Xử lý số liệu, thống kê

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gibberelic acid đến sư ổn đin ̣h đăc ̣ tính không hôt ̣ của quýt đường không hột (Trang 32)

Xử lý số liệu bằng Microsoft Excel. Phân tích phƣơng sai bằng phần mềm SPSS. So sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức bằng phƣơng pháp kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5%.

21

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƢỜNG TỰ NHIÊN TRONG THỜI GIAN THÍ NGHIỆM

Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao nhất trong ngày đƣợc ghi nhận từ ngày xử lý GA3 trên quýt Đƣờng không hột đƣợc trình bày trong Hình 3.1, nhiệt độ cao nhất trong ngày dao động từ 26,5-34,7oC, trung bình là 30,6o

C. Về độ ẩm cũng biến động từ 46,0-89,5%, trung bình là 67,8%. Độ ẩm và nhiệt độ có sự biến động mạnh trong thời gian thí nghiệm, nguyên nhân có thể do thí nghiệm đƣợc bố trí ở mùa mƣa nên nhiệt độ và ẩm độ bị ảnh hƣởng bởi các ngày mƣa nắng xen kẻ.

Hình 3.1 Nhiệt độ và độ ẩm trong ngày (thời điểm 13-14h) của môi trƣờng thí nghiệm sau khi xử lý GA3

Theo Trần Văn Hâu (2009), nhiệt độ cao (>35oC) và sự khô hạn dễ gây rụng trái non. Với nhiệt độ trung bình là 30,6oC và ẩm độ trung bình là 67,8% thí nghiêm xử lý GA3 trên quýt Đƣờng không hột không bị ảnh hƣởng.

3.2 CÁC ĐẶC TÍNH CỦA HOA NỞ QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT SAU KHI XƢ̉ LÝ GA3

3.2.1 Đặc tính cánh hoa

Kết quả ghi nhận, về đặc tính cánh hoa quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 ở các nồng độ đƣợc trình bày ở Bảng 3.1 có sự biến động. Cụ thể: số cánh hoa biến động từ 4,97-5,00 cánh, chiều dài cánh hoa nằm trong khoảng từ 12,0-12,6 mm, chiều rộng cách hoa dao động từ 4,54-4,61 mm và tỷ số chiều dài trên chiều rộng cánh hoa biến động từ 2,66-2,76 mm. Tuy nhiên, sự khác biệt của các nghiệm thức ở tất cả các chỉ tiêu số cánh hoa, chiều rộng

22

cánh hoa, chiều dài cánh hoa và tỷ số chiều cao/chiều rộng cánh hoa không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Bảng 3.1 Các đặc tính cánh hoa Quýt đƣờng không hột đƣợc xử lý với GA3 ở các nồng độ khác nhau Nồng độ Số cánh Chiều dài cánh (mm) Chiều rộng cánh (mm) Tỷ số chiều dài/ chiều rộng Phun nƣớc (Đ/C) 5,00 12,6 4,55 2,76 GA3-5 ppm 4,97 12,4 4,55 2,71 GA3-10 ppm 4,97 12,5 4,61 2,71 GA3-20 ppm 5,00 12,0 4,54 2,66 F ns ns ns ns CV(%) 0,95 3,23 4,85 5,18

đ/c: đối chứng; ns: khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê

Nhƣ vậy, sau khi xử lý hoa quýt Đƣờng không hột với GA3 ở các nồng độ 5, 10 và 20 ppm tại thời điểm vừa xuất hiện nụ không làm thay đổi các đặc tính về cánh hoa của quýt Đƣờng không hột.

