phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai
Đất đai là lĩnh vực nhạy cảm, xẩy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hơn các lĩnh vực khác. Vì vậy, "Giải quyết tranh chấp về đất đai" là nội dung
đã được đề cập đến trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ Quyết định số 201-CP năm 1980. Trong quá trình phát triển, nó được chỉnh sửa và bổ
sung cho hoàn thiện hơn.
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại,tố cáo vềđất đai với ý nghĩa là một nội dung của công tác quản lý nhà nước đốivới đất đai, là hoạt động của các cơ
48
quan nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các bất đồng, mâu thuẫn trong nội bộ các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tham gia quan hệ đất đai để tìm ra các giải pháp đúng đắn trên cơ sở pháp luật nhằm phục hồi lại các quyền lợi bị xâm phạm, đồng thời truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm luật đất đai.
Theo quy định của pháp luật đất đai, các ngành, các cấp, các địa phương có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phải nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ, công khai quỹ đất với dân để giải quyết và phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ trong nội bộ nhân dân để họ tìm ra giải pháp, không gò ép mệnh lệnh. Cần đề cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể để hoà giải các vụ tranh chấp có hiệu quả; phải gắn việc giải quyết các vấn đề về ruộng đất với tổ chức lại sản xuất, bố trí lại cơ cấu sản xuất hàng hoá mở mang ngành nghề, phân bố
lại lao động, dân cư phù hợp với đặc điểm và quy định của từng địa phương. Pháp luật đất đai quy định Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp
đất đai tự hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hoà giải ở cơ
sở; các bên tranh chấp đất đai phải chủ động gặp gỡ để tự hoà giải. Khi các bên tranh chấp không hoà giải được thì gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự
không nhất trí thì do Toà án hoặc Uỷ ban nhân dân cấp trên giải quyết.
Khiếu nại về đất đai là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai là 30 ngày, kể từ
ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính
49
nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến cơ
quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân. Pháp luật
đất đai quy định các quyết định hành chính và các hành vi hành chính trong quản lý đất đai bị khiếu nại bao gồm: quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyết định bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; quyết định cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định gia hạn thời hạn sử dụng
đất; hành vi của cán bộ, công chức nhà nước khi giải quyết công việc liên quan đến các quyết định hành chính trên. Ngày 14 tháng 2 năm 2011, ông Hoàng Văng Láu thôn Lũng Túng, xã Hòa Bình nộp đơn khiếu nại về việc tranh chấp đất núi tại thôn Lũng Túng, xã Hòa Bình và ngay sau khi tiếp nhận
đơn, trưởng phòng TNMT cùng cán bộ phụ trách chuyên môn đến tận địa
điểm để xác minh, giải quyết; sau khi quan sát thực địa đối chiếu với số liệu trên bản đồ phòng đưa ra kết luận và giải quyết tranh chấp hợp lý với hai bên. Ngày 30 tháng 10 năm 2013 có đơn kiến nghị của các hộ dân thôn Đồng Nghè xã Quan Sơn về việc công ty TNHH Thành Linh thực hiện dự án xây nhà đốt rác tại khu vực đỉnh Đèo Quao sẽ làm ảnh hưởng đến đất đai, hoa màu và nước đầu nguồn của 69 hộ dân thôn Đồng Nghè. Ngày 23 tháng 8 năm 2013 có một đơn tố cáo do các hộ gia đình thôn Nà Thêm-Bản Dù-Vân Thủy trình lên về việc các trạm lợn thải chất thải ra môi trường gây ô nhiêm nghiêm trọng không khí và nguồn nước sông Thương, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân trong thôn Nà Thèn, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy.
50
Bảng 4.8 : Kết quả giải quyết đơn thư của địa phương từ năm 2010 – 2013
Năm
Tổng số đơn
Trong đó Đã giải quyết Đang giải quyết
Tồn đọng Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị Tranh chấp Tổng sốđơn Tỷ lệ (%) Tổng sốđơn Tỷ lệ (%) 2010 12 9 3 6 50 5 41,7 1 2011 8 4 4 5 62,5 2 25,0 1 2012 6 2 4 5 83,3 1 2013 12 10 2 2 16,7 5 41,7 5
(Nguồn: Phòng TNMT huyện Chi Lăng )
Giải quyết hầu hết các đơn thư kiến nghị, khiếu nại của nhân dân về
lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong thẩm quyền Số lượt tiếp công dân
đến yêu cầu giải quyết thắc mắc về đất đai, khiếu nại, tố cáo và tranh chấp hàng năm khá cao, giải đáp nhanh gọn, chính xác và nhiệt tình của cán bộ. Tham mưu, cung cấp thông tin cho Tòa án giải quyết các vụ việc có liên quan.