Soạn thảo hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Một phần của tài liệu Ứng dụng trắc nghiệm khách quan vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí ở trường trung học phổ thông (thể hiện qua phần dòng điện xoay chiều Vật lý lớp 12 THPT chương trình cơ bản) (Trang 39)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Soạn thảo hệ thống câu hỏi theo phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

chọn chương "Dòng điện xoay chiều" Vật lý 12- THPT

ở đây chúng tôi soạn thảo một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương "Dòng điện xoay chiều", mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn trong đó chỉ có một lựa chọn đúng. Các mồi được xây dựng trên sự phân tích những sai lầm của học sinh khi học chương "Dòng điện xoay chiều".

Trong hệ thống các câu hỏi có thể dùng để làm bài kiểm tra 15 phút, một tiết hoặc các bài kiểm tra đầu giờ, cuối giờ để đánh giá chất lượng kiến thức học sinh trong khi học hoặc sau khi học chương "Dòng điện xoay chiều". Tùy mục đích kiểm tra và đối tượng kiểm tra mà giáo viên chọn số lượng và câu hỏi cụ thể nào. Có thể dùng hệ thống câu hỏi như là các bài tập giao cho học sinh để họ tự kiểm tra, đánh giá kết quả học của bản thân.

Nghiên cứu về cách phân loại các hoạt động nhận thức vận dụng vào phạm vi nghiên cứu đề tài chúng tôi chỉ quan tâm đến 3 trình độ nắm vững tri thức: nhận biết, hiểu, vận dụng.

40

2.4.1. Bảng ma trận 2 chiều

Chúng tôi chia chương "Dòng điện xoay chiều" thành 6 khối kiến thức cơ bản 1. Các đại lượng vật lý đặc trưng cho mạch điện xoay chiều.

2. Mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý trong mạch điện cơ bản.

3. Mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý trong các mạch điện không phân nhánh. 4. Máy phát điện xoay chiều

5. Biến đổi dòng điện xoay chiều 6. Truyền tải điện năng đi xa.

Các khối kiến thức được xác định với các mục tiêu học sinh cần đạt được sau khi học xong chương "Dòng điện xoay chiều".

Trình độ Nội dung Nhận biết (Nhớ) Hiểu (áp dụng tình huống quen thuộc)

Vận dụng (Vận dụng linh hoạt giải quyết vấn

đề mới) 1. Các đại lượng vật lý đặc trưng cho mạch điện xoay chiều - Nhớ được định nghĩa về dòng điện xoay chiều. - Nhớ được định nghĩa và công thức tính các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.

- Nhớ được các công thức tính cảm kháng, dung kháng của cuộn cảm và tụ điện trong mạch điện xoay chiều.

- Nhớ được định nghĩa về độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế của dòng điện xoay chiều.

- Phân biệt được các giá trị tức thời, cực đại, hiệu dụng.

- Hiểu được nguyên nhân gây ra tính chất cản trở dòng điện của cuộn cảm và tụ điện.

- Hiểu được là giá trị độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với hiệu điện thế

- Tính được I khi biết I0

- Tính được suất điện động cảm ứng cực đại và suất điện động cảm ứng hiệu dụng

- Viết được biểu thức suất điện động xoay chiều với các cách chọn gốc thời gian khác nhau. - Viết được biểu thức dòng điện xoay chiều, hiệu điện thế xoay chiều với các cách chọn gốc thời gian khác nhau. -Tính được cảm kháng và dung kháng - Chỉ ra được sự phụ thuộc của dung kháng và cảm kháng vào tần số và C; L -Tính được độ lệch pha giữa dòng điện

41

- Nhớ được công thức tính công suất tiêu thụ điện của một đoạn mạch điện xoay chiều.

phụ thuộc vào tính chất của mạch điện. - Hiểu được ?ý nghĩa vật lí của hệ số công suất và hiệu điện thế trong một số trường hợp - Chỉ ra được sự phụ thuộc của hệ số công suất vào các đại lượng : R; ZL ; ZC 2. Mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý trong mạch điện xoay chiều cơ bản - Nhớ được công thức về định luật Ôm và độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.

- Nhớ được công thức về định luật Ôm và độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch chỉ có cuộn dây thuần cảm.

- Nhớ được công thức về định luật Ôm và độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch chỉ có tụ điện. - Vẽ được đúng giản đồ vectơ Frexnen cho đoạn mạch chỉ có R, hoặc chỉ có L hoặc chỉ có C.

- Phân biệt được thế nào là độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế và ngược lại.

- Vận dụng đặc điểm, tính chất của từng loại đoạn mạch để qua đó phân biệt được từng loại đoạn mạch chỉ có R, hoặc chỉ có L hoặc chỉ có C trong bài toán hộp đen. 3. Mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý trong các loại đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh - Nhớ được công thức về định luật Ôm: Z U I  - Nhớ được công thức tính tổng trở của các loại đoạn mạch không phân nhánh: 2 2 L RL R Z Z   2 2 C RC R Z Z   2 2 ) ( L C RLC R Z Z Z    - Nhớ được công thức tính hệ số công suất: Z R   cos - Hiểu được cách chuyển từ phép cộng đại số các giá trị hiệu điện thế tức thời sang phép cộng các vectơ (phương pháp giản đồ vectơ Frexnen).