3.2.2 Đặc tính bộ phận đực

Kết quả trình bày trong Bảng 3.2, sau khi xử lý GA3 trên hoa quýt Đƣờng không hột với các nồng độ khác nhau có sự biến động các đặc tính về bộ phận đực. Số chỉ nhị biến động trong khoảng 18,7-19,0 nhị, tuy nhiênsố chỉ nhị ở tất cả các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Chiều dài chỉ nhị nằm trong khoảng 5,64-5,86 mm. Và sự khác biệt của các nghiệm thức về chiều dài chỉ nhị không có ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Chiều dài bao phấn của hoa quýt đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 với các nồng độ khác nhau có sự dao động từ 1,14-1,49 mm. Tuy nhiên, khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Bảng 3.2 Số chỉ nhị, chiều dài chỉ nhị (mm), chiều dài bao phấn (mm) của hoa Quýt đƣờng không hột đƣợc xử lý với GA3

Nồng độ Số chỉ nhị Dài chỉ nhị Dài bao phấn

Phun nƣớc (đ/c) 18,9 5,64 1,14 GA3-5 ppm 19,0 5,86 1,25 GA3-10 ppm 18,7 5,80 1,19 GA3-20 ppm 18,8 5,79 1,49 F ns ns ns CV(%) 5,07 5,05 27,79

đ/c: đối chứng; ns: khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê

Tóm lại, phun GA3 tại thời điểm vừa xuất hiện nụ với các nồng độ 5, 10 và 20 ppm. Không thay đổi các đặc tính bộ phận đực của hoa quýt Đƣờng không hột.

3.2.3 Đặc tính bộ phận cái

Kích thƣớc của bầu noãn hoa quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 với các nồng độ khác nhau, kết quả đƣợc trình bày trong Bảng 3.3 cho thấy có

23

sự biến động. Cụ thể: chiều cao bầu noãn biến động từ 2,16-2,24 mm. Tuy nhiên, kết quả ở tất cả các nghiệm thức về chiều cao bầu noãn khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Về đƣờng kính bầu noãn đƣợc ghi nhận dao động 2,05-2,16 mm. Sự khác biệt về đƣờng kính bầu noãn của hoa quýt Đƣờng không hột ở tất cả các nghiệm thức không có ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Tƣơng tự, kết quả ghi nhận về tỷ số chiều cao/đƣờng kính bầu noãn biến động khoảng từ 1,03-1,06. Và khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở tất cả các nghiệm thức.

Bảng 3.3 Kích thƣớc bầu noãn (mm) và tỷ lệ chiều cao/ đƣờng kính bầu noãn của hoa Quýt đƣờng không hột đƣợc xử lý với GA3 với các nồng độ khác nhau

Nồng độ Chiều cao Đƣờng kính Tỷ số chiều cao/đƣờng kính Phun nƣớc (đ/c) 2,16 2,05 1,06 GA3-5 ppm 2,21 2,12 1,04 GA3-10 ppm 2,20 2,10 1,04 GA3-20 ppm 2,24 2,16 1,03 F ns ns ns CV(%) 7,19 6,15 2,41

đ/c: đối chứng; ns: khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê

Tóm lại, các đặc tính về kích thƣớc bầu noãn không thay đổi sau khi xử lý GA3 với các nồng độ 5, 10 và 20 ppm trên hoa quýt Đƣờng không hột khi vừa xuất hiện nụ.

Đặc tính về vòi nhụy của hoa quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý với GA3 với các nồng độ khác nhau đƣợc mô tả trong Bảng 3.4, chiều dài vòi nhụy dao động trong khoảng 5,52-5,79 mm, và sự khác biệt ở các nghiệm thức không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Tƣơng tự, chiều dày nƣớm nhụy biến động trong khoảng từ 1,66-1,78 mm, đƣờng kính nƣớm nhụy biến động trong khoảng 1,76-1,87 mm và tỷ số chiều dày/đƣờng kính nƣớm nhụy cũng biến động từ 0,89-0,98. Kết quả của các đặc tính về nƣớm nhụy ở các nghiệm thức phun GA3 và phun nƣớc (đ/c) khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

24

Bảng 3.4 Dài vòi nhụy (mm), kích thƣớc nƣớm nhụy (mm) và tỷ lệ chiều dày/ đƣờng kính nƣớm nhụy của hoa Quýt đƣờng không hột đƣợc xử lý với GA3 với các nồng độ khác nhau

