Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. (Trang 40)

* Đối tượng nghiên cứu :

- Chất thải rắn y tế từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn - Hồ sơ, sổ sách quản lý chất thải y tế của bệnh viện.

- Nhân viên y tế, người dân sống xung quanh khu vực bệnh viện, và bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị quản lý chất thải: Dụng cụ thu gom, vận chuyển, lưu giữ chất thải y tế * Phạm vi nghiên cứu: Thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa đim Tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 3.2.2. Thi gian Từ ngày 20 tháng 01 năm 2014 đến ngày 30 tháng 4 năm 2014 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điu kin t nhiên kinh tế tnh Bc Kn 3.3.2 Thc trng cht thi rn Y tế ti bnh vin Đa khoa Bc Kn 3.3.3. Thc trng thu gom và x lý cht thi rn y tế ti bnh vin đa khoa Bc Kn

3.3.4 Đánh giá s hiu biết ca người dân qua phiếu điu tra

3.3.5. Thun li, khó khăn và đề xut gii pháp nâng cao công tác qun lý cht thi rn y tế ti bnh vin lý cht thi rn y tế ti bnh vin

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp thng kê, kế tha

Nhằm thu thập tất cả các loại tài liệu có liên quan. Trên cơ sở phân tích, đánh giá sẽ kế thừa những thông tin. Số liệu khoa học và công trình nghiên cứu về các bệnh viện đã được công bố một cách có chọn lọc để

phục vụ thiết thực cho đề tài

3.4.2. Phương pháp thu thp s liu

- Thu thập số liệu về bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn + Quy mô giường bệnh

+Số lượng bệnh nhân + Bao nhiêu loại rác thải + Số lượng rác thải + Cách thu gom

- Điều tra 20 nhân viên trong bệnh viện về hiểu biết và phân loại rác thải y tế, mỗi khoa từ 2 đến 3 nhân viên

- Phiếu phỏng vấn 20 người nhà bệnh nhân và bệnh nhân - Phiếu điều tra 30 hộ gia đình xung quanh khu vực bệnh viện

3.4.3. Phương pháp x lý và đánh giá s liu

Tính lượng rác thải trung bình từ các khoa, phòng, lượng rác thải hằng ngày của bệnh viện 3 lần. Một tháng cân 1 lần, mỗi lần 5 ngày liên tục.

3.4.4. Phương pháp điu tra kho sát thc địa

Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực địa, khảo sát hiện trường khu vực các bệnh viện để so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau; kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích hay tính toán; thu thập bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại các khu vực nghiên cứu điển hình

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Kạn 4.1.1. Đặc đim t nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lý Hình 4.1: Sơđồ hành chính tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn là tỉnh vùng cao miền núi thuộc vùng núi Đông Bắc Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 485.941,0 ha. Có toạ độ địa lý từ 21o48”22”

đến 22o44”17” vĩ độ Bắc, từ 105o25”08” đến 106o24”47” kinh độ Đông.

Địa giới hành chính của tỉnh tiếp giáp với: - Phía Đông giáp với tỉnh Lạng Sơn - Phía Tây giáp với tỉnh Tuyên Quang - Phía Nam giáp với tỉnh Thái Nguyên - Phía Bắc giáp với tỉnh Cao Bằng

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Bắc Kạn có địa hình tương đối phức tạp, đa dạng, độ chia cắt mạnh gồm nhiều dạng địa hình như: Thung lũng, đồi cao, núi thấp, núi trung bình và núi đá vôi... núi đá xen lẫn núi đất dễ gây sạt lở. Độ dốc bình quân của

địa hình là 260.

- Phía Tây của tỉnh có độ cao thấp dần từ Đông Bắc xuống Đông Nam, có nhiều đỉnh cao trên 1000 m, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc bình quân 26-300, nhiều dãy núi đá đồ sộ nằm ở phía Bắc huyện Chợ Đồn và phía Nam huyện Ba Bể xen kẽ núi đất tạo thành những thung lũng hẹp.

- Phía Đông địa hình hiểm trở nằm trong phần cuối của cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc, có dãy núi đá vôi Kim Hỷ là khối đá đồ sộ, dân cư

thưa thớt.

