Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gút là do tăng acid uric máu. Một số bệnh nội khoa có thể làm tăng acid uric máu do đó làm tăng nguy cơ gây ra bệnh gút. Các bệnh hay gặp nhất là tăng huyết áp, các bệnh thận, đái tháo đường, lao phổi, suy tim và các bệnh tim mạch khác. Tỷ lệ bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu mắc một trong các bệnh trên được thống kê trong bảng 3.6.
Bảng 3.6 : Tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân gút.
Bệnh SỐBN Tỷ lệ %
Sỏi thận, tiết niệu 16 10.1
Suy thận 14 8.8
Tăng huyết áp 46 28.9
Đái tháo đường 9 5.7
Lao phổi 3 1.9
Suy tim 1 0.6
Bệnh tim mạch khác 8 5.0
Nhân xét:
Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp là khá cao (28.9%). ở bệnh nhân tăng huyết áp có thể tồn tại nhiều yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau và cùng làm tăng acid uric máu nhưng quan trọng nhất là thể trạng béo và sử dụng thuốc lợi tiểu.về vai trò của thuốc lợi tiểu, Roubenoff nghiên cứu trên các bệnh nhân gút thấy ở các bệnh nhân có sử dụng thuốc lợi tiểu để trị tăng huyết áp làm nguy cơ mắc bệnh gút tăng lên 2.7 lần. [20]
Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh ở thận cũng khá cao (18.9 %) trong đó suy thận chiếm 8.8% và sỏi thận và niệu quản chiếm 10.1%. Suy thận có thể làm tăng acid uric máu do làm giảm đào thải acid uric qua thận. Trong nghiên cứu này chỉ có 1 trong số 14 bệnh nhân (0.6%) là được chẩn đoán suy thận từ trước khi mắc bệnh gút. Như vậy 13 trong số 14 bệnh nhân gút có thể do suy thận gây nên là rất đáng quan tâm, nhất là các bệnh nhân suy thận ở Việt Nam thường được chẩn đoán muộn và ít có khả năng điều trị bảo tồn hoặc lọc máu. Một số nghiên cứu cho thấy các bệnh lý như sỏi thận, sỏi niệu quản, nang thận, thận đa nang....có thể dẫn đến suy thận và gây tăng acid Iiric máu, gây bệnh gút thứ phái.
Tỷ lệ bệnh nhân bị đái tháo đường chiếm 5.7%. ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, bệnh tiến triển âm thầm và kéo dài, các bệnh nhân này có đường máu cao và có thể cả Insulin máu cao (do cưòfng và kháng Insulin) kéo dài gây tăng acid uric máu. Ngoài ra tỷ lệ khá cao bệnh nhân đái tháo đường có tổn thương thận từ trước khi được chẩn đoán xác định bệnh có lẽ cũng góp phần làm tăng acid uric máu và gây bệnh gút.
Ngoài ra bệnh nhân gút có thể mắc bệnh nội khoa khác như: lao phổi, suy tim và bệnh tim mạch khác. Nhiều khả năng đây là các bệnh nhân gút thứ phát vì bệnh nhân suy tim và bệnh tim mạch khác thường dùng thuốc lợi tiểu thiazid và bệnh nhân lao phổi có sử dụng thuốc chống lao như pyrazinamid. Hai thuốc này đều gây tăng acid uric máu.