Thành phần thực vật nổi trên các nhánh sông

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh hậu giang và cần thơ (Trang 35)

4.3.1 Cấu trúc thành phần loài thực vật nổi trên nhánh sông

Hình 4. 6: Cấu trúc thành phần loài TVN trên các nhánh sông

Kết quả phân tích định tính thực vật nổi trên các nhánh sông thuộc sông Hậu đã phát hiện được 118 loài thuộc 4 ngành tảo gồm: tảo lục (Chlorophyta), tảo lam (Cyanobacteria), tảo khuê (Bacillariophyta), tảo mắt (Euglenophyta), cơ cấu tỉ lệ thành phần loài được trình bày ở Hình 4.6. Tảo khuê 54 loài chiếm 46%, kế đến là tảo lục 34 loài chiếm 29%, tảo lam 11 loài chiếm 9%, tảo mắt 19 loài chiếm 16%. Cấu trúc thành phần loài TVN trên các nhánh sông Hậu

27

không khác biệt so với cấu trúc thành phần loài trên toàn thủy vực thu mẫu về thành phần và tỉ lệ các ngành tảo, 2 ngành tảo khuê và tảo lục cũng chiếm tỉ lệ cao trên 70%, biến động thành phần loài giữa các điểm thu trên nhánh sông cũng khá biến động từ 33 – 46 loài, cao nhất ở điểm thu gần nông trường sông Hậu giữa nguồn với 46 loài, tảo lục và tảo mắt xuất hiện nhiều ở thủy vực này với số loài lần lượt là 15 loài (33%) và 13 loài (28%), do khu vực này dân cư đông đúc và gần khu công nghiêp nên chịu ảnh hưởng bởi nước thải sinh hoạt và PO43- (0.1mg/l) cao, cho thấy môi trường giàu chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ.

Thủy vực thu mẫu ở nông trường sông Hậu đầu nguồn với 44 loài, trong đó 3 ngành tảo đứng đầu là tảo lục 19 loài (43%), tảo khuê 12 loài (27%) và tảo mắt 7 loài (16%), chứng tỏ môi trường nước giàu dinh dưỡng và ô nhiễm. Ở điểm thu Cái Răng có tổng số loài thấp nhất với 33 loài, tảo khuê 17 loài (52%), tảo lục 8 loài (24%) và tảo lam, tảo mắt có số loài bằng nhau là 4 loài (12%).Tuy số loài thấp nhất nhưng thành phần tảo đa dạng, do đây là điểm thu gần chợ, tập trung dân cư đông đức và nhánh sông thượng nguồn. Tất cả các điểm thu mẫu, tảo mắt đều xuất hiện từ 2 – 13 loài ở các thủy vực trên nhánh sông, do đây là những thủy vực giàu vật chất hữu cơ gần chợ, gần khu công nghiệp và hoạt đông nuôi thủy sản thâm canh, nên lượng nước thải nhiều, tảo mắt phù hợp phát triển.

Một số giống loài có khả năng phân bố rộng, thường xuyên xuất hiện ở hầu hết các thủy vực thu mẫu ở tuyến sông chính thuộc sông Hậu như:

Coscinodiscus subtilis, Nitzschia filiformis, Cyclotella comta, Melosira granulata, Synedra ulna (tảo khuê), Actinastrum hantzschii, Apbatococus lobatus, Crucigenia rectangularis, Scenedesmus acuminatus, Scenedesmus obliquus (tảo lục), Oscillatoria limosa, Phormidium autumnale, Spirulina major (tảo lam), Trachelomonas hispidia, Phacus alata, Euglena klebsii (tảo mắt).

28 36 40 28 23 8 11 10 16 83 89 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Đợt 1 Đợt 2

Loài Tảo khuê Tảo lục Tảo lam Tảo mắt Tổng

Trachelomonas hispidia Actinastrum hantzschii

4.3.2 Biến động thành phần loài TVN trên các nhánh sông qua 2 đợt thu

Nhìn chung, ngành tảo khuê có số loài cao hơn so với các ngành khác với số loài dao động ở hai đợt từ 36 – 40 loài, kế đến là ngành tảo lục với số loài dao động từ 23 – 28 loài, ngành tảo lam từ 8 – 10 loài, tảo mắt từ 11 – 16 loài, tuy nhiên, 4 ngành tảo trên ít biến động về thành phần loài giữa 2 đợt thu mẫu.