- Phía Tây Bắc là hồ Ba Bể có diện tích tự nhiên khoảng 500 ha, độ

sâu khoảng 20 - 25 m, thiên nhiên đã tạo ra nơi đây một phong cảnh đẹp, một khu du lịch lý tưởng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phía Nam của tỉnh là vùng đồi núi, độ cao bình quân từ 300 - 400 m so với mặt nước biển, đây là phần cuối cùng của cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn - Yên Lạc. Tuy độ cao không lớn, độ dốc bình quân 260 nhưng địa hình bị chia cắt mạnh, tạo nên các thung lũng nhiều hơn và rộng hơn điển hình là

các thung lũng ven sông Cầu.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu - thủy văn

Đặc điểm khí hậu

Nhit độ

Bắc Kạn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc Việt Nam, một năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm.

Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 11,40C - 28,50C. Từ tháng 5

đến tháng 10 khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ trung bình khoảng 26,550C. Từ

tháng 11 đến tháng 4 khí hậu lạnh và ít mưa, nhiệt độ trung bình khoảng 18,00C. Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm (11,40C). Nhiệt

độ trung bình năm khoảng 21,980C

Độm không khí

- Độẩm tương đối trung bình năm của không khí : 80,42% - Độẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất : 84% - Độẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất : 72% ∗ Lượng mưa + Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (tháng 8) : 277,3 mm + Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (tháng 12): 3,1 mm + Lượng mưa trung bình năm : 1.151,3 mm Đặc điểm thủy văn

Do đặc điểm địa hình là miền núi cao với 2 mạch vòng cung lớn, nên Bắc Kạn là khởi nguồn của nhiều sông, suối, mạng lưới khá dày đặc và chảy theo những hướng khác nhau:

- Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phja Bjoóc (cao 1.578 m) của dãy Văn Ôn trong địa phận xã Phương Viên huyện Chợ Đồn Trên địa phận tỉnh Bắc Kạn, sông Cầu dài 103 km, diện tích lưu vực 510 km2, lưu lượng bình quân năm 73 m3/s, mùa lũ là 123 m3/s, mùa khô là 8,05 m3/s. Tổng lượng nước khoảng 798 triệu m3.

- Sông Năng bắt nguồn từ vùng núi thuộc địa phận huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng. Phần thượng nguồn sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy vào tỉnh Bắc Kạn ở địa phận phía Bắc xã Bằng Thành huyện Pác Nặm. Sông Năng có tổng chiều dài là 113 km, phần nội tỉnh Bắc Kạn, sông có chiều dài 87 km. Tổng lưu vực rộng 2270 km2, trong đó thuộc tỉnh Bắc Kạn là 890 km2, tổng lượng nước 1330 triệu m3, lưu lượng bình quân 42,1 m3/s.

- Sông Phó Đáy là một nhánh của sông Lô, sông Phó Đáy bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam của rặng núi Phja Bjoóc thuộc cánh cung sông Gâm. Phần nội tỉnh sông Phó Đáy có chiều dài 36 km, lưu vực sông rộng 250 km2, nằm gọn trong phần phía Nam huyện Chợ Đồn, lưu lượng bình quân 9,70 m3/s.

- Sông Bắc Giang bắt nguồn từ một vùng núi có độ cao 1188 m thuộc xã Thượng Quan phía Bắc huyện Ngân Sơn. Sông chảy theo hướng Bắc - Nam rồi chuyển theo hướng Tây - Đông, đến phía Bắc huyện Na Rì với độ dài 28,6 km qua các xã Lương Thượng, Lương Thành, Lương Hạ, Kim Lư rồi chảy sang địa phận tỉnh Lạng Sơn nhập vào hệ thống sông Kỳ Cùng của Lạng Sơn. Lòng sông có chiều rộng trung bình từ 40 - 60 m, lưu lượng dòng chảy bình quân năm 24,2 m3/s. - Sông Na Rì bắt nguồn từ vùng núi đá vôi có độ cao 825 m, thuộc xã Yên Cư huyện Chợ Mới chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua các xã

Đổng Xá, Xuân Dương, Dương Sơn, Hảo Nghĩa, Văn Minh và gặp sông Bắc Giang tại Pắc Cáp (xã Lương Thành). Sông Na Rì có chiều dài 55,5 km chảy uốn khúc theo chân các dãy núi cao, thủy chế thất thường, lưu lượng dòng chảy thay đổi đột ngột, lòng sông hẹp.

Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn có hồ Ba Bể, đây là một hồ kiến tạo lớn nhất và cũng là một danh thắng nổi tiếng cả nước. Hồ Ba Bể nằm trên độ cao 145 m, rộng khoảng gần 5 triệu m2, gồm 3 hồ (Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng) dài

gần 9 km, nơi rộng nhất tới 2 km, độ sâu trung bình khoảng 20 - 25 m, nơi sâu nhất là 29 m. Là một hồ kiến tạo được cấu tạo trong đá phiến và đá vôi.

Ngày 5/6/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đã trao quyết định của UNESCO công nhận Hồ Ba Bể là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế), sự kiện này đưa Hồ Ba Bể trở thành khu Ramsar thứ 3 của Việt Nam sau hồ Xuân Thủy, Nam Định và hồ Bàu Sấu, Đồng Nai.

4.1.1.4. Đặc điểm tài nguyên

- Tài nguyên đất: Diện tích đất tự nhiên của Bắc Kạn năm 2010 là 485.941,0 ha, trong đó đất nông nghiệp là 413.712,51 ha, đất phi nông nghiệp là 21.454,93 ha và đất chưa sử dụng là 50.773,56 ha. Nhìn chung đất đai trong tỉnh Bắc Kạn tương đối màu mỡ, nhiều nơi tầng đất dầy, có lượng bùn cao, thích hợp cho sản xuất nông, lâm nghiệp.

- Tài nguyên nước: Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 5 con sông lớn, với tổng chiều dài là 313 km, lưu lượng lớn 105,3 m3/s và có nước quanh năm. Ngoài các con sông chính, trong tỉnh còn có các hệ thống suối lớn, nhỏ

khá nhiều, song đa phần nhỏ và ngắn, phần lớn nằm ở thượng nguồn nên nhiều thác ghềnh. Mùa khô các con suối thường cạn nước, nhưng mùa mưa nước lại dồn về rất nhanh nên thường gây nên lũ quét ở miền núi. Nguồn nước của tỉnh Bắc Kạn tương đối phong phú nhất là nước mặt (khoảng 3,2 tỷ m3), hàng năm tiếp nhận 2 - 2,5 tỷ m3 nước mưa.

- Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh có khoảng 387.795,1 ha rừng, độ che phủđạt 57,5% (năm 2010), trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 229.038,9 ha và rừng trồng 59.109,7 ha. Rừng đặc dụng có 25.582 ha gồm vườn quốc gia Ba Bể, 2 khu bảo tồn thiên nhiên là Kim Hỷ và Nam Xuân Lạc; Rừng phòng hộ là 93.967,6 ha thuộc đầu nguồn của hệ thống sông suối; Rừng sản xuất là 268.245,6 ha phân bốở hầu khắp các huyện trong tỉnh.

- Tài nguyên khoáng sản: Trên cơ sở tài liệu lập bản đồ địa chất 1/50.000, tài liệu điều tra đánh giá, thăm dò khoáng sản hiện có cho thấy

Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng về khoáng sản, với chủng loại tương đối phong phú, trong đó có nhiều loại khoáng sản có giá trị cao như: Chì kẽm, vàng, sắt, antimon, đồng, đá vôi trắng, đá ốp lát, vật liệu xây dựng. Theo thống kê, Bắc Kạn có 273 mỏ và điểm khoáng sản, điểm khoáng hoá thuộc 24 loại khoáng sản và được chia thành 5 nhóm:

+ Nhiên liệu khoáng + Khoáng sản kim loại + Khoáng chất công nghiệp + Vật liệu xây dựng

+ Nước khoáng [11] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2. Đặc đim kinh tế - xã hi tnh Bc Kn

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế của Bắc Kạn duy trì tốc độ tăng trưởng đạt mức khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng trong ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Năm 2012 GDP tăng 13% so với năm 2011 (kế hoạch 13,5%), trong đó: + Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp tăng 11,36% (kế hoạch 7,5%). + Khu vực công nghiệp - XDCB tăng 2,64% (kế hoạch 23%). Trong

đó, công nghiệp giảm 14,7% và xây dựng cơ bản tăng 21,4%. + Khu vực dịch vụ tăng 20,29% (kế hoạch 14%).

