7. Bố cục của luận văn
2.6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn
chọn phần Dòng điện xoay chiều môn Vật lí lớp 12 (Ban Cơ bản)
ở đây tôi soạn thảo một hệ thống câu hỏi theo phương pháp TN khách quan nhiều
lựa chọn cho "Dòng điện xoay chiều", mỗi câu hỏi sẽ có 4 lựa chọn trong đó chỉ một
lựa chọn đúng. Các mồi (nhử) được xây dựng trên sự phân tích những sai lầm của HS khi
học chương "Dòng điện xoay chiều".
Trong hệ thống các câu hỏi, như đã đề cập ở phần mục đích của KT, các câu hỏi có thể dùng xây dựng: bài KT 15 phút, KT 1 tiết hoặc làm một bài KT cuối kì hay cuối
phần "Dòng điện xoay chiều" để xếp hạng HS. Tuỳ vào mục đích KT và đối tượng KT
48
Nghiên cứu về cách phân loại các hoạt động nhận thức, vận dụng vào phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ quan tâm đến ba mức độ nắm vững tri thức là: nhận biết, hiểu, vận dụng
Câu1: Gọi u, U, Um lần lượt là hiệu điện thế tức thời, hiệu điện thế hiệu dụng và hiệu điện thế cực đại của dòng điện xoay chiều. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về hiệu điện thế dao động điều hoà?
A. Hiệu điện thế dao động điều hoà là hiệu điện thế biến thiên theo thời gian. B. Hiệu điện thế dao động điều hoà ở hai đầu khung dây có tần số góc không bằng vận tốc góc của khung dây đó khi nó quay trong từ trường.
C. Biểu thức hiệu điện thế dao động điều hoà có dạng: U Umcos(t) D. Biểu thức hiệu điện thế dao động điều hoà có dạng: uUmcos(t ) Đáp án đúng: D
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Hiệu điện thế dao động điều hòa Mức độ:Nhận biết
Học sinh chỉ cần ghi nhớ đầy đủ khái niệm về hiệu điện thế dao động điều hòa và nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều là có thể chọn được phương án đúng là D. Nếu chỉ nhớ định nghĩa về dòng điện xoay chiều thì sẽ chọn phương án A. Nếu chỉ nhớ công thức toán học dòng điện xoay chiều thì sẽ chọn phương án C. Nếu chỉ nhớ nguyên tắc hoạt tạo ra dòng xoay chiều thì sẽ chọn phương án B.
Câu 2: Biết i, I, Im lần lượt là cường độ tức thời, cường độ hiệu dụng và biên độ của dòng điện xoay chiều đi qua một điện trở R trong thời gian t. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở được xác định bằng công thức: A. Q = Ri2t B. Q = RI2t m C. Q = RI2t D. Q = t 4 I R 2 m
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Sự tiêu thụ điện năng của điện trở thuần Mức độ: Nhận biết
Học sinh cần nhớ đúng khái niệm về giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều thì có thể chọn được phương án đúng là C. Nếu nhầm lẫn giữa các khái niệm về các giá trị tức thời, cực đại, hiệu dụng thì có thể chọn phương án B, hoặc A. Nếu nhớ sai công thức tính giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng thì chọn phương án D.
49 Câu 3: Số chỉ của Ampe kế nhiệt cho biết:
A. cường độ dòng điện xoay chiều.
B. giá trị cực đại của cường độ dòng điện xoay chiều. C. giá trị tức thời của cường độ dòng điện xoay chiều. D. giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều.
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:cách đo giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện xoay chiều Mức độ:Nhận biết
Học sinh chỉ cần nắm được nguyên tắc hoạt động của các thiết bị đo đối với mạch điện xoay chiều là chỉ giá trị hiệu dụng thì có thể chọn được phương án đúng là D. Nếu không phân biệt được các giá trị cực đại, tức thời, hiệu dụng thì có thể chọn phương án B hoặc C. Nếu nhầm lẫn giữa khái niệm về dòng điện không đổi và dòng điện xoay chiều thì sẽ chọn phương án A.
Câu 4: Số chỉ của Vôn kế nhiệt cho biết:
A. hiệu điện thế giữa hai đầu của mạch điện xoay chiều.
B. giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều. C. giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều. D. giá trị tức thời của hiệu điện thế giữa hai đầu mạch điện xoay chiều.
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:cách đo giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế mạch điện xoay chiều
Mức độ:Nhận biết
Học sinh chỉ cần nắm được nguyên tắc hoạt động của các thiết bị đo đối với mạch điện xoay chiều là chỉ giá trị hiệu dụng thì có thể chọn được phương án đúng là C. Nếu không phân biệt được các giá trị cực đại, tức thời, hiệu dụng thì có thể chọn phương án B hoặc D. Nếu nhầm lẫn giữa khái niệm vê dòng điện không đổi và dòng điện xoay chiều thì sẽ chọn phương án A.
Câu 5: Dòng điện xoay chiều có cường độ dòng điện tức thời là: ) 6 t 314 ( 828 , 2 i .
Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Tần số của dòng điện bằng 100 Hz. B. Cường độ dòng điện hiệu dụng bằng 2 A.
50 C. Tần số của dòng điện bằng 314 Hz.
D. Cường độ dòng điện cực đại bằng 2,828 2 A.
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:khái niệm các đại lượng vật lý của dòng điện xoay chiều
Mức độ: Hiểu.
Học sinh chỉ cần phân biệt được các giá trị tức thời, cực đại, hiệu dụng và nhớ được công thức tính giá trị hiệu dụng của dòng xoay chiều thì có thể chọn được phương án đúng là B. Nếu nhầm lẫn giữa các giá trị cực đại, hiệu dụng thì sẽ chọn phương án D. Nếu nhầm lẫn giữa khái niệm tần số và tần số góc thì sẽ chọn phương án C. Nếu nhớ sai về công thức liên hệ giữa tần số góc với tần số là: fthì sẽ chọn phương án A.
Câu 6: Đối với dòng điện xoay chiều, cuộn dây thuần cảm có tác dụng:
A. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở nhiều.
B. Cản trở dòng điện, hiệu điện thế đặt vào cuộn cảm càng lớn thì cản trở càng lớn. C. Cho dòng điện đi qua một cách dễ dàng.
D. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở nhiều.
Mục đích Kiểm tra kiến thức: Tính chất cảm kháng của cuộn cảm
Mức độ:Hiểu
Học sinh cần nắm được công thức tính cảm kháng và hiểu là cảm kháng phụ thuộc vào tần số của dòng điện thì có thể chọn được phương án đúng là D. Nếu nhớ nhầm
công thức tính dung kháng là
L 1
ZL thì sẽ chọn phương án A. Nếu chỉ suy luận toán
học một cách máy móc từ công thức của định luật Ôm thì sẽ chọn phương án B. Nếu nhớ nhầm là tác dụng của cuộn cảm đối với dòng xoay chiều cũng giống như tác dụng của cuộn cảm đối với dòng không đổi thì sẽ chọn phương án C.
Câu 7: Đối với dòng điện xoay chiều, tụ điện có tác dụng:
A. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng lớn càng bị cản trở ít. B. Cản trở dòng điện, dòng điện có tần số càng nhỏ càng bị cản trở ít.
C. Cản trở dòng điện, hiệu điện thế đặt vào tụ điện càng lớn thì cản trở càng lớn. D. Không cho dòng điện xoay chiều đi qua.
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:tính chất dung kháng của tụ điện Mức độ: Hiểu.
51
Học sinh cần nắm được công thức tính dung kháng và hiểu là dung kháng phụ thuộc vào tần số của dòng điện thì có thể chọn được phương án đúng là A. Nếu nhớ nhầm công thức tính dung kháng là ZC C thì sẽ chọn phương án C. Nếu chỉ suy luận toán học một cách máy móc từ công thức của định luật Ôm thì sẽ chọn phương án B. Nếu nhớ nhầm là tác dụng của tụ điện đối với dòng xoay chiều cũng giống như tác dụng của tụ điện đối với dòng không đổi thì sẽ chọn phương án D.
Câu 8: Người ta thường mắc nối tiếp một tụ điện với một động cơ điện nhằm: A. làm tăng công suất cung cấp cho động cơ.
B. làm tăng độ lệch pha giữa hiệu điện thế so với cường độ dòng điện. C. làm tăng công suất tiêu thụ của động cơ.
D. làm giảm hệ số công suất tiêu thụ của động cơ.
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: ý nghĩa vật lý của hệ số công suất Mức độ: Vận dụng
Học sinh cần nắm được nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện và nhớ được ý nghĩa vật lý của hệ số công suất thì có thể chọn được phương án đúng là C. Nếu hiểu nhầm là mắc thêm tụ điện là để tăng công suất của nguồn điện thì sẽ chọn phương án A. Nếu không nhớ nguyên tắc cấu tạo của động cơ điện mà coi rằng động cơ điện chỉ có điện trở thuần thì sẽ chọn phương án B hoặc D.
Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện thuần dung kháng?
A. Tụ điện không cho dòng điện xoay chiều “đi qua” nó. B. Cường độ dòng điện qua tụ điện trễ pha
2
so với hiệu điện thế hai đầu tụ điện. C. Dòng điện hiệu dụng qua tụ tính bởi biểu thức I .C / U
D. Dòng điện hiệu dụng qua tụ tính bởi biểu thức I .C.U
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Tính chất của mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện.
Mức độ: Nhận biết
Học sinh chỉ cần ghi nhớ đầy đủ các tính chất của mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện là có thể chọn được phương án đúng nhất là D. Nếu chỉ nhớ đến hiện tượng tích điện và phong điện của tụ khi mắc vào mạch điện xoay chiều thì sẽ chọn phương án A.
52
Nếu chỉ nhớ đến mối quan hệ về pha giữa cường độ dòng điện so với hiệu điện thế thì sẽ chọn phương án B. Nếu chỉ nhớ công thức địng luật Ôm thì sẽ chọn phương án C.
Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng?
A. Cường độ dòng điện qua cuộn dây thuần cảm sớm pha 2
so với hiệu điện thế hai đầu cuộn dây thuần cảm.
B. Cường độ dòng điện qua cuộn dây thuần cảm trễ pha 2
so với hiệu điện thế hai đầu cuộn dây thuần cảm.
C. Dòng điện qua cuộn dây tính bởi biểu thức: I LU D. Cảm kháng của cuộn dây tỉ lệ với hiệu điện thế đặt vào nó.
Mục tiêu :Kiểm tra kiến thức: Tính chất của mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng.
Mức độ: Nhận biết.
Học sinh chỉ cần ghi nhớ đầy đủ các tính chất của mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm kháng là có thể chọn được phương án đúng là B. Nếu nhớ nhầm sang pha của mạch chỉ có tụ điện thì có thể chọn phương án A. Nếu nhớ sai công thức
tính cảm kháng là ZL=
L
1
hoặc nhớ sai công thức tính I=UZL thì chọn phương án C.
Nếu không nắm được là cảm kháng phụ thuộc vào độ tự cảm và tần số của dòng điện mà
suy luận toán học một cách máy móc theo công thức
I U
Z L
L thì chọn phương án D.
Câu 11: Điều nào sau đây là đúng khi nói về đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần?
A. Pha của dòng điện qua điện trở luôn bằng không.
B. Mỗi liên hệ giữa dòng điện hiệu dụng và hiệu điện thế hiệu dụng là I U
R . C. Dòng điện và hiệu điện thế hai đầu điện trở luôn cùng pha.
53
D. Nếu hiệu điện thế hai đầu điện trở có biểu thức uUmcos(t)thì biểu thức dòng điện qua điện trở là iImcost
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Tính chất của mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần. Mức độ: Hiểu.
Học sinh cần hiểu đầy đủ các tính chất của mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần là có thể chọn được phương án đúng là C. Nếu không hiểu đúng là chỉ khi pha của hiệu điện thế bằng không thì pha của cường độ dòng điện mới bằng không thì có thể chọn phương án A hoặc D. Nếu nhớ sai công thức tính hiệu điện thế hiệu dụng trong đoạn mạnh chỉ có điện trở thuần thì chọn phương án B.
Câu 12: Một mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần, thì độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch là:
A. Sớm pha một góc là 2 B. Trễ pha một góc là 2 C. Cùng pha D. Sớm pha một góc là
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức: Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điên thế của mạch điện xoay chiều.
Mức độ: Vận dụng
Học sinh cần nắm được tính chất về độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với hiệu điện thế trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần và trong đoạn mạch RLC mắc nối tiếp có xảy ra hiện tượng cộng hưởng là có thể chọn được phương án đúng là C.
*Học sinh nhầm với đọan mạch chỉ có tụ điện sẽ chọn A. * Học sinh nhầm với đọan mạch chỉ có cuộn cảm sẽ chọn B. * Học sinh không nhớ chắc sẽ chọn D.
Câu 13: Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm kháng mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện một hiệu điện thế xoay chiều có dạng: u Umcost. Biểu thức nào sau đây là biểu thức đúng của tổng trở?
A. 2 )2 C 1 L ( R Z B. 2 )2 C 1 L ( R Z C. 2 )2 C 1 L ( R Z D. 2 )2 C 1 L ( R Z
54
Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức:công thức tính tổng trở của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp.
Mức độ: Nhận biết.
Học sinh chỉ cần ghi nhớ công thức tính tổng trở của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp là có thể chọn được phương án đúng là D. Nếu nhớ không đúng thì có thể chọn một trong các phương án phương án A, hoặc B, hoặc C.
Câu 14: Một mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện một hiệu điện thế xoay chiều có dạng:u Umcost. Biểu thức nào sau đây là biểu thức đúng về độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế?
A. 1 L C tg . R B. tg ( L 1 )R. C C. R L 1 C tg D. 1 L C tg . R
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:công thức tính độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp.
Mức độ: Nhận biết.
Học sinh chỉ cần ghi nhớ công thức tính độ lệch pha giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp là có thể chọn được phương án đúng là D. Nếu nhớ không đúng thì có thể chọn phương án A hoặc B. Nếu nhớ sai về công thức tính cảm kháng và dung kháng thì chọn phương án C.
Câu 15: Công thức nào sau đây là công thức đúng về điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch RLC?
Chọn phương án đúng A. LC 1 B. LC 2 1 f C. LC 1 2 D. LC 2 1 f2
55
Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức:điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện của mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp.
Mức độ: Nhận biết.
Học sinh chỉ cần ghi nhớ biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa tần số của dòng điện xoay chiều với độ tự cảm của cuộn dây và điện dung của tụ điện là có thể chọn được phương án đúng là B. Nếu nhớ không đúng thì có thể chọn phương án A hoặc C. Khi chuyển đổi từ tần số góc sang tần số của dòng điện xoay chiều mà nhầm lẫn trong tính