7. Bố cục của luận văn
2.3. Những sai lầm phổ biến của học sinh
Qua các thông tin thu thập từ học sinh và việc điều tra giáo viên trực tiếp giảng dạy ở một số trường THPT thuộc tỉnh Bắc Giang cho thấy học sinh thường mắc những sai lầm sau:
* Về khái niệm các đại lượng đặc trưng cho mạch điện xoay chiều:
+ Lẫn lộn giữa các giá trị tức thời, cực đại và hiệu dụng.
+ Không phân biệt được là số chỉ của ampe kế, vôn kế là cho biết giá trị cường độ dòng điện, hiệu điện thế hiệu dụng của dòng điên xoay chiều.
* Về mối liên hệ giữa các đại lượng trong các đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh:
+ Nắm được công thức tính cảm kháng, dung kháng nhưng không hiểu được là giá trị cảm kháng, dung kháng phụ thuộc vào tần số của dòng điện.
+ Hiểu sai về pha của cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần luôn bằng không.
39
+ Hay nhầm lẫn khi đi so sánh pha của cường độ dòng điện so với hiệu điện thế và ngược lại.
+ Thường hay bỏ qua giá trị điện trở thuần của cuộn cảm.
+ Khi đi giải các bài toán về cực trị của mạch điện xoay chiều còn hay nhầm sang hiện tượng cộng hưởng điện. Thường lúng túng trong việc phải biến đổi các công thức về các dạng cơ bản khi giải các bài toán cực trị.
+ Thường vẽ và tổng hợp sai các vectơ trong giản đồ vectơ Frexnen của bài toán mạch RLC không phân nhánh mà cuộn cảm có điện trở thuần.
* Về máy phát điện:
+ Hay mắc sai lầm khi đi tính giá trị pha ban đầu của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.
+ Hay nhầm về đơn vị đo tốc độ quay của phần cảm (rôto) trong máy phát điện.
* Về biến đổi dòng điện xoay chiều:
+ Thường không phân biệt được giá trị hiệu điện thế dây và hiệu điện thế pha trong hệ thống dòng điện ba pha.
+ Thường bỏ qua giá trị điện trở thuần cuộn sơ cấp và thứ cấp trong máy biến thế điện
* Về truyền tải dòng điện xoay chiều:
Thường nhầm lẫn giữa khoảng cách từ nơi sản xuất điện đến nơi tiêu thụ điện với chiều dài của dây dẫn nên tính giá trị điện trở thuần sai.