- Tính được I, , công suất tiêu thụ của mạch điện khi

- Vận dụng giản đồ vectơ Frexnen tính được độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với hiệu điện thế. - Vận dụng giản đồ vectơ Frexnen để xây dựng các công thức tính tổng trở và độ lệch pha giữa cường độ dòng điện so với hiệu điện thế trong bài toán mạch RLC với cuộn dây

42 - Nhớ được công thức tính độ lệch pha giữa hiệu điện thế so với cường độ dòng điện: +Mạch RL: R Z tg  L +Mạch RC: R Z tg  C +Mạch RLC: R Z Z tg LC  

- Nhớ được điều kiện để xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch RLC: LC 1 2   biết U và Z. - Hiểu được tính chất của hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch RLC là khi LC 1 2   thì cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại và hiệu điện thế với cường độ dòng điện luông cùng pha với nhau và ngược lại.

có điện trở thuần. - Vận dụng đặc điểm mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí trong các loại đoạn mạch để giải bài toán hộp đen.

- Vận dụng đặc điểm mối quan hệ giữa các đại lượng vật lí trong các loại đoạn mạch, điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện và tính chất của hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch RLC để giải được các bài toán cực trị 4. Máy phát điện xoay chiều - Nhớ được nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha. - Nhớ được công thức tính tần số biến thiên của suất điện động cảm ứng trong máy phát điện xoay chiều một pha: f = pn/60

- Nhớ được định nghĩa về dòng điện ba pha.

- Nhớ được nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều ba pha.

- Nhớ được công thức liên hệ giữa Udây và Upha:

- Giải thích được sự xuất hiện của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.

- Biểu diễn được hệ thống dòng điện ba pha bằng các hàm số và bằng đồ thị. - Phân biệt được Udây, Upha ở các cách

- Vận dụng các công thức về giá trị từ thông gửi qua khung dây và sự liên hệ giữa tốc độ biến thiên của từ thông với suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây để giải các bài toán về sản xuất dòng điện xoay chiều.

- Vận dụng công thức liên hệ giữa Udây, Upha và kiến thức về mạch RLC không phân nhánh để giải các bài toán về sự tiêu thụ điện

43

pha

day U

U  3 mắc hình sao và hình

tam giác.

năng ở các tải tiêu thụ điện. 5. Biến đổi dòng điện xoay chiều - Nhớ được nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc cấu tạo của động cơ không đồng bộ ba pha.

- Nhớ được nguyên tắc hoạt động và nguyên tắc cấu tạo của máy biến thế điện. - Nhớ được công thức tỷ số biến áp: 1 2 2 1 2 1 I I N N U U   - Giải thích được hiện tượng khung dây dẫn đặt trong từ trường quay sẽ quay trong từ trường đó. - Giải thích được hiện tượng khung dây luôn quay chậm hơn từ trường.

- Giải thích được sự xuất hiện và vai trò của các giá trị suất điện động cảm ứng xuất hiện ở cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp. - áp dụng đúng các công thức 1 2 2 1 2 1 I I N N U U   - Tính được công suất tiêu thụ điện của động cơ và công suất do động cơ sinh ra.

- Vận dụng các công thức định luật Ôm cho đoạn mạch có chứa máy thu và đoạn mạch có chứa nguồn điện để giải các bài toán về máy biến thế mà ở cuộn sơ cấp, cuộn thứ cấp có giá trị điện trở thuần. 6. Truyền tải điện năng đi xa.

- Nhớ được công thức công suất hao phí trên dây dẫn: 2 2 2 U R P R I P  

- Hiểu được vai trò của máy biến thế trong việc truyền tải điện năng đi xa

- Vận dụng các kiến thức về máy biến thế để giải các bài toán về sự hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện.

2.4.2. Bảng phân bố số câu hỏi theo mục tiêu giảng dạy

Trình độ nhận thức Nội dung kiến thức

Nhận biết Hiểu Vận dụng Tổng cộng % 1. Các đại lượng vật lý đặc trưng cho mạch

điện xoay chiều

4 3 1 8 15,4

2. Mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý trong mạch điện xoay chiều cơ bản

2 1 1 4 7,7

3. Mối quan hệ giữa các đại lượng vật lý trong các loại đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh

3 5 10 18 34,6

4. Máy phát điện xoay chiều 4 3 3 10 19,2

5. Biến đổi dòng điện xoay chiều 1 2 3 6 15,4

6. Truyền tải điện năng đi xa. 1 1 2 4 7,7

Tổng 15 15 20 50 100

44 2.5 Thiết kế các loại đề kiểm tra

2.5.1 Mục đích, ý nghĩa của đề kiểm tra

Học sinh là đối tượng, là sản phẩm của giáo dục, đồng thời là chủ thể của quá trình giáo dục, do đó đề kiểm tra học sinh giữ vị trí đặc biệt trong việc điều tra đánh giá giáo dục.Thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, giáo viên nhận biết được khả năng giáo dục của mình, biết được phương pháp, cách thức giáo dục nào là tối ưu đối với học sinh, đồng thời thông qua đó, người học sinh cũng tự biết được khả năng của mình tới đâu, để điều chỉnh, hoàn thiện bản thân mình, từ đó để trở thành một học sinh toàn diện.