Thu nhập bình quân đầu người năm đạt 14,6 triệu đồng, tăng 2,7 triệu đồng so với năm 2011

4.1.2.2. Văn hoá - xã hội * Giáo dục đào tạo

Theo số liệu sơ bộ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn:

lập với 1.065 lớp học và 1.218 giáo viên cùng 15.312 trẻ học tập, vui chơi

ở nhà trẻ, lớp mẫu giáo.

- Giáo dục phổ thông: Đầu năm học 2012 - 2013 toàn tỉnh có 225 trường học, trong đó: Tiểu học 111 trường, trung học cơ sở và Phổ thông cơ sở 99 trường, trung học phổ thông 15 trường với 2.388 lớp học ở tất cả

các cấp học, có tổng cộng 4.142 giáo viên trong đó giáo viên tiểu học 2.107, giáo viên trung học cở sở 1.429, giáo viên trung học phổ thông là 596. Học sinh bậc tiểu học là 23.238 học sinh, bậc trung học cơ sở và phổ

thông cơ sở là 16.722 học sinh, bậc trung học phổ thông là 10.438 học sinh. - Trong năm công nhận thêm 6/8 trường chuẩn quốc gia, đạt 75% kế

hoạch, đến nay toàn tỉnh có 34 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia.

* Y tế

Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân tiếp tục được ngành y tế duy trì tốt, các đơn vị trong ngành y tế thường xuyên chủđộng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống và giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, nhất là dịch cúm A (H1N1), cúm A (H5N1), bệnh tay chân miệng…

Về công tác khám chữa bệnh, tính đến tháng 11/2012 đã khám chữa bệnh cho 524.450 người, bằng 130,61% so với cùng kỳ năm trước.

Số người lây nhiễm HIV: Tính đến 11/2012 tổng số người nhiễm AIDS trên địa bàn tỉnh là 822 trường hợp, số tử vong là 489 trường hợp.

Năm 2012 có thêm 6/11 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế, nâng số xã

đạt chuẩn Quốc gia về y tế lên 55 xã.

* Văn hoá - thông tin

Năm 2012 trên địa bàn tỉnh diễn ra nhiều hoạt động văn hoá sôi nổi. Nổi bật là sự kiện tỉnh Bắc Kạn đăng cai tổ chức Ngày Môi trường thế giới vào ngày 5/6/2011; Tổ chức chương trình “Du lịch qua những miền di sản Việt Bắc” nhằm quảng bá những tiềm năng du lịch, bản sắc dân tộc cùng

các tiềm năng thế mạnh của 6 tỉnh Việt Bắc, với các hoạt động đi kèm theo chương trình như: Thi đấu thể thao, triển lãm ảnh miền núi và con người 6 tỉnh vùng Việt Bắc, hội chợ thương mại du lịch, chương trình nghệ thuật dân tộc,…

* Trật tự an toàn xã hội

Tính chung đến tháng 11/2012 trên địa bàn tỉnh xảy ra 26 vụ tai nạn giao thông, làm 27 người chết, bị thương 10 người. So với cùng kỳ năm trước số vụ

tai nặn tăng 30%, số người chết tăng 28,57%, giá trị thiệt hại tăng 192,88%. Số

vụ xử lý vi phạm là 6.365 vụ, tạm giữ 32 ô tô và 1.005 xe máy.

Nguyên nhân là do ý thức của người tham gia giao thông, đi sai phần

đường quy định và không làm chủđược tốc độ, bên cạnh đó chất lượng cơ sở

hạ tầng giao thông trên địa bàn chưa đáp ứng kịp tốc độ gia tăng của phương tiện tham gia giao thông [12] (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2. Thực trạng chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn

4.2.1. Sơ lược hin trng môi trường tnh Bc Kn

4.2.1.1. Môi trường không khí

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, mật độ dân cư thưa thớt so với các tỉnh vùng đồng bằng, các ngành công nghiệp, dịch vụ còn khá non trẻ, đang trên đà phát triển, vì vậy môi trường không khí tỉnh Bắc Kạn còn trong lành, chưa có các dấu hiệu ô nhiễm nghiêm trọng. Đồng thời, đặc trưng của tỉnh có diện tích rừng lớn, kể cả các thị trấn, thị xã tỷ lệ che phủ rừng cũng khá cao, nên khả năng hấp thụ các khí độc hại, che chắn tiếng ồn, giảm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. (Trang 40)