Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông – huyện Thông Nông – tỉnh Cao Bằng. (Trang 43)

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà sản xuất nào và nó cũng không ngoại lệ với người nông dân. Trên mảnh đất của mình họ phải tính toán kỹ để đưa ra quyết định trồng loại cây gì để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trước đây vào vụ mùa hàng năm, trên những thửa ruộng trồng lúa, người nông dân xã Đa Thông thường trồng những giống lúa như Đoàn Kết, Chào Cờ, Lúa Nếp…

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa BT13 tôi đi tính hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa BT13 rồi so sánh với hiệu quả khi sản xuất lúa Đoàn Kết.

4.3.2.1. Chi phí lao động cho 1 ha lúa BT13

Chi phí lao động là một yếu tố quan trọng trong tổng chi phí sản xuât để sản xuất ra một loại sản phẩm phục vụ cho con người. Đối với người nông dân trồng lúa thì công lao động chủ yếu là do gia đình tự bỏ ra, nên các hộ sản xuất lúa rất chủđộng trong các khâu từ làm đất đến thu hoạch rồi chế biến.

Qua điều tra phỏng vấn 30 hộ trồng lúa tại xã Đa Thông cho thấy, chi phí lao động cho việc trồng lúa, ở các giống lúa khác nhau thì chi phí lao động cũng gần tương đương nhau. Qua phiếu điều tra tôi tổng hợp chi phí lao động như bảng 4.5

Bảng 4.5: Chi phí lao động tính cho 1 ha lúa năm 2013

STT Công việc Số ngày công cho 1 ha (công) Đơn giá (1.000Đ) Thành tiền (1.000Đ) 1 Làm đất (ruộng cấy) 28 100 2.800 2 Gieo mạ (ngâm, ủ giống,làm đất, gieo) 28 100 2.800 4 Cấy 28 100 2.800 5 Làm cỏ 28 100 2.800 6 Phun thuôc 14 100 1.400 7 Thu hoạch 28 100 2.800 8 Lao động khác 28 100 2.800 9 Sơ chế (phơi, làm sạch) 14 100 1.400 10 Tổng 196 800 19.600

Qua bảng 4.5 cho thấy:

Trồng lúa đòi hỏi yêu cầu đầu tư lao động không cao. Từ công lao động đầu tư cho 1 sào lúa sản xuất ta có thể tính ra chi phí lao động cho 1 ha lúa BT13 trong một vụ. Cụ thể như sau: Tổng đầu tư lao động cho 1 ha lúa BT13 vào vụ mùa năm 2013 là 196 công, nhân với giá nhân công vào cùng thời điểm tại xã là 100.000 đồng/công (lấy theo giá công lao động làm thuê nông nghiệp tại xã) thì chi phí tương ứng bằng tiền là 19.600.000đ. Tuy nhiên công lao động phần lớn là do nông dân tự bỏ ra nên hộ trồng lúa ít phải chi ra khoản tiền mặt để chi phí cho công lao động.

4.3.2.2. Đánh giá chi phí sản xuất cho 1 ha lúa BT13

Chi phí sản xuất cho mỗi loại cây là khác nhau, để tính được hiệu quả kinh tế khi sản xuất lúa BT13 tôi tính chi phí của việc sản xuất lúa BT13.

Qua quá trình điều tra và tổng hợp số liệu tôi có được bảng số liệu chi phí sản xuất của lúa BT13 và lúa Đoàn Kết được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây:

Bảng 4.6: So sánh chi phí sản xuất giữa sản xuất lúa BT13 và Đoàn kết vụ mùa năm 2013(tính cho 1 ha)

STT Diễn giải ĐVT

Lúa BT13 Lúa Đoàn kết

Số lượng Đơn giá (1.000Đ) Thành tiền (1.000Đ) Số Lượng Đơn giá (1.000Đ) Thành tiền (1.000Đ) 1 Phân chuồng Tấn/ ha 10 500 5.000 10 500 5.000 2 Đạm Urê Kg 280 12 3.360 280 12 3.360 3

Supe lân Lâm

Thao Kg 550 6 3.300 420 6 2.520

4 Kali Kg 150 13 1.950 150 13 1.950

5 Giống Kg 28 50 1.400 28 50 1.400 6 Thuốc BVTV Gói 28 20 560 28 20 560 7 Công lao động Công 196 100 19.600 196 100 19.600 8 Tổng chi 1.242 701 35.170 1.112 701 34.390

Bảng số liệu trên cho ta có thể thấy mức đầu tư để thâm canh lúa BT13 và giống lúa Đoàn kết là gần tương đương nhau. Nó chỉ có sự chênh lệch khi sử dụng phân lân khi lúa BT13 được sử dụng nhiều hơn. Có sự chênh lệch đó là do theo quan niệm của người dân khi trông lúa đã bón lót bằng phân chuồng nhiều nên có thể với 420kg phân lân là đủ.

