Sơ lược công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tình hình sử dụng đất của

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 33)

dụng đất của huyện Chi Lăng

4.2.1.Sơ lược công tác qun lý Nhà nước vđất đai ca huyn Chi Lăng

Công tác quản lý đất đai tại huyện Chi Lăng trong những năm gần đây

đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, công tác quản lý đất đai thực hiện chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn. Việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đã được UBND huyện thực hiện theo quyết định, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản dưới luật do UBND huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ban hành, tạo hành lang pháp lý chặt chẽ để công tác quản lý đất đai của huyện thống nhất và hiệu quả hơn.

Huyện đã được xác định địa giới hành chính, công tác lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính cũng được thực hiện một cách đầy đủ, đáp ứng tốt trong việc quản lý địa giới hành chính cũng như phục vụ nhu cầu chung của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Bản đồ hành chính của huyện cũng đã

được lập đầy đủ bởi bản đồ hành chính rất quan trọng trong công tác quản lý hành chính nói chung trong đó có công tác quản lý đất đai.

25

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản quy hoạch sử dụng đất chi tiết của huyện cũng đã được cấp trên chỉ đạo về chuyên môn thực hiện tốt theo quy

định. Đến nay, huyện đã có đầy đủ một hệ thống các loại bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất chi tiết.

Hàng năm, UBND huyện Chi Lăng đã quan tâm, chỉđạo cán bộ chuyên môn thu thập số liệu biến động đất đai, kịp thời chỉnh lý biến động đất đai để

lập biểu mẫu báo cáo thống kê hiện trạng sử dụng đất của huyện, nhằm tạo cơ

sở cho các cấp, các ngành có định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công tác giao đất, thu hồi đất. chuyển mục đích sử dụng đất cũng đã

được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, công tác thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích và thu hồi đền bù chưa hợp lý, công tác đền bù kéo dài nhiều thời gian trong khi có những diện tích đất nằm trong quy hoạch được tiến hành thường xuyên, tuy nhiên việc thực hiện thu hồi đất còn chậm do nhiều nguyên nhân nhất là do việc nhiều dự án cùng triển khai.

26 4.2.2 Tình hình s dng đất ca Huyn Chi Lăng Bng 4.1: Hin trng s dng đất ca huyn năm 2013 STT Chỉ tiêu Diện tích năm 2010 (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 70.602,09 100 1 Đất nông nghiệp NNP 55.871,34 79,14 1.1 Đất trồng lúa LUA 4.877,99 6,90 1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 5.930,58 8,40 1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.825,28 5,42 1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 7.212,80 10,22 1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 262,00 0,37 1.6 Đất rừng sản xuất RSX 33.612,43 47,61 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 111,01 0,16 1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 39,25 0,06

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.369,74 4,77

2.1 Đất xây dựng trụ sở công trình sự nghiệp CTS 22,40 0,031 2.2 Đất quốc phòng CQP 82,82 0,12 2.3 Đất an ninh CAN 1,82 0,0026

2.4 Đất khu công nghiệp SKK 91,30 0,13

2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 4,17 0,006 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 16,74 0,024 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 57,21 0,081 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 4,75 0,0067

27

2.9 Đất xử lý chôn lấp chất thải DRA 3,01 0,0043

2.10 Đất tôn giáo tín ngưỡng TTN 4,38 0,0062

2.11 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 63,52 0,089

2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 128,45 0,18

2.13 Đất sông, suối SON 690,05 0,98

2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.486,53 2,11

2.15 Các loại đất phi nông nghiệp còn lại 712,86 1,01

3 Đất chưa sử dụng CSD 11.360,83 16,09

(Nguồn: phòng TNMT)

4.3. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện giai đoạn 2010 – 2013

4.3.1 Ban hành các văn bn quy phm pháp lut v qun lý, s dng đất

đai và t chc thc hin các văn bn đó

− Thông tư liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15 tháng 7 năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân về quản lý tài nguyên và môi trường ởđịa phương;

− Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất ;

− Thông tư số 29/2004/TT-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơđịa chính;

− Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 1 tháng 11 năm 2004 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

28

− Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất;

Căn cứ thẩm quyền của mình, phòng TNMT huyện Chi Lăng phối hợp với sở TNMT tỉnh Lạng Sơn xây dựng bảng giá đất hàng năm. Ngày 21/12/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành quyết định 27/2013/QĐ-UBND quy định giá các loại đất năm 2014 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, khung giá đất của tỉnh nằm trong khoảng từ 56.000 - 16.000.000đồng/m2 theo Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất. Phòng TNMT tham mưu cho UBND ra quyết định 621/QĐ-UBND về việc phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư công trình xây dựng chợ trung tâm thị trấn Đồng Mỏ ngày 17/3/2011. Các quyết định số 841, 842/ QĐ-UBND huyện về việc cấp GCN QSD đất Lâm nghiệp cho các xã Liên Sơn, xã Vạn Linh ngày 21/4/2011; số 897, 898 cho xã Bằng Hữu và xã Bằng Mạc ngày 13/5/2011; số 1009, 1010 cho các xã Thượng Cường, Mai Sao ngày 9/6/2011 và các xã khác tiếp sau đó. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào thẩm quyền của mình cụ thể hoá các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về

