Bảng 4.3: Sự biến động về chiều cao cây Cỏ Linh Lăng trong thời gian nghiên cứu
(Đơn vị: cm) CT 1 tháng 2 tháng 3 tháng 4 tháng M±SD M±SD M±SD M±SD CT1 4,56±0,41c 8,54±1,05b 15,76±0,73c 26,04±1,01c CT2 6,32±0,46a 11,35±1,00a 18,71±0,82a 28,42±0,46a CT3 5,32±0,40b 9,28±0,37b 16,81±0,49b 27,1±0,37b LSD0,05 0,64 1,25 1,21 1,30 CV% 5,98 6,48 3,54 2,38
Ghi chú: Các số có cùng chỉ số a,b,c (theo cột) không có sự sai khác đáng kể ở mức ý nghĩa α=0,05
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện sự biến động về chiều cao cây trong môi trường đất chứa Zn có nồng độ pH khác nhau
Nhận xét:
Qua bảng số liệu cho thấy, nồng độ pH trong đất của từng thí nghiệm là khác nhau, cây Linh Lăng vẫn sinh trưởng khá tốt tuy nhiên sự phát triển không đồng đều qua các tháng và có sự khác nhau giữa các công thức.Trong đó, có thể thấy cây Linh Lăng phát triển nhất ở CT2 (6,9) có chiều cao lớn hơn 2 công thức pH = 4,8 và pH =8,9.
Trong giai đoạn 1 tháng, cây ở các chậu có mức pH khác nhau chỉ có sự chênh lệch nhỏ về chiều cao, nhưng sau 2 tháng thì sự chênh lệch này rõ hơn. Ở mức pH = 4,8 cây cao trung bình 8,54 cm, pH = 6,9 chiều cao trung bình của các cây là 11,35 cm, lớn hơn cây phát triển ở môi trường pH = 4,8 và pH=8,9 (M= 9,28 cm). Giai đoạn về sau sự chênh lệch chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm rõ ràng hơn. Ở công thức thí nghiệm pH = 6,9 cây có chiều cao lớn hơn so với ở công thức thí nghiệm pH = 8,9 và pH=4,8. Dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy nồng độ pH càng tăng thì mức sinh trưởng của cỏ linh lăng càng cao và ngược lại.
Qua đây có thể thấy mức độ sinh trưởng của cỏ linh lăng trong điều kiện đất ô nhiễm Zn còn phụ thuộc vào pH của đất. Và trong môi trường pH thay đổi thì cây vẫn có thể sống và sinh trưởng bình thường.
Kết quả phân tích ANOVA đối với chỉ tiêu là chiều cao câyở các công thức xử lý không có sự sai khác đáng kể với mức ý nghĩa α= 0,05 Điều này chứng tỏ, ở nồng độ pH trong các mẫu đất từ 4,8-8,9 có dấu hiệu ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao cây của cây Linh Lăng.