Các phép toán của GA

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án nghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyến (Trang 48)

6. Bố cục và nội dung của luận án

1.3.3. Các phép toán của GA

- Phép tái sinh: là quá trình các cá thể đƣợc sao chép dựa trên độ thích nghi của nó. Độ thích nghi là một hàm đƣợc gán các giá trị thực cho các cá thể trong quần thể của nó.

Phép tái sinh có thể mô phỏng nhƣ sau: tính độ thích nghi của từng cá thể trong quần thể, lập bảng cộng dồn các giá trị thích nghi đó (theo thứ tự gán cho từng cá thể). Giả sử quần thể có n cá thể, gọi độ thích nghi của các thể thứ iFi, tổng dồn thứ iFt, tổng độ thích nghi là Fm. Tạo số ngẫu nhiên F có giá trị trong đoạn [0, Fm]. Chọn cá thể k đầu tiên thỏa mãn F≥Ft

đƣa vào quần thể của thế hệ mới.

- Phép chọn lọc: là quá trình loại bỏ các cá thể xấu và để lại những cá thể tốt.

Phép chọn lọc đƣợc mô tả nhƣ sau: sắp xếp quần thể theo thứ tự độ thích nghi giảm dần. Loại bỏ các cá thể cuối dãy, chỉ để lại n cá thể tốt nhất.

- Phép lai ghép: đƣợc thực hiện bằng cách ghép một hay nhiều đoạn gen từ hai nhiễm sắc thể cha mẹ để hình thành nhiễm sắc thể mới mang đặc tính của cả cha lẫn mẹ.

Phép lai ghép có thể mô tả nhƣ sau: chọn ngẫu nhiên hai hay nhiều cá thể trong quần thể. Giả sử chuỗi nhiễm sắc thể của cha và mẹ đều có chiều dài là m. Tìm điểm lai ghép bằng cách tạo ngẫu nhiên một số từ 1 đến (m-1). Nhƣ vậy, điểm lai ghép này sẽ chia hai chuỗi nhiễm sắc thể cha mẹ thành hai nhóm nhiễm sắc thể con là m1m2. Hai chuỗi nhiễm sắc thể con lúc này sẽ

m11+m22m21+m12. Đƣa hai chuỗi nhiễm sắc thể con vào quần thể để tiếp tục tham gia quá trình tiến hóa.

- Phép đột biến: hiện tƣợng đột biến là khi một hoặc một số tính trạng của con không đƣợc thừa hƣởng từ hai nhiễm sắc thể cha mẹ. Phép đột biến xảy ra với xác suất thấp hơn nhiều lần so với xác suất xảy ra phép lai.

Phép đột biến có thể mô tả nhƣ sau: chọn ngẫu nhiên một số k từ khoảng m≥k≥1. Thay đổi giá trị của gen thứ k, đƣa nhiễm sắc thể con vào quần thể để tham gia quá trình tiến hóa tiếp theo.

Tóm lại, để áp dụng GA cho các bài toán tìm kiếm, ngƣời ta thƣờng tiến hành mã hoá các thông số của bài toán tìm kiếm thành các chuỗi trên tập ký tự. Mỗi chuỗi đại diện cho một điểm tìm kiếm trong không gian tìm kiếm. Một quần thể các chuỗi đƣợc khởi tạo ngẫu nhiên, sau đó tiến hoá từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ sau đƣợc tuyển chọn thông qua GA. Việc tìm kiếm trên nhiều điểm song song của GA có khả năng leo lên nhiều cực trị cùng lúc, thông qua các toán tử chính là tái sinh, chọn lọc, lai ghép và đột biến. GA trao đổi thông tin giữa các cực trị và tìm đƣợc cực trị toàn cục chứ không kết thúc việc tìm kiếm tại một số cực trị địa phƣơng. Tuy nhiên, một nhƣợc điểm của GA là thời gian cần thiết cho tính toán lớn. Chính vì vậy, cần phải cải tiến các phép toán của GA nhằm rút ngắn thời gian thực hiện đối với các bài toán tìm kiếm phức tạp.

Một phần của tài liệu Tóm tắt luận án nghiên cứu cải tiến bộ điều khiển sử dụng đại số gia tử cho đối tượng phi tuyến (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)