Nồng độ Dài vòi nhụy

Nƣớm nhụy

Chiều dày Đƣờng kính Tỷ số chiều dày/ đƣờng kính Phun nƣớc (đ/c) 5,79 1,68 1,76 0,96 GA3-5 ppm 5,70 1,73 1,84 0,95 GA3-10 ppm 5,75 1,78 1,82 0,98 GA3-20 ppm 5,52 1,66 1,87 0,89 F ns ns ns ns CV(%) 6,88 9,18 6,78 8,71

đ/c: đối chứng; ns: khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê

Từ kết quả về các đặc tính của vòi nhụy và nƣớm nhụy cho thấy rằng: việc phun GA3 trên hoa quýt Đƣờng không hột lúc vừa xuất hiện nụ với các nồng độ 5, 10 và 20 ppm không làm thay đổi đặc tính về bầu noãn cũng nhƣ vòi nhụy và nƣớm nhụy.

Tóm lại, hoa quýt Đƣờng không hột khi đƣợc xử lý GA3 với các nồng độ 5 ppm, 10 ppm, 20 ppm lúc hoa vừa xuất hiện nụ không làm thay đổi các đặc tính hình thái.

3.3 THỜI GIAN PHÁT TRIỂN CỦA HOA QUÝT ĐƢỜNG

KHÔNG HỘT SAU KHI XỬ LÝ GA3

Thời gian từ khi xuất hiện nụ đến hoa nở và thời gian từ hoa nở đến tàn sau khi xử lý GA3 với các nồng đô khác nhau đƣợc trình bày trong Bảng 3.5 có sự biến động. Cụ thể: thời gian từ khi xuất hiện nụ đến nở của các nghiệm thức phun GA3 với các nồng độ 5, 10 và 20 ppm là 11,0 ngày và 10,8 ngày ở nghiệm thức phun nƣớc (đ/c). Thời gian từ khi xuất hiện đến nở của hoa quýt Đƣờng không hột ở tất cả các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Tƣơng tự, thời gian từ khi hoa nở đến hoa tàn dao động từ 1,86-2 ngày. Cụ thể ở nghiệm thức phun nƣớc (đ/c) là 1,86 ngày, nghiệm thức phun 5 ppm là 1,99 ngày, ở nghiệm thức 10 ppm là 2 ngày và 1,98 ngày ở nghiệm thức phun 20 ppm. Sự khác biệt về thời gian từ khi hoa nở đến tàn ở tất cả các nghiệm thức không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

25

Bảng 3.5 Thời gian từ khi xuất hiện nụ hoa đến hoa nở và từ khi hoa nở đến hoa tàn của hoa quýt Đƣờng sau khi xử lý GA3 với các nồng độ khác nhau

Nồng độ Thời gian từ khi xuất hiện nụ hoa đến nở

Thời gian từ khi hoa nở đến hoa tàn Phun nƣớc (đ/c) 10,8 1,86 GA3-5 ppm 11,0 1,99 GA3-10 ppm 11,0 2,00 GA3-20 ppm 11,0 1,98 F ns ns CV(%) 3,52 10,5

đ/c: đối chứng; ns: khác biệt không có ý nghĩa qua phân tích thống kê

Tóm lại, không có sự thay đổi về thời gian từ khi xuất hiện nụ hoa đến nở và thời gian từ khi nở đến tàn khi xử lý GA3 với các nồng độ 5 ppm, 10 ppm, 20 ppm trên hoa quýt Đƣờng không hột.

