7. Bố cục khóa luận
2.2.2. Thời kì giao lưu văn hóa Đông Tây
Văn hóa Việt ở Nam Bộ được giao thoa, hội nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau. Trong hành trình ấy, thời kì giao lưu văn hóa Đông- Tây đã đem đến nhiều sự biến đổi. Đây là mốc thời gian quan trọng trong hành trình xây dựng và đi lên của đất nước Việt Nam nói chung và vùng Nam Bộ nói riêng. Thói quen làm nên phong tục và phong tục làm nên nét văn hoá riêng của mỗi dân tộc. Đối với vùng đất mới Nam Bộ, quá trình giao lun văn hoá diễn ra quá nhanh khiến cho việc bảo lưu văn hoá truyền thống luôn đi kèm với việc làm mới nó hoặc dung hoà nó. Có thể nói rằng, giao thoa văn hoá chính là một trong nhũng bản sắc của văn hoá Nam Bộ. Nó khiến cho văn hoá Nam Bộ vừa tương đồng, lại vừa khác biệt với cội nguồn của nó là văn hoá Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và Trung Bộ.
Những đứa con thương của đất mẹ là một minh chúng cụ thể nhất cho sự giao lưu văn hóa, mà ở đây sự giao thoa ấy bắt đầu từ nhũng điều nhỏ nhặt nhất. Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam, từ những đồ dùng hàng ngày, cho đến ngôn ngữ. Những tiếng như Yet, Nô, Đô-la, Ô-kê... cho đến đủ thứ nhạc Blues, Rock, Jazz dần thay the cho Vọng cổ... Nhân vật Tuấn bắt gặp chín me Huê Kì, ban đầu đã khinh rẻ, coi thường những con người như
thế. Nhưng rồi anh đã phải có cái nhìn khác. Khi anh thấy chín me Tây ăn bánh xèo với muối chanh ớt như để trả thù đồ hộp, họ nghe Vọng cổ thật to như để trả thù sự thì thầm của nhạc đ ài... Tuấn giật mình, và thấy họ thật gần gũi biết bao. Trước kia, những con người ấy là những cô gái chăn trâu cắt cỏ, những người Việt Nam thực thụ. Và dù có ở với mấy ông Huê Kì kia đến hai chục năm chăng nữa, thì họ vẫn mãi là người Việt Nam một trăm phần trăm. Câu chuyện tưởng chừng đon giản, nhưng đằng sau nó là biết bao điều cần suy ngẫm. Giao liru văn hóa là cơ hội để con người học hỏi văn minh, để khám phá những điều thú vị, nhưng không phải vì thế mà đánh mất những giá trị truyền thống dân tộc. Những giá trị ấy sẽ cùng hòa nhập với những điều mới, để tạo nên bản sắc riêng của dân tộc Việt.
Truyện ngắn Cho tay này lấy tay kia kể về những phát minh khoa học của phương Tây đã cún sống một mảnh đời bất hạnh. Rồi truyện Mả cũ bên đường kể về một Sài Gòn cổ kính, 1'êu phong đang du nhập những nét văn hóa mới của phương Tây để làm giàu có và phong phú thêm nét văn hóa bản địa.
Trong quá trình giao thoa văn hoá, cư dân Việt nơi đây đã không tiếp thu trọn gói các nền văn hoá khác mà chỉ lựa chọn những yếu tố đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần để bổ sung vào hành trang văn hoá mang theo. Vì vậy, văn hoá Việt nơi đây không tự đánh mất mình mà chỉ tái tạo các giá trị văn hoá mà vùng đất này thu nạp được theo hướng làm cho nó thích ứng với văn hoá Việt, với nhu cầu của người Việt trên vùng đất mới. Có thể nói, sự tái tạo các giá trị văn hoá đó cũng là một bản sắc của văn hoá nơi đây. Uyển chuyển, linh động, phóng khoáng, bao dung, dần dà đã trở thành bản sắc của văn hoá Việt ở Nam Bộ và văn hoá Nam Bộ nói chung. Và kết quả là giao lun văn hóa Đông -Tây có ảnh hưởng to lớn, là cuộc giao lun có chọn lọc, hòa nhập nhưng không hòa tan. Vì vậy, nền văn hóa nơi đây càng thêm phong phú, đa dạng và có sức hấp dẫn riêng.