29

Kết quả phân tích định tính thuộc khu vực nhánh sông qua 2 đợt, cho thấy ít có sự khác biệt về sô loài ở các ngành. Đợt 2 có số loài tảo khuê (40 loài, 45%), tảo lam (10 loài, 11%) và tảo mắt (16 loài, 18%) cao hơn đợt 1 bao gồm tảo khuê (36 loài, 43%), tảo lam (8 loài, 10%) và tảo mắt (11 loài, 13%), riêng ngành tảo lục đợt 2 với (23 loài, 26%) thấp hơn đợt 1 (28 loài, 34%). Đối với ngành tảo lam và tảo mắt thì thành phần loài tảo thấp do đặc điểm phân bố của chúng chủ yếu ở các thủy vực nước tĩnh mà môi trường ở các khu vực khảo sát lại là môi trường luôn biến động ảnh hưởng bởi tốc độ dòng chảy.. Giống loài thường xuất hiện cho cả 2 đợt là Scenedesmus (tảo lục) cho thấy môi trường nước tương đối giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên nhưng thành phần loài đợt 2 ít hơn so với đợt 1, do tháng 9 mưa nhiều, nước lũ về nên độ đục cao, làm giảm khả năng quang hợp của tảo, hàm lượng dinh dưỡng cũng thấp (TAN: 0,18 mg/l) nên thành phần loài đợt 1 đa dạng hơn.

Thành phần loài TVN trên các nhánh sông không có chênh lệch nhiều về số loài. Đợt 2 có số loài cao 89 loài với những giống loài phổ biến là: Synedra ulna, Coscinodiscus subtilis, Cyclotella comta, Melosira granulata, Synedra ulna (Bacillariophyta), Oscillatoria limosa, Phormidium autumnale, Nostoc linckia, Microcystis aeruginosa, Spirulina major (Cyanobacteria),

Scenedesmus obliquus, Crucigenia rectangularis, Pandoria morum

(Chlorophyta), Euglena klebsii, Phacus helikoides, Trachelomonas hispidia

(Euglenophyta). Đợt 1 thấp hơn có 83 loài với những giống loài phổ biến gồm:

Nitzschia sp, Melosira granulata, Cyclotella comta, Coscinodiscus lineatus, Coscinodiscus subtilis, Thalassiosira sp (Bacillariophyta), Oscillatoria limosa, Phormidium autumnale (Cyanobacteria), Scenedesmus quadricauda, Pandorina morum, Pediastrum simplex var. duodenarium, Actinastrum hantzschii (Chlorophyta), Phacus alata, Trachelomonas hispidia

(Euglenophyta).

4.3.3 Đặc điểm thành phần và mật độ TVN tại các điểm thu mẫu trên các nhánh sông qua 2 đơt khảo sát

4.3.3.1 Biến động thành phần loài TVN tại các điểm thu mẫu trên các nhánh sông qua 2 đợt khảo sát nhánh sông qua 2 đợt khảo sát

Cấu trúc thành phần loài trên các nhánh sông qua 2 đợt khảo sát, không khác biệt nhiều ở tất cả các điểm thu, bao gồm 4 ngành: tảo khuê, tảo lục, tảo lam và tảo mắt (Hình 4.8). Sự biến động thành phần loài tảo cũng cho thấy không có sự khác biệt nhiều về tỉ lệ các giống loài tảo ở các điểm thu cũng như là đợt thu, dao động trung bình từ 23±8 – 32±5 loài. Ngành tảo khuê có

30

nhiều giống loài phát triển mạnh nhất, với số loài biến động từ 7 – 19 loài. Kế đến là ngành tảo lục, thành phần loài cũng khá đa dạng, biến động thành phần loài từ 3 – 12 loài, tảo lam dao động từ 1 -8 loài và tảo mắt từ 1-9 loài. Như vậy, số loài trong từng ngành có sự biến động, do vị trí các điểm thu mẫu khác nhau nên chất lượng các nguồn nước do ảnh hưởng từ các nguồn nước thải cũng khác nhau. Trong đó, tảo mắt trong đợt 2 tăng lên và số loài tảo lục giảm xuống, có sự xuất hiện của loài tảo lam Microcyctis aeruginosa trong đợt 1 chỉ ở 3 điểm là Thắng Lợi 1, sông Hậu (đầu ) và sông Ô Môn, nhưng trong đợt 2, có thêm ở 2 thủy vực sông Bò Ót và kênh Thắng Lợi 2, điều đó chứng tỏ mức độ dinh dưỡng khu vực nước nghiên cứu có tăng.