quản lý và sử dụng đất đai của các cấp trên cho phù hợp với địa phương mình

29

4.3.2 Xác định địa gii hành chính, lp và qun lý h sơ địa gii hành chính, lp bn đồ hành chính chính, lp bn đồ hành chính

Đây là nội dung mới thứ nhất trong các nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai 2003 so với Luật Đất đai 1993 và đã được quy định tại Chỉ thị số 364/CT ngày 6 tháng 11 năm 1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ

trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Việc xác định địa giới hành chính được quy định tại

Điều 16, Luật Đất đai 2003 như sau: Chính phủ chỉđạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả

nước. Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơđịa giới hành chính các cấp. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ

chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa, lập hồ sơ địa giới hành chính trong phạm vi địa phương. Phòng TNMT huyện Chi Lăng phối hợp cùng các đơn vị liên quan định kỳ kiểm tra các mốc địa giới, khắc phục hư hại và phát quang khu vực xung quanh mốc.

4.3.3 Kho sát, đo đạc, đánh giá, phân hng đất; lp bn đồ địa chính, bn

đồ hin trng s dng đất và bn đồ quy hoch s dng đất

Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính là công việc hết sức quan trọng tạo tiền đề cho công tác quản lý đất đai. Thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát, đo đạc kích thước, hình dạng và xác định vị trí thửa đất sẽ lập được bản đồ, từ đó các cán bộ quản lý ngành có thể nắm bắt và hiểu rõ về tình trạng của đất đai nơi địa phương mình. Bản đồ là căn cứ cơ sở trong việc giải quyết các thủ tục khiếu nại, tố cáo, trình báo sai phạm của người sử dụng đất. Công tác đo đạc, lập bản đồ còn có tác dụng trợ giúp cho việc đưa ra định hướng, lập quy hoạch và kế hoạch về phân bổ quỹđất, sử dụng đất. Huyện Chi Lăng có 19 xã và 02 thị trấn, các xã và thị trấn đều đã được đo đạc bản đồđịa chính

30

đó là căn cứ xây dựng số liệu thống kê, kiểm kê đất đai. Hồ sơ địa chính gồm các loại sổ mục kê, sổđịa chính, sở cấp giấy chứng nhận QSD đất, sổ theo dõi

đăng ký biến động đất đai.Công tác đo đạc bản đồ địa chính đối với 19 xã đã

được thực hiện trong thời gian từ năm 2004-2006 và 02 thị trấn được thực hiện từ năm 1999 (có đo đạc chỉnh lý một số mảnh bản đồ trên địa bàn thị trấn

Đồng Mỏ).

Năm 2008, 2009 đã thực hiện Dự án kê khai cấp GCN đồng loạt cho 19 xã sau đo đạc địa chính. Năm 2008 đến 2011 thực hiện dự án Dự án thành lập bản đồ địa chính 1/10.000 và kê khai hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

Phối hợp với các đơn vị thực hiện việc trích đo, trích lục thửa đất phục vụ công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện.

Năm 2013, phối hợp với Sở TN&MT tỉnh triển khai dự án xây dựng cơ

sở dữ liệu địa chính trên địa bàn huyện Chi Lăng. Các đơn vị tư vấn đã tổ

chức hội nghị tại các xã, thị trấn và tiến hành rà soát hồ sơ và thực hiện đo chỉnh lý bản đồ địa chính theo kế hoạch của dự án. Việc cập nhật biến động trên hồ sơ địa chính đối với các dự án được thực hiện đầy đủ.

Từng bước hoàn thiện các loại bản đồ với đầy đủ dữ liệu về thửa đất là mục tiêu hàng đầu của công tác đo đạc và lập bản đồ địa chính các cấp. Tiến tới thực hiện số hóa cơ sở dữ liệu bản đồđể thực hiện việc quản lý đất đai một cách đồng bộ và dễ dàng hơn. Chính vì vậy, công tác này cần được quan tâm về mọi mặt, chú trọng đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn và đầu tư

31

4.3.4 Qun lý quy hoch, kế hoch s dng đất

Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổđất đai cụ thể về số lượng và chất lượng, vị trí, không gian cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Quy hoạch sử

dụng đất có vai trò hết sức quan trọng được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp các ngành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình,

đảm bảo sự lãnh đạo và quản lý tập trung của nhà nước. Làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện phát triển đồng bộ về mọi mặt xã hội ở hiện tại cũng như định hướng cho tương lai lâu dài, ổn định.Từđó ngăn chặn được tình trạng sử dụng

đất lãng phí, chồng chéo và sai mục đích làm suy giảm tiềm năng đất đai. Căn cứ vào quy hoạch để tiến hành giao, cho thuê đất, đầu tư phát triển sản xuất, canh tác lương thực phục vụ nhu cầu dân sinh. Giá đất cũng được xây dựng từ

nội dung của quy hoạch sử dụng đất từng địa phương. Quy hoạch sử dụng đất bao gồm quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết được lập và xét duyệt theo quy định về quản lý quy hoạch đô thị. Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất. kế hoạch sử dụng đất là việc xây dựng các biện pháp, thời gian chi tiết để sử dụng đất đai đúng quy hoạch, đúng mục

đích.