Sử dụng đề kiểm tra để đánh giá học sinh như một phương pháp dạy học, đồng thời qua đó có được những thông tin phản hồi giúp giáo viên, học sinh điều chỉnh cách dạy, cách học, thay đổi phương pháp dạy, học cho phù hợp...

Việc kiểm tra đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài” giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy. Kiểm tra, đánh giá kết hợp với theo dõi thường xuyên, tạo điều kiện cho giáo viên nắm được một cách cụ thể và khá chính xác năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách để có biện pháp giúp đở riêng thích hợp, qua đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Đề dùng để kiểm tra, đánh giá được thiết kế một cách công phu sẽ cung cấp cho giáo viên không chỉ những thông tin về trình độ mà còn tạo điều kiện cho giáo viên nắm được những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động viên hoặc giúp đở kịp thời. Kiểm tra đánh giá giữ một vai trò rất quan trọng và quyết định đối với chất lượng đào tạo.

2.5.2 Mục tiêu của đề kiểm tra

Chúng ta kiểm tra, đánh giá cái gì ở học sinh về mặt kiến thức, kỹ năng hay thái độ? Chúng ta chờ đợi ở học sinh điều gì, họ có thể làm gì, biết gì, nghĩ gì?...Các mục tiêu này cần phải phát biểu một cách rõ ràng và dưới dạng những điều có thể quan sát được và đo được. Xác định mục đích và mục tiêu là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình kiểm tra đánh giá. Để xây dựng đề kiểm tra được tốt thì cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy, thể hiện các hành vi hay năng lực cần phát triển ở học sinh như là kết quả giảng dạy.

2.5.3. Thiết kế đề kiểm tra 15 phút

45

Đề kiểm tra 15 phút (đề kiểm tra thường xuyên) phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Nội dung kiến thức bao quát bài cũ đã học và những kiến thức có liên quan đến bài mới được học.

- Đảm bảo mục tiêu dạy học; bám sát chương trình kiến thức, kĩ năng và Mức độ: về thái độ ở các mức độ đã được qui định trong bài.

- Đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Phù hợp với thời gian kiểm tra.

- Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.

2.5.3.2. Tiêu chí của đề kiểm tra 15 phút

Các tiêu chí đề kiểm tra 15 phút cần đạt là:

- Nội dung không nằm ngoài chương trình. - Nội dung trọng tâm chủ yếu ở tiết dạy trước .

- Các câu hỏi của đề kiểm tra được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ mức độ của đề. - Mỗi câu hỏi phải phù hợp với thời gian dự kiến trả lời và số điểm dành cho nó. 2.5.4. Thiết kế các loại đề kiểm tra 1 tiết

2.5.4.1. Yêu cầu đối với đề kiểm tra 1 tiết

Đề kiểm tra học kì phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: - Nội dung bao quát chương trình đã học.

- Đảm bảo mục tiêu dạy học, bám sát chương trình kiến thức, kĩ năng và Mức độ: về thái độ ở các mức độ đã được qui định trong các chương trình môn học, cấp học.

- Đảm bảo tính chính xác, khoa học. - Phù hợp với thời gian kiểm tra.

- Góp phần đánh giá khách quan trình độ học sinh.

2.5.4.2. Tiêu chí của đề kiểm tra 1 tiết

Các tiêu chí đề kiểm tra 1 tiết cần đạt là:

- Nội dung không nằm ngoài chương trình. - Nội dung rải ra trong chương.

- Có nhiều câu hỏi trong một đề. Xác định số lượng câu sẽ ra trong một đề kiểm tra, sao cho đối với học sinh trung bình mỗi câu trắc nghiệm khách quan cần khoảng thời gian từ 1 đến 2 phút để đọc và trả lời. Như vậy, một đề kiểm tra 1 tiết không nên có quá 45 câu và không ít hơn 15 câu.

46

- Tỉ lệ dành cho các mức độ nhận thức so với tổng số điểm phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng và Mức độ: về thái độ của từng bộ môn; đảm bảo tỉ lệ chung cho cấp học có thể lựa chọn như sau: nhận biết 20%; thông hiểu 40%; vận dụng 40%.

- Các câu hỏi của đề kiểm tra được diễn đạt rõ, đơn nghĩa, nêu đúng và đủ Mức độ: của đề. - Mỗi câu hỏi phải phù hợp với: đối tượng học sinh; thời gian dự kiến trả lời và số điểm dành cho nó.

2.5.4.3. Quy trình ra đề kiểm tra 1 tiết

Bước 1: Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung cần kiểm tra

Trước khi ra đề kiểm tra, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung; cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập

Một phần của tài liệu Ứng dụng trắc nghiệm khách quan vào việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lí ở trường trung học phổ thông (thể hiện qua phần dòng điện xoay chiều Vật lý lớp 12 THPT chương trình cơ bản) (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)