho rắng lúa BT13 chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, chống chịu vừa với bệnh khô vằn và sâu cuốn lá hại lúa khi các ý kiến cho rằng lúa BT13 bị mắc bệnh đạo ôn, khô vằn, cuốn lá là thấp. Tỷ lệ các hô cho răng Lúa BT13 thường bị bệnh khô vằn và sâu cuốn lá phá hoại chỉ là lần lượt 4 và 10 ý kiến một tỷ lệ rất thấp.
4.3.3.1. Ảnh hưởng của việc phun thuốc trừ sâu đến môi trường và chất lượng nông sản
BT13 là giống lúa được nông dân đánh giá là có khả năng chịu bệnh khá tốt, tuy nhiên mức độ nhiễm bệnh của giống lúa này cũng khá cao. Một số sâu bệnh là lúa thường mắc phải như: rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, vàng lá… Mức độ nhiễm sâu bệnh của lúa tùy từng thời vụ thì có diễn biến khác nhau, tuy nhiên để ngăn chặn các loại sâu bệnh hại này biện pháp chủ yếu nhất có thể thực hiện đó là sử dụng thuốc BVTV phun theo liều lượng để có thể trịđược các loại sâu bệnh đó. Qua tổng hợp số liệu điều tra về tình hình sử dụng thuốc BVTV trong thực hiện mô hình sản xuất lúa BT13 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.13: Tình hình sử dụng thuốc BVTV tại các hộ được điều tra Tên thuốc
thường sử dụng
Công dụng Liều lượng
Số lần phun Thời gian cách ly (ngày)
Bassa 50EC Đặc trị rầy nâu 1 – 1,5 lít/ha 1 7 - 10
Padan 95SP Đặc trị sâu đục thân, sâu cuốn lá Pha 25-30gr cho 12-16 lítnước Phun 400-800 lít/ha 1 7 - 10 New Hinosan
30EC Trị vàng lá, đạo ôn 1 – 1,2 lít/ha 1 7 - 10
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra)
Qua bảng 4.13 cho thấy:
Các loại thuốc BVTV mà các hộ nông dân thường sử dụng là Bassa 50EC, Padan 95SP, New Hinosan 30EC… Những loại thuốc này được sử dụng để trị một số loại sâu bệnh chính như: rầy, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn, vàng lá… liều lượng phun thì đa số người dân làm đúng như trong hướng dẫn ghi trên bao bì. Qua phỏng vấn, hầu như các hộđược điều tra đều cho biết họ phải phun mỗi vụ ít nhất 2 - 3 lần, như vậy lượng thuốc BVTV hàng năm đưa ra ngoài môi trường là khá lớn. Chính vì vậy đây là yếu tố gây ảnh hưởng nhất tới môi trường.
Phun thuốc BVTV chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường, tuy nhiên đối với lúa thì mức độ ảnh hưởng do tồn dư của thuốc BVTV trong thóc hầu như là không có vì lúa có thời gian sinh trưởng khá dài so với thời gian cách ly mà các loại thuốc quy định.
Như vậy, nói chung đã trồng lúa thì nhất định phải sử dụng đến thuốc BVTV và sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường sống, nhưng sử dụng đúng cách, phun đúng lúc, đúng liều lượng thì sẽ giảm được chi phí trong sản xuất, giảm ảnh hưởng tới môi trường.
4.3.3.2. Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường và chất lượng nông sản
Hiện nay việc sử dụng phân bón không đúng lúc, đúng cách, đúng quy trình kỹ thuật, đúng liều lượng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. Việc lạm dụng các loại phân bón hóa học còn gây ảnh hưởng tới độ phì nhiêu của đất dẫn tới tình trạng đất bạc màu ảnh hưởng tới sản xuất ở các vụ sau. Chính vì vậy việc sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh là một giải pháp cho vấn đề này.
Qua điều tra được 30 hộ tham gia mô hình sản xuất lúa BT13 thì các hộ đều có sử dụng phân chuồng ủ hoai để bón cho lúa trong các vụ sản xuất, với liều lượng thực tế bình quân từ 300kg – 400kg/sào(360m2) ngoài ra còn cho thêm các loại phân xanh… Như vậy trong thực hiện mô hình người nông dân đã tận dụng các sản phẩm phụ như phân chuồng ủ hoai, phân xanh…để bón cho lúa và giảm chi phí cho sản xuất, giảm sựảnh hưởng tới môi trường.
Ngoài bón phân hữu cơ thì các hộ còn sử dụng thêm các loại phân vô cơ khác như: đạm, lân, kali. Cách sử dung, cách bón phân được thể hiện trong bảng tổng hợp số liệu điều tra sau:
Bảng 4.14: Tình hình sử dụng phân bón trong sản xuất lúa BT13
Loại phân
Liều lượng(kg/ha) Cách bón (kg/ha) Thực tế Quy trình Thực tế Quy trình Bón lót Bón thúc Bón đón đòng Bón lót Bón thúc Bón đón đòng Đạm 270-290 300 90-110 110-120 50-60 90 150 60 Lân 540-560 560 540-560 560 Kali 140-160 160 50-60 90-100 48 112 Phân chuồng 10000 10000 10000 10000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra)
Lượng phân chuồng ủ hoai mà các hộ sử dụng là 10000 kg/ha, tương đương với khoảng 360 kg/sào thực hiện đúng như với quy trình vì các hộđều có tỷ lệ vật nuôi lớn nên phân chuồng là có nhiều. Điều này đảm bảo cho khi trồng lúa cây không bị thiếu dinh dưỡng nên cây sẽ có khả năng phát triển tốt hơn.
Chính vì thế mà người dân đã chủđộng giảm lượng phân bón vô cơ như đam, lân, kali bón ít hơn so với quy trình.
Phân đạm mà các hộ sử dụng ít hơn so với quy trình khoảng 10 – 30 kg/ha, cách bón của các hộđều sử dụng theo đúng quy trình: bón lót, bón thúc, bón đón đòng.
Phân lân các hộ sử dụng ít hơn có hộ thì sử dụng đúng với quy trình. Các hộ dân đều bón 100% lượng phân lân khi bón lót.
Phân kali thì cũng vậy các hộđược điều tra đều sử dụng ít phân kali khi bón, lượng ít hơn này khoảng 10 – 20kg/ha, nguyên nhân của việc này là do họ cho rằng bón như vậy là đủ và không cần thêm nữa, một nguyên nhân nữa đó là giá phân kali thường cao nên họ muốn giảm chi phí đầu tư. Khi bón thì họ cũng bón theo quy trình đó là bón thúc khoảng 30%, còn lại để bón đón đòng.
Vì thời gian sinh trưởng của cây lúa khá dài nên hầu như không có sự ảnh hưởng của dư lượng các loại phân trong thóc khi thu hoạch.
Khi sử dụng phân bón đa số người dân sử dụng theo quy trình, lượng phân bón nhiều hơn hay ít hơn hầu như không đáng kể nên sự ảnh hưởng đến năng suất cũng không lớn. Do người dân thường xuyên bổ xung thêm lương phân hữu cơ vào các vụ sản xuất nên chất lượng/độ màu mỡ của đất cũng ít bị ảnh hưởng. Đất vẫn giữ được độ tơi xốp của nó. Vậy việc sử dụng phân bón cho mô hình sản xuất lúa BT13 ảnh hưởng không đáng kể tới môi trường và chất lượng nông sản.