Kế hoạch 5 năm kỳđầu 2011 – 2015 chỉ rõ 3 nội dung chính về phân bổ các loại đất, chuyển mục đích sử dụng đất và đưa diện tích đất chưa sử

dụng vào sử dụng, đây là căn cứ để thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

32 Bng 4.2: Ch tiêu kế hoch s dng đất đến năm 2015 ca huyn Chi Lăng, tnh Lng Sơn STT Chỉ tiêu Diện tích năm hiện trạng (ha) Diện tích đến các năm Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) I TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 70.602,09 70.602,09 70.602,09 70.602,09 70.602,09 70.602,09 1 Đất nông nghiệp NNP 55.372,61 55.371,91 55.372,55 55.358,53 55.186,08 55.341,54 1.1 Đất lúa nước DLN 4.888,52 4.888,52 4.888,39 4.877,08 4.820,09 4.759,02

Trong đó:: chuyên trồng lúa nước LUC 3.246,07 3.246,07 3.246,04 3.246,68 3.246,35 3.306,79

1.2 Đất trồng lúa nương LUN 22,30 22,30 22,30 22,30 22,30 22,30

1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 5.926,63 5.926,03 5.925,35 5.828,23 5.255,78 4.392,98 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 3.827,08 3.828,88 3.831,93 3.851,26 3.906,51 4.028,53 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 7.379,74 7.379,74 7.379,74 7.369,74 7.339,74 7.511,85 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 262,00 262,00 262,00 262,00 262,00 262,00 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 32.915,61 32.913,71 32.912,11 32.997,29 33.429,33 34.214,60 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 111,48 111,48 111,48 111,38 111,08 111,01 1.9 Đất nông nghiệp khác NKH 39,25 39,25 39,25 39,25 39,25 39,25

2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.845,15 3.848,05 3.850,91 3.950,93 4.214,64 4.473,67

2.1 Đất XD TSCQ, CTSN CTS 24,39 24,39 24,39 24,39 24,62 25,45

2.2 Đất quốc phòng CQP 599,48 599,48 599,48 602,98 608,91 709,93

2.3 Đất an ninh CAN 1,95 1,95 1,95 1,95 2,25 4,94

33 2.5 Đất cơ sở SXKD SKC 4,01 4,01 4,17 4,17 4,28 8,68 2.6 Đất SX vật liệu XD SKX 14,16 14,16 24,16 77,16 77,16 77,16 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 41,43 41,43 31,43 36,43 41,43 47,43 2.8 Đất di tích danh thắng DDT 4,75 4,75 4,75 4,95 4,95 4,95 2.9 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 3,01 3,01 3,01 3,03 3,03 9,03 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 4,38 4,38 4,38 4,38 4,38 4,38 2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 63,48 63,48 63,48 64,78 67,25 69,75 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 128,45 128,45 128,45 128,45 128,45 128,45 2.13 Đất sông, suối SON 690,05 690,05 690,05 689,99 686,04 685,16 2.14 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.421,05 1.424,05 1.426,75 1.445,42 1.687,91 1.742,98

2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 52,60 52,60 52,60 52,60 52,56 52,56

3 Đất chưa sử dụng DCS 11.384,33 11.382,13 11.378,63 11.292,63 11.201,37 10.786,88

II Đất đô thị DTD 2.555,10 2.555,10 2.555,10 2.555,10 2.555,10 2.555,10

Trong đó: Đất ởđô thị ODT 92,30 92,30 92,30 92,80 93,68 94,19

III Đất khu bảo tồn

thiên nhiên DBT 262,00 262,00 262,00 262,00 262,00 262,00

IV Đất khu dân cư nông

thôn DNT 2.574,55 2.574,55 2.574,55 2.592,67 2.609,24 2.630,13

Trong đó: Đất ở nông thôn ONT 610,41 610,31 610,31 628,20 640,49 660,44

34

Trong chỉ tiêu phân bổ đất đai giai đoạn 2011-2015 đã chỉ rõ diện tích

đất nông nghiệp giảm dần theo các năm, tăng dần diện tích đất phi nông nghiệp và đặc biệt là phải tăng diện tích đất chưa sử dụng vào khai thác. Theo kế hoạch, đất phi nông nghiệp sẽ tăng từ 3.848,05 ha năm 2011 lên 4.473,67ha năm 2015, năm 2013 đã đạt 3.950,93 ha; riêng trong năm 2014 sẽ

phải đạt 4.214,64ha phục vụ cho việc xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự

nghiệp trọng yếu, mở rộng diện tích khai khoáng, diện tích sản xuất vật liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2013. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)