7. Cấu trúc khóa luận
3.3. Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện cơ bản có vai trò quan trọng trong việc biểu hiện tư tưởng tác phẩm. Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng viết về đề tài gia đình nên ngôn ngữ cũng mang đậm dấu ấn văn hóa của thời đại.
Trong tác phẩm, không ít lần tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ suy tư, triết lí của mình thông qua ngôn ngữ nhân vật. Luận là một nhân vật nhiều lần được tác giả kí thác tư tưởng. Trong các cuộc trò chuyện với ông Bằng, với Đông hay các nhân vật khác, Luận luôn đưa ra những nhận xét sâu xa, ý vị về cuộc sống, về con người. Khi Lý thay đổi có chiều hướng đi xuống, trong giọng điệu lên án của Luận vẫn có sự cảm thông. Ngay khi Lý thay đổi theo chiều hướng đi xuống, Luận vẫn thấy: “Lý khôn ngoan, tỉnh táo, hoàn
toàn phân biệt được ranh giới đúng sai, nhưng dục vọng mạnh mẽ ở chị được tăng cường độ hơn khi mà đời sống tinh thần ở chị vốn thấp kém lại không được bồi bổ thỏa mãn trong đó nguyên nhân lớn nhất là ở Đông”. Đông bỏ
43
rễ của mọi vấn đề. Nếu chỉ chú trọng đến kinh tế mà bỏ qua văn hóa, chắc chắn con người sẽ bị trả giá. Chỉ có sự phát triển đồng bộ giữa văn hóa và kinh tế mới là phát triển bền vững. Điểm tựa văn hóa gia đình sẽ là cội nguồn cơ sở giải thích cho tính cách của mỗi cá nhân.
Qua ngôn ngữ trong lá thư Cừ gửi về cho gia đình, Ma Văn Kháng cũng gián tiếp thể hiện những suy tư của mình. Khi đến được “miền đất hứa”, Cừ mới tỉnh ngộ và nhận ra rằng “làm kẻ nô lệ dẫu có đeo đầy vàng thì cũng vẫn
nhục” [5, 177], và “con đã đánh mất cái quý giá lắm! Mỗi người chỉ có thể thuộc về một dân tộc nhất định, từ trong tâm hồn. Con người sống có hai nhu cầu vật chất và tinh thần. Phá vỡ đạo đức thì gặp ngay hung bạo. Khinh rẻ giá trị tinh thần thì đời sống trống rỗng, hoang tàn... Con đã oán giận một cái gì đó, cay cú một cái gì đó. Rồi lại ước ao một cái gì đó. Bây giờ thì vỡ mộng, phản tỉnh với cái ước ao, tiếc nuối cái đã oán giận, cay cú” [5, 178]. Rõ ràng,
lớp ngôn từ mang giọng điệu bùi ngùi, xót xa này đã thể hiện sự thức nhận về những giá trị văn hóa gia đình của một con người cùng đường tuyệt lộ như Cừ.