3.4 SỰ HỮU THỤ HẠT PHẤN CỦA QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT SAU KHI XỬ LÝ GA3

Tỷ lệ (%) hạt phất hữu thụ ở Hình 3.2 (hạt phấn ăn màu Acetocarmine, Hình 3.3) của quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 có sự biến động trong khoảng từ 90,4-92,9%. Cụ thể là, tỷ lệ hạt phấn hữu thụ cao nhất ở nghiệm thức phun nƣớc (đ/c) là 92,9% so với nghiệm thức có phun GA3 với các nồng độ 5, 10 và 20 ppm lần lƣợt là 90,4; 91,8 và 92,1%. Tuy nhiên, sự khác biệt về tỷ lệ hạt phấn hữu thụ của tất cả các nghiệm thức không có ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Hình 3.2 Tỷ lệ (%) hạt phấn hữu thụ của hoa quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3, với các nồng độ khác nhau

26

Hình 3.3 Sƣ̣ ăn màu Acetocarmine của ha ̣t phấn quýt Đƣờng không hô ̣t sau khi xƣ̉ lý GA3 với các nồng độ khác nhau

v: Hạt phấn ăn màu đỏ đậm Acetocarmine i: Hạt phấn không ăn màu Acetocarmine p: Hạt phấn ăn màu nhạt

Tóm lại, khi xử lý GA3 trên hoa quýt Đƣờng không hột với các nồng độ 5, 10 và 20 ppm không ảnh hƣởng đến tỷ lệ hữu thụ của hạt phấn.

Phun nƣớc (đ/c) GA3-5 ppm GA3-10 ppm GA3-20 ppm 100µm v i p

27

3.5 TỶ LỆ ĐẬU TRÁI CỦA QUÝT ĐƢỜNG KHÔNG HỘT SAU KHI XỬ LÝ GA3

Tỷ lệ đậu trái của quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý với GA3 với các nồng độ khác nhau giảm dần theo thời gian (Hình 3.4). Ở tuần thứ 2 sau khi xử lý, tỷ lệ đậu trái của các nghiệm thức phun nƣớc (đ/c), phun 5 và 20 ppm lần lƣợt là 39,6; 44,9 và 36,6 %, không khác biệt ý nghĩa và cùng khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức phun 10 ppm là 29,7 qua phân tích thống kê.

Tuần thứ 3 sau khi xử lý, tỷ lệ đậu trái có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Cụ thể: tỷ lệ đậu trái cao nhất ở nghiệm thức phun 5 ppm là 33,8%, khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức phun nƣớc (đ/c), phun GA3 10 và 20 ppm lần lƣợt là 21,4; 19,1 và 22,2%.

Tuần thứ 4, tỷ lệ đậu trái của các nghiệm thức khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Tỷ lệ đậu trái biến động từ 9,6-23,8%, trong đó cao nhất ở nghiệm thức phun 5 ppm là 23,8% khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại, ở nghiệm thức phun nƣớc (đ/c) và phun 20 ppm là 15,4 và 14,6 % không khác biệt ý nghĩa cùng cao hơn nghiệm thức phun 10 ppm là 9,6%.

Ở tuần thứ 5 sau khi xử lý, tỷ lệ đậu trái khác biệt ý nghĩa ở tất cả các nghiệm thức, biến động từ 5,4-17,9%. Cụ thể là, tỷ lệ đậu trái cao nhất ở nghiệm thức phun 5 ppm là 17,9 % không khác biệt với nghiệm thức phun nƣớc (đ/c), khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức phun 10 và 20 ppm. Nghiệm thức phun nƣớc (đ/c) và phun 20 ppm (là l2,0 và 11,4%) không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê và cùng cao hơn nghiệm thức phun 10 ppm (5,4%), khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê.

Tỷ lệ đậu trái ở tuần thứ 6 và 7 nhƣ nhau biến động trong khoảng 3,7- 12,5% khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Trong đó, các nghiệm thức phun nƣớc (đ/c), phun 5 và 20 ppm là 8,90; 12,5 và 8,30%, không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Ở các nghiệm thức phun nƣớc (đ/c); 10 và 20 ppm là 8,9; 3,7 và 8,3%, không khác biệt qua phân tích thống kê. Tỷ lệ đậu trái cao nhất ở nghiệm thức phun 5 ppm là 12,5%, khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức phun 10 ppm là 3,7% qua phân tích thống kê.