31 0 5 10 15 20 25 30 35 40 BO TL1 TL2 N T N T S H .G S H .Đ S . Ô M N T N C CR CD6 NCD NM D NCC Đ ợ t 1

Loài Tảo khuê Tảo lục Tam lam Tảo mắt

0 5 10 15 20 25 30 35 40 BO TL1 TL2 N T N T S H .G S H .Đ S . Ô M N T N C CR CD6 NCD NM D NCC Đ ợ t 2 Loài

Tảo khuê Tảo lục Tam lam Tảo mắt

Hình 4. 8: Biến động thành phần loài TVN trên các nhánh sông qua 2 đợt thu Ở điểm thu Thắng Lợi 1 và Thắng Lợi 2, có số loài đợt 1 (32 loài và 30 loài) lần lượt cao hơn đợt 2 (21 loài và 25 loài), do thu mẫu đúng vào thời điểm nhà máy xay lúa hoạt động nhiều và các thủy vực nuôi cá thâm canh đang ở giai đoạn tích lũy dinh dưỡng nên số loài đợt 2 giảm . Bên cạnh đó, ở sông Ô Môn và nhánh sông Trà Nóc cũng có số loài đợt 1 (29 loài và 28 loài) lần lượt cao hơn đợt 2 (25 loài và 22 loài), trong đó số loài tảo mắt tăng lên, tảo khuê và tảo lục giảm, cho thấy các thủy vực này tăng tích lũy dinh dưỡng

32

nên thành phần loài giảm và mật độ gia tăng. Tuy nhiên nhánh sông Bò Ót có số loài tăng từ 25 loài (đợt 1) lên 32 loài (đợt 2), do đợt 2 mưa nhiều, lũ về xuất hiện thêm một số loài ở các khu vực khác nên số loài gia tăng. Đặc biệt điểm thu nhánh sông Cái Dầu và Mái Dầm, đợt 1 đều không xuất hiện tảo mắt, nhưng đợt 2 xuất hiện 1 loài Trachelomonas hispidia (tảo mắt).

Một số giống loài thường xuyên xuất hiện ở các thủy vực thuộc các nhánh sông như: Synedra ulna (tảo khuê), Scenedesmus quadricauda,

Pandorina morum (tảo lục), Trachelomonas hispidia (tảo mắt), Microcystis aeruginosa, Oscillatoria limosa (tảo lam).

Scenedesmus quadricauda Pandorina morum

4.3.3.2 Biến động mật độ TVN tại các điểm thu mẫu trên các nhánh sông qua 2 đợt khảo sát qua 2 đợt khảo sát

33 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 BO TL1 TL2 NTNT SH.G SH.Đ S. ÔM NTNC CR CD6 NCD NMD NCC Đợt 1 Ct/L

Tảo khuê Tảo lục Tam lam Tảo mắt

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 BO TL1 TL2 NTNT SH.G SH.Đ S. ÔM NTNC CR CD6 NCD NMD NCC Đợt 2 Ct/L

Tảo khuê Tảo lục Tam lam Tảo mắt

34

Mật độ TVN qua 2 đợt khảo sát trên các nhánh sông nhìn chung có cao hơn mật độ TVN trên tuyến sông chính với số lượng biến động từ 15.167- 245.806 ct/l. Xét biến động mật độ tảo qua 2 đợt thu mẫu trong cùng một điểm khảo sát, ít có sự chênh lệch (Hình 4. 9). Ngoại trừ, điểm thu trên nhánh sông Thốt Nốt có mật độ đợt 1 với 478.400 ct/l cao hơn đợt 2 là 13.211 ct/l, trong đó số lượng loài tảo khuê và tảo lục đợt 1 lần lượt là 200.489 ct/l và 257.689 ct/l cao hơn đợt 2 với mật độ lần lượt 6.833 ct/l và 1.367 ct/l, thấp nhất là tảo mắt có số lượng loài đợt 1 là 8.089ct/l cao hơn đợt 2 là 1.367 ct/l. Nguyên nhân tảo lục chiếm ưu thế do nó có khả năng sinh sản nhanh và thích ứng trong môi trường giàu dinh dưỡng nên mật độ tảo lục phát triển cao hơn so với các ngành tảo khác và quyết định mật độ tổng cộng, mặt khác ở đợt 2 có DO thấp (5.8 mg/l) và hàm lượng dinh dưỡng TAN (0.0915 mg/l) thấp hơn nhiều so với đợt 1 (DO: 11.52 mg/l, TAN: 0.841 mg/l) nên số lượng loài ở nhánh sông Thốt Nốt trong đợt 1 cao hơn đợt 2.

