Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 55)

Trong quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng không thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hoàn chỉnh quá trình quản lý của Nhà nước. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện các vi phạm, các bất hợp lý trong quản lý

đất đai để kịp thời xử lý và điều chỉnh. Thanh tra, kiểm tra đất đai là một nội dung đã được đưa vào công tác quản lý nhà nước về đất đai từ khi thực hiện Quyết định số 201/CP năm 1980. Lúc đó nội dung này được quy định là "Thanh tra việc chấp hành các chế độ về quản lý, sử dụng đất", Luật Đất đai 1987 và Luật Đất đai 1993 quy định nội dung này là: "Thanh tra việc chấp hành các chế độ thể lệ về quản lý, sử dụng đất đai". Đến Luật Đất đai 2003, nội dung này được hoàn thiện thành "Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các

47

quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai". Với quy định ở Luật Đất đai 2003 như vậy Nhà nước không chỉ thanh tra mà còn kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. Như vậy, nội dung này đã có từ lâu nhưng ngày càng được chỉnh sửa và quy định cho chặt chẽ và hoàn thiện hơn.

Hoạt động thanh tra đất đai nhằm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai; phát hiện những sơ hở trong cơ

chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử

dụng đất. Luật đất đai quy định nhiệm vụ của thanh tra đất đai là thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan Nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai; đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ, thanh tra đất

đai phải tiến hành thanh tra việc quản lý nhà nước về đất đai của Uỷ ban nhân dân các cấp; thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng

đất và của tổ chức, cá nhân khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)