Quá trình hình thành Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tài chính của tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam (Trang 74)

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam là một Tập đoàn kinh tế lớn thuộc sở hữu Nhà nước, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có đóng góp cho ngân sách cao hơn tất cả

các doanh nghiệp nhà nước khác. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam đều do Chính phủ hoặc các cơ quan được Chính phủủy quyền quyết định thông qua các văn bản chính thức (Nghịđịnh, Thông tư, Quyết định).

Tháng 8/2006, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở

tổ chức lại bộ máy cơ quan Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các đơn vị trực thuộc. Chức năng của Tập đoàn là: (1) Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật (trong đó các hoạt động dầu khí là chủ yếu); (2) Ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân để triển khai các hoạt động dầu khí; (3) Tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí và các công ty con, các tổ chức và cá nhân khác; (4) Đầu tư vào các công ty con, các công ty liên kết vì mục tiêu lợi nhuận và phát triển ngành Dầu khí.

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tuy mới thành lập năm 2006 nhưng đã có lịch sử lâu dài được tạo ra bởi các tổ chức là tiền thân của nó (xem phụ lục 1).

Khi Tập đoàn mới được thành lập, nền kinh tế toàn cầu có rất nhiều biến động phức tạp (tình trạng lạm phát, suy giảm/ suy thoái kinh tế toàn cầu; giá dầu liên tục biến

động, đặc biệt trong giai đoạn giá dầu thấp (cuối 2008-2009), hầu hết các nhà thầu đều chủđộng giãn đầu tư trong hoạt động phát triển mỏ, nhất là các mỏ nhỏ, các mỏở các vùng nước sâu, xa bờ, ở các vùng nhạy cảm). Trong khi đó, tài nguyên dầu khí ngày một cạn kiệt, điều kiện TDKT khó khăn hơn, cạnh tranh quốc tế gay gắt hơn… đã tác

động mạnh tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn. Trong bối cảnh đó, Tập

đoàn đã có nhiều nỗ lực để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động của mình. Công tác TDKT dầu khí được triển khai tích cực ở cả trong nước và ngoài nước, theo đó, đã có thêm trên 30 phát hiện dầu khí mới, sản lượng khai thác vẫn duy trì ở mức 23-25 triệu

tấn dầu quy đổi/năm. Mặt khác, các hoạt động lọc hóa dầu, chế biến khí cũng từng bước phát triển. Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chính thức cho dòng sản phẩm xăng dầu

đầu tiên từ tháng 2/2009, đáp ứng đến 40% nhu cầu xăng dầu trong cả nước; hoàn thành và đưa vào vận hành thương mại Nhà máy Đạm Cà Mau năm 2012 đưa tổng sản lượng đạm của Tập đoàn năm 2012 lên đến 1,3 triệu tấn, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu phân urê trong cả nước. Ngoài ra, hàng loạt các dự án nhà máy điện được hình thành, trong đó có năm nhà máy điện là Cà Mau 1, Cà Mau 2, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2 và Phong điện Phú Quý… được đưa vào vận hành từ các năm 2008-2012, góp phần

đáng kể vào việc giảm bớt căng thẳng về nguồn cung cấp điện phục vụ cho công nghiệp, quốc phòng, dân sinh và các lĩnh vực khác của đất nước…

Cùng với sự phát triển của hoạt động TDKT dầu khí, các hoạt động dịch vụ cho lĩnh vực này cũng ra đời và phát triển, trong đó quan trọng nhất là dịch vụ kỹ thuật dầu khí (dịch vụ khoan, dung dịch khoan, cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các đội tàu…). Hàng năm, các dịch vụ dầu khí đã đóng góp khoảng 20-25% tổng doanh thu của toàn Tập đoàn.

Bên cạnh đó, sự gia tăng sản lượng dầu/ khí khai thác hàng năm và lãi từ các hợp đồng dầu khí đã là tiền đề cả về vật chất và tài chính cho sự ra đời và phát triển ngành công nghiệp khí - điện, hình thành công nghiệp lọc hóa dầu và chế biến khí... góp phần trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và lương thực cho Việt Nam, giúp Tập đoàn xây dựng và củng cố, phát triển thương hiệu trên thị trường dầu khí thế giới.

Với việc mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư từ các nhà thầu dầu khí nước ngoài, Tập đoàn đã tạo ra được sự phát triển tốt trong các hoạt động TDKT dầu khí. Trữ lượng dầu khí luôn được gia tăng hàng năm và tỷ lệ trữ lượng gia tăng trên trữ

lượng khai thác hàng năm luôn lớn hơn 1 (trữ lượng dầu khí gia tăng luôn lớn hơn trữ

lượng dầu khí đã khai thác). Việt Nam đã lần lượt đạt mốc khai thác tấn dầu thứ 100 triệu vào ngày 12/2/2001, khai thác tấn dầu thứ 200 triệu vào ngày 25/8/2006 và đạt mốc khai thác tấn dầu thứ 290 triệu vào ngày 31/5/2012. Nhờ vậy, Việt Nam luôn duy trì được vị trí là nước đứng thứ ba trong khu vực về khai thác dầu khí.

Cùng với việc tự lực thực hiện TDKT trong nước, Tập đoàn đã từng bước mở

rộng hoạt động TDKT dầu khí ra nước ngoài, đã hợp tác với nhiều công ty/nhà thầu dầu khí để TDKT dầu khí tại các khu vực Nga, Trung Đông, Nam Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương... Việc phát triển các quan hệ hợp tác với Nga (thông qua Liên doanh Việt Nga

Vietsovpetro giữa hai Chính phủ Nga - Việt Nam từ năm 1981, Liên doanh Rusvietpetro giữa Tập đoàn với Zarubezhneft từ năm 2008, Liên doanh Gazpromviet giữa Tập đoàn và Gazprom) là một trong những yếu tố dẫn tới các kết quả tích cực của Tập đoàn.

Tháng 6/2010, thực hiện chủ trương tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là đối với các Tập đoàn kinh tế nhà nước và các Tổng công ty lớn thuộc sở hữu Nhà nước, Chính phủ đã quyết định chuyển công ty mẹ của Tập đoàn thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên [50]. Sự chuyển đổi này cho phép xác định một cách rõ ràng hơn trách nhiệm của Nhà nước cũng như các chủ thể liên quan đối với việc quản lý và bảo toàn vốn của Nhà nước cũng như những trách nhiệm gắn với quyền sở hữu vốn của Nhà nước tại Tập đoàn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tài chính của tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam (Trang 74)