Tổng chi phí cho việc sản xuất lúa BT13 là 35.170.000 còn lúa Đoàn Kết là 34.390.000. Chi phí cho sản xuất chủ yếu là chi phí mua vật tư nông nghiệp và chi phí lao động, trong đó chi phí lao động là chiếm khoảng 2/3 tổng chi phí sản xuất. Chi phí cho sản xuất lúa BT13 là cao hơn so với việc sản xuất lúa Đoàn Kết, cao hơn 780.000 đồng chủ yếu là do dùng nhiều phân bón hơn.

4.3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa BT13 có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người sản xuất. Nó cho thấy được mô hình sản xuất lúa BT13 mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không. Để vụ sau có tiếp tục trồng hay không mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng. Ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế của mô hình này khi theo dõi bảng 4.6.

Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa BT13 và Đoàn kết năm 2013 (cho 1 ha lúa vụ mùa)

TT Tiêu chí Đơn vị tính BT13 Đoàn kết So sánh ± (tăng, giảm) % 1 Tổng sản lượng Kg 5.541,5 4.351,5 1.190 127,35 2 Giá bình quân (1.000Đ/kg) 8.000 8.000 0 100 3 Chi phí lao động 1.000Đ 19.600 19.600 0 100 4 Tổng chi phí(TC) 1.000Đ 35.170 34.390 780 102,27 5 Tổng giá trị sản xuất(GO) 1.000Đ 44.332 34.812 9.520 127,35 6 Giá trị gia tăng (VA) 1.000Đ 24.732 15.212 9.520 162,58 7 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000Đ 24.732 15.212 9.520 162,58 8 Lợi nhuận (TPr) 1.000Đ 9.162 422 8.740 2171,09 9 Hiệu quả kinh tế (H) Lần 1,26 1,01 0,25 124,56

Qua bảng 4.7 có thể thấy:

Năng suất lúa BT13 cao hơn hẳn lúa Đoàn kết nên sản lượng của lúa BT13 cũng cao hơn hoàn toàn đạt 55,415 tạ/ha so với lúa đoàn kết chỉ là 43,515 tạ/ha, tăng 11,9 ta/ha. Cũng với đó hai loại giống lúa này có nhưng ưu điểm như nhau nên giá cả bán ra thị trường cũng tương đương với nhau. Vậy qua bảng số liệu trên ta có thể thấy giống lúa BT13 mạng là hiểu quả cao hơn so với lúa Đoàn kết.

Sự chênh lệch về năng suất dẫn đến sản lượng cũng chênh lệch theo cho nên khi tính hiệu quả kinh tế với giá bán ra theo thị trường là 8000đ/kg sẽ là: Tổng giá trị thu được trên 1ha lúa BT13 là 44.332.000đ còn lúa Đoàn kết chỉ là 34.390.000 tăng 27,39%. Thu nhâp hỗn hợp khi sản xuất lúa BT13 cao hơn khi sản xuất lúa Đoàn Kết là 9.520.000 tăng 62,58%. Lợi nhuận từ việc sản xuất lúa BT13 là 9.162.000 còn đối với giống lúa Đoàn kết là 422.000. Như vậy ta thấy rõ ràng lợi nhuận rất lớn từ việc sản xuất lúa BT13 còn đối với lúa Đoàn Kết chỉ là 422.000đ một con số quá khiêm tốn, nếu tính về giá trị kinh tế thì không đạt, nhưng người dân ở đây từ xưa đến nay chủ yếu là trồng lúa đểăn và lấy công làm lãi là chủ yếu.

Khi trồng lúa BT13 ta thấy hiệu quả kinh tế là vượt trội hơn so với khi trồng lúa Đoàn Kết:

HBT13 = Q/C = 44.332.000/35.170.000 = 1,26 lần. HĐoàn Kết = Q/C = 34.812.000/34.390.000 = 1,01 lần.

Như vậy, hiệu quả kinh tế khi trồng lúa BT13 mang lại là 1,26 lần cao hơn giống láu Đoàn kết chỉ 1,01lần. theo như ta tính ở trên thì tính khi ta bỏ ra 1000đ để trồng lúa BT13 sẽ thu về 1.260đ tổng giá trị sản xuất, còn khi ta bỏ 1000đđể sản xuất lúa Đoàn kết thì chỉ thu lại được 1.010đ như vậy là không có lãi.

Một công lao động khi bỏ ra để sản xuất lúa BT13 sẽ thu được lợi nhuận là 46.700đ trong khi 1 công lao động đó khi bỏ ra để sản xuất lúa Đoàn kết chỉ thu được lợi nhuận là 2059đ. Lợi nhuận khi thực hiện việc sản xuất lúa BT13 so với lúa Đoàn kết là hơn 44.631đ/1 công lao động.

Vậy, qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy việc sản xuất lúa BT13 mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với việc sản xuất lúa Đoàn Kết.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã Đa Thông – huyện Thông Nông – tỉnh Cao Bằng. (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)