Nhìn chung, mật độ trung bình TVN không biến động nhiều qua các đợt khảo sát ở các điểm thu trên các nhánh sông, cao nhất ở điểm thu trên nhánh sông Thốt Nốt (245.806 ct/l) và thấp nhất ở Cái Dầu ngả 6 (15.167 ct/l), có thể do hàm lượng dinh dưỡng biến động nhiều ở các điểm thu, hàm lượng lân (PO43- ) ở Cái Dầu ngả 6 thấp từ 0.3665 mg/l (đợt 1) còn 0.0645 mg/l (đợt 2), nên ảnh hưởng đến mật độ tảo. Tảo khuê luôn chiếm ưu thế đạt mật độ cao nhất 103.661 ct/l ở nhánh sông Thốt Nốt và thấp nhất là 9.059 ct/l ở Thắng Lợi 1(hàm lượng dinh dưỡng trung bình PO43- Thốt Nốt (0.16 mg/l) cao hơn Thắng Lợi 1 (0.093 mg/l)); riêng với tảo lục có mật độ cao nhất 129.528 ct/l ở nhánh sông Thốt Nốt cùng với mật độ tảo khuê (103.661 ct/l ), cho thấy môi trường giàu dinh dưỡng. Ở Cái Dầu ngả 6 không có sự hiện diện của tảo lục, chứng tỏ thủy vực này nghèo dinh dưỡng, môi trường nước sạch.

Ở điểm thu gần nông trường Hậu đầu và giữa nguồn, tảo mắt có mật độ cao hơn so với các điểm thu khác trên các nhánh sông với mật độ qua toàn đợt khảo sát lần lượt là 53.839 ct/l và 51.367 ct/l. Riêng tại điểm thu mẫu gần nông trường sông Hậu ở đầu nguồn có tổng mật độ tảo mắt cao nhất là 53.839±51.768 ct/l và tổng mật độ tảo lục (23.837±21.524 ct/l) đứng thứ 2 so với các điểm thu khác, cho thấy môi trường giàu dinh dưỡng. Ở nhánh sông Mái Dầm trong đợt 1 không có sự xuất hiện của tảo mắt, nhưng trong khảo sát đợt 2 có mật độ tảo mắt 4.178 ct/l, có thể do môi trường giàu dinh dưỡng (TAN tăng từ 0.04 mg/l lên 0.1 mg/l). Tuy nhiên, mật độ tảo trên các nhánh sông biến động không cao cho thấy dòng sông không bị nhiễm bẩn. Nhìn chung, mật độ tảo trong toàn đợt khảo sát thấp và 2 ngành tảo luôn chiếm tỉ lệ

35 - 5 10 15 20 25 30 35 TNT ÔM TNC TNBT NK ĐP T.MD CC Tuyến sông chính Loài

Tảo khuê Tảo lục Tảo lam Tảo mắt

0 5 10 15 20 25 30 35 BO TL1 TL2 NTNT SH.G SH.Đ S. ÔM NTNC CR CD6 NCD NMD NCC Các nhánh sông

Loài Tảo khuê Tảo lục Tảo lam Tảo mắt

cao là tảo khuê và tảo lục (tảo khuê 22.830 ct/l, tảo lục 18.351 ct/l), cho thấy môi trường giàu dinh dưỡng nhưng chưa bị ô nhiễm. Một số giống loài tảo có mật độ cao như: Synedra, Oscillatoria, Scenedesmus và Euglena…đặc biệt là nhóm Scenedesmus.

