qua 2 đợt khảo sát
Hình 4. 5: Biến động mật độ TVN trên tuyến sông chính qua 2 đợt khảo sát Mật độ TVN qua 2 đợt khảo sát trên tuyến sông chính biến động từ 15.386-36.589 ct/l; trong đó mật độ tảo trung bình cho 2 đợt đạt 25.592±4.370 ct/l. Xét biến động mật độ tảo giữa 2 đợt thu mẫu trong cùng một điểm khảo sát, thì có sự chênh lệch, đa số các điểm thu ở đợt 2 luôn có mật độ lớn hơn đợt 1 (Hình 4.5). Trong đó, mật độ tảo mắt ở Trà Nóc (4.917±6.953 ct/l) và Trà Nóc –Bình Thủy (4.689±4.996 ct/l) đợt 2 cao hơn đợt 1, và cao hơn so với các điểm thu khác trên tuyến sông chính, do thời điểm thu mẫu đợt 2 trùng với lúc khu công nghiệp hoạt động trở lại nên hàm lượng dinh dưỡng cao (TAN: 0,18 mg/l (ở Trà Nóc) và 0,13 mg/l (ở Trà Nóc –Bình Thủy). Ngành tảo ưu thế luôn chiếm số lượng lớn trong tất cả các đợt thu mẫu là tảo khuê với mật độ trung bình là 17.157±5.174 ct/l (chiếm tỉ lệ 67%), tiếp theo là tảo lục với mật độ tảo trung bình là 3.242±2.074 ct/l (13%), chứng tỏ được môi trường có hàm lượng dinh dưỡng trung bình cho đến giàu chất hữu cơ, tảo lam và tảo mắt với mật độ trung bình lần lượt là 3.133±826 ct/l (12%) và 2.059±2.480 ct/l (8%).
Nhìn chung, mật độ trung bình TVN không biến động nhiều qua các đợt khảo sát trên tuyến sông chính, cao nhất ở điểm Ninh Kiều (36.589 ct/l) và thấp nhất ở Thốt Nốt (15.386 ct/l) do ở Thốt Nốt hàm lượng dinh dưỡng thấp
26 Tảo khuê 54 loài, 46% Tảo mắt 19 loài, 16% Tảo lam 11 loài, 9% Tảo lục 34 loài, 29%
nhất so với các điểm còn lại (PO43- : 0.04 mg/l), trong khi ở Ninh Kiều gần khu chợ và dân cư đông đúc nên chịu ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt nên có hàm lượng dinh dưỡng cao (PO43- : 0.11 mg/l). Tảo khuê luôn chiếm ưu thế quyết định mật độ tổng cộng trong tất cả các đợt thu mẫu, đạt mật độ cao nhất 26.209 ct/l ở Ninh Kiều và thấp nhất là 8.578 ct/l ở Ô Môn, chúng tỏ môi trường nước trong sạch và chất hữu cơ giảm; riêng với tảo lục có mật độ cao nhất 6.262 ct/l ở Trà Nóc và thấp nhất 872 ct/l ở Phà Đông Phú. So với các điểm thu khác, tảo lam có mật độ cao (5.331 ct/l ) ở Bình Thủy – Trà Nóc và thấp nhất là 1.408 ct/l ở Thốt Nốt. Ở Thị Trấn Mái Dầm qua 2 đợt khảo sát không có xuất hiện tảo mắt do thủy vực sông nước chảy thường nghèo dinh dưỡng và vật chất hữu cơ (Trương Quốc Phú, 2006), nên môi trường không thuận lợi cho tảo mắt phát triển. Tóm lại, trên tuyến sông chính có thành phần loài tảo cao và mật độ tảo trung bình tương đối thấp (25.592±4.370 ct/l), điều này cho thấy các điểm thu không bị ô nhiễm.