Từ tuần thứ 8 đến tuần 12, tỷ lệ đậu trái ổn định theo thời gian ở tất cả các nghiệm thức. Tỷ lệ đậu trái tính đến thời điểm tuần thứ 12 của các nghiệm thức phun nƣớc (đ/c), 5, 10 và 20 ppm lần lƣợt là 7,8; 11,4; 3,7 và 6,4%, khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê.

28

Hình 3.4 Tỷ lệ (%) đậu trái của quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 ở các nồng độ khác nhau.

(Ghi chú: Các trị số trong cùng một vạch không khác biệt qua phân tích thống kê)

Nhìn chung, tỷ lệ đậu trái của quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 với các nồng độ khác nhau thì giảm mạnh từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4, giảm nhẹ ở tuần thứ 5 đến tuần thứ 8 và tỷ lệ này ổn định từ tuần thứ 8 đến tuần 12 sau khi xử lý ở tất cả các nghiệm thức. Kết quả này cũng đƣợc tìm thấy bởi Trần Văn Hâu (2005) cho rằng, sự rụng trái non trên cam quýt bắt đầu sau khi ra hoa đến 3-4 tuần sau khi hoa nở. Ở nghiệm thức phun GA3-5 ppm, kết quả cho thấy tỷ lệ đậu trái trội hơn các nghiệm thức còn lại từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 4 sau khi xử lý. Từ tuần thứ 5 đến tuần thứ 12 sau khi xử lý thì hầu nhƣ không khác biệt ý nghĩa với các nghiệm thức phun nƣớc (đ/c), 10 và 20 ppm qua phân tích thống kê. Vì vậy, cần nghiên cứu thêm về việc phun bổ sung GA3 trên quýt Đƣờng không hột ở thời điểm hoa nở để tăng tỷ lệ đậu trái. Tóm lại, sau khi xử lý GA3 của hoa quýt Đƣờng không hột với các nồng độ 5, 10 và 20 ppm, có ảnh hƣởng đến tỷ lệ đậu trái trên quýt Đƣờng không hột.

29

3.6 SỰ ỔN ĐỊNH ĐẶC TÍNH KHÔNG HỘT CỦA QUÝT ĐƢỜNG

KHÔNG HỘT SAU KHI XỬ LÝ GA3

3.6.1 Tổng số tiếu noãn

Kết quả trình bày trong Hình 3.5 và Hình 3.6 cho thấy, khi khảo sát bầu noãn hoa quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 với các nồng độ khác nhau thì số lƣợng tiểu noãn có sự biến động trong khoảng từ 1,37-4,89 khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Cụ thể là, số lƣợng tiểu noãn ở các nghiệm thức phun 5, 10 và 20 ppm (với số tiểu noãn lần lƣợt là 4,89; 4,40 và 4,48 tiểu noãn), không khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê. Tuy nhiên, các nghiệm thức có xử lý GA3 đều cao hơn và khác biệt ý nghĩa qua phân tích thống kê so với nghiệm thức phun nƣớc (đ/c) (1,37 tiểu noãn).

Hình 3.5 Tổng số tiểu noãn hoa quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 với các nồng độ khác nhau

Từ đó cho thấy, hoa quýt Đƣờng không hột sau khi xử lý GA3 với các nồng độ 5 ppm, 10 ppm, 20 ppm đã làm tăng số lƣợng tiểu noãn của hoa quýt Đƣờng không hột.

3.6.2 Kích thƣớc tiểu noãn

Kết quả đƣợc trình bày trong Bảng 3.6 và Hình 3.6 cho thấy, kích thƣớc tiểu noãn lớn nhất sau khi xử lý hoa quýt Đƣờng không hột với các nồng độ khác nhau có sự biến động. Cụ thể là, về chiều dài tiểu noãn biến động trong khoảng từ 84-177 µm. Ở các nghiệm thức có xử lý GA3 với các nồng độ 5, 10 và 20 ppm (lần lƣợt là 177, 172 và 176 µm), khác biệt không có ý nghĩa qua

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của gibberelic acid đến sư ổn đin ̣h đăc ̣ tính không hôt ̣ của quýt đường không hột (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)