4.4 So sánh thành phần loài và mật độ giữa các điểm trên tuyến sông chính và các nhánh sông

4.4.1 So sánh thành phần loài giữa các điểm thu trên tuyến sông chính và các nhánh sông

Hình 4. 10:Thành phần loài TVN giữa các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính và các nhánh sông

36

Thành phần loài TVN khá phong phú qua 21 điểm thu trên sông Hậu, biến động không nhiều từ 33 -46 loài. Không có sự khác biệt về cấu trúc các ngành tảo xuất hiện trong cả hai khu vực. Khu vực tuyến sông chính và nhánh sông ngành tảo khuê và tảo lục đều chiếm tỉ lệ cao trên 70%. Kết quả của nghiên cứu tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Tài (2013) trong mùa khô khảo sát trên sông Hậu ở An Giang và Cần Thơ, tảo khuê và tảo lục đều chiếm ưu thế chiếm tỉ lệ trên 70%.

Bảng 4. 1:Thành phần loài TVN trên sông Hậu.

Ngành Tuyến sông chính Nhánh sông

Số loài Tỉ lệ Số loài Tỉ lệ Tảo khuê Tảo lục Tảo lam Tảo mắt 14±1 6±2 3±1 2±1 56% 24% 12% 8% 12±2 7±2 3±2 4±1 46% 26% 12% 16% Tổng 25±1 100% 26±2 100%

Nhìn chung số loài ở tuyến sông chính và nhánh sông không có sự khác biệt nhau, cả 4 ngành của hai khu vực đều có số loài tương đồng nhau và ít biến đông, trong đó số loài tuyến sông chính là 25±1 loài và nhánh sông là 26±2 loài. Cấu trúc thành phần loài khá giống nhau ở sông chính và các nhánh sông bao gồm 4 ngành: tảo khuê, tảo lục, tảo lam và tảo mắt do thủy vực khảo sát đều thuộc khu vực nước ngọt nên ít có sự xuất hiện các ngành tảo khác (tảo giáp và tảo vàng kim). Sự xuất hiện nhiều của ngành tảo khuê (46%-56%) ở cả 2 khu vực khảo sát thuộc tuyến sông chính và nhánh sông cho thấy sông Hậu chưa bị nhiễm bẩn. Đồng thời tỉ lệ 2 ngành tảo lục và tảo khuê trên các khu vực khảo sát đều cao lần lượt là (24%-26% và 46%-56%) cho thấy môi trường tương đối giàu dinh dưỡng, nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm cá cao, góp phần nâng cao năng suất tôm cá trên sông Hậu với các giống loài tảo thường xuyên xuất hiện trên tất cả các điểm thu mẫu là: Thalassiosira sp, Scenedesmus quadricauda, Spirulina major…

37 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 BO TL1 TL2 NTNT SH.G SH.Đ S. ÔM NTNC CR CD6 NCD NMD NCC Các nhánh sông Ct/L

Tảo khuê Tảo lục Tảo lam Tảo mắt

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 T N T ÔM TNC T N B T NK ĐP T .M D CC Tuyến sông chính Ct/L

Tảo khuê Tảo lục Tảo lam Tảo mắt

4.4.2 So sánh mật độ giữa các điểm thu trên tuyến sông chính và các nhánh sông

Hình 4. 11: Mật độ TVN giữa các điểm thu mẫu trên tuyến sông chính và các

nhánh sông

Nhìn chung, mật độ tảo ở 2 khu vực có sự chênh lệch nhiều (Hình 4.11). Trên các nhánh sông mật độ tảo trung bình 56.948±88.502 ct/l cho thấy số lượng tảo phát triển khá cao, tuyến sông chính có mật độ tảo thấp hơn 25.592±4.370 ct/l . Kết quả trên cho thấy hai ngành tảo chiếm số lượng lớn là

38

ngành tảo khuê và tảo lục, mật độ tảo khuê dao động 22.830±36.436 ct/l, mật độ tảo lục dao động 18.351±36.436 ct/l, kế đến là mật độ tảo mắt dao động 12.142±13.902 ct/l, cuối cùng là tảo lam với mật độ trung bình 2.626±3.582 ct/l, nguyên nhân có sự biến động là do số lượng tảo trên các nhánh sông phát triển với mật độ rất cao tập trung ở một số điểm thu mẫu như ở nhánh sông Thốt Nốt (245.806 ct/l), thủy vực sông Hậu đầu (93.192 ct/l) và giữa nguồn

Một phần của tài liệu khảo sát thành phần thực vật nổi (phytoplankton) trên tuyến sông hậu thuộc tỉnh hậu giang và cần thơ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)