CTRYT và công tác quản lý rác thải khu vực bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn
Bảng 4.9: Kết quảđiều tra phỏng vấn trung bình các chỉ tiêu đã đề
STT Nội dung điều tra Kết quả (%) Phỏng vấn
30 hộ Ghi chú
1 Việc sắp xếp phân loại rác thải trước khi thải bỏ ra ngoài
Có 60,0 18 phiếu
Không 40,0 12 phiếu
2 Có nên tách riêng CTRYT để
xử lý riêng Có 92,5 28 phiếu Không 7,5 2 phiếu 3 Nhận xét về tình hình quản lý CTR tại Bệnh viện Chưa đạt yêu cầu 0,0 Bình thường 67,5 20 phiếu Tốt 32,5 10 phiếu
4 Quan điểm của người dân về
phương pháp xử lý CTRYT
Chôn lấp 0,0
Đốt thông thường 15,0 5 phiếu
Đốt trong lò đốt chuyên dụng 75,0 23 phiếu Ý kiến khác 10,0 3 phiếu 5 Tỷ lệ rác thải y tế phát sinh hàng ngày < 2 6 Chất thải y tế có nguy hại hay không Có 100,0 Không 0,0 Thu gom , đốt tại chỗ 2,5 1 phiếu 7 Nhận định của người dân về hiện trạng xử lý CTRYT của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
Thu gom, phân
loại, đốt + chôn lấp 77,5 23 phiếu Thu gom, chôn lấp
toàn bộ 15,0 5 phiếu
Ý kiến khác 2,5 1 phiếu
Từ các kết quả thu thập, điều tra ở bảng 4.9, có thể nhận xét như sau:
- Nhận thức của người dân về việc phân loại rác::
+ 60% số hộ thực hiện việc phân loại rác trước khi thải bỏ ra ngoài. + 92,5% số người cho rằng nên tách riêng CTRYT ra xử lý riêng biệt.
Đa phần người dân đã có ý thức trong việc phân loại rác thải trước khi vứt bỏ ra ngoài môi trường chiếm (60%). 40% còn lại các hộ gia đình vẫn
đổ chung các loại rác thải với nhau. Thói quen sử dụng túi nilon khiến cho việc xử lý rác thải khó khăn hơn, người dân thường bỏ chung túi nilon với các loại rác hữu cơ khác, số ít thu hồi lại rồi bán phế liệu. Việc phân loại rác thải vẫn gặp rất nhiều khó khăn do hiểu biết về phân loại rác của người dân còn hạn chế, kinh phí đầu tư cho việc mua dụng cụ chuyên dụng để
phân loại còn khó khăn, ý thức của người dân chưa cao
- Nhận thức của người dân về CTRYT
Chất thải y tế từ xưa đến nay vẫn được các nhà nghiên cứu phân loại vào “chất thải sinh hoạt”. Do vậy việc xử lý CTRYT đa phần vẫn xử lý chung với chất thải sinh hoạt thông thường, chỉ có các thành phần nguy hại trong rác thải y tế được xử lý riêng. 100% người dân cho rằng CTRYT là chất thải nguy hại, 92,5% số người cho rằng nên tách riêng CTRYT ra xử
lý riêng biệt. Tuy nhiên vấn đề nhận thức và việc thực hiện lại không tỷ lệ
thuận với nhau
- Nhận định của người dân về hiện trạng xử lý CTRYT của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
+ 77,5% người dân nhận định rằng bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn
đang xử lý CTRYT bằng cánh “ thu gom, phân loại, đốt + chôn lấp”.
+ 15% người dân nhận định rằng bệnh viện đang xử lý CTRYT bằng cách “thu gom, chôn lấp toàn bộ”.
+ 2,5% người dân nhận đinh rằng bệnh viện đang xử lý CTRYT bằng cách khác (chôn lấp toàn bộ, đốt toàn bộ…).
Thông qua kết quả trên ta có thể nhận thấy, mức độ quan tâm của người dân đến công tác quản lý CTR nói chung và CTRYT nói riêng ở
mức khá cao. 75% người dân cho rằng CTRYT cần được xử lý trong lò đốt chuyên dụng, số ít khác lựa chọn phương pháp đốt thông thường. 77,5% người dân nhận định đúng về hiện trạng xử lý CTRYT của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.Tuy nhiên đánh giá trên chỉ mang tính chất xem xét về
mức độ quan tâm và hiểu biết của người dân trong công tác quản lý CTRYT. Việc quản lý CTRYT thuộc về trách nhiệm của cán bộ ngành Môi trường, ngành y tế, các cơ sở y tế, các cơ quan chức năng, tập thể cá nhân có liên quan
4.5. Những thuận lợi, khó khăn,và đề xuất giải pháp đạt hiệu quả trong việc quản lý chất thải rắn y tế
4.5.1. Thuận lợi
- Công tác quản lý rác thải đã và đang được Đảng nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm
- Công ty cổ phần môi trường đô thị đã được thành lập, là đơn vị đảm bảo công tác thu gom và xử lý toàn bộ rác thải sinh hoạt của bệnh viện. - Hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng của bệnh viện thuận lợi cho công tác vận chuyển và thu gom.
- Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn có một lò đốt rác thải y tế nguy hại đạt tiêu chuẩn.
- Đội ngũ cán bộ, công nhân viên môi trường và những người có liên quan tới công tác bảo vệ môi trường có tinh thần trách nhiệm cao, không ngại khó khăn, vất vả và tính độc hại của công việc.
4.5.2. Khó khăn
Những khó khăn trong công tác thu gom và quản lý chất thải rắn y tế
của Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn - Nhân lực còn ít
- Trang thiết bị thu gom xuống cấp, chưa đồng bộ, chưa đạt tiêu chuẩn.
- Dụng cụ thu gom chưa đúng quy định, nhất là quy định về nhãn, chất lượng bao bì, thùng đựng rác.
- Nhiều thành phần của chất thải y tế được thu gom và chôn lấp lẫn với rác thải sinh hoạt thông thường không hợp vệ sinh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho công nhân thu gom.
- Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn hệ thống lò đốt đã cũ cần được nâng cấp hệ thống xử lý khí thải trong quá trình vận hành lò đốt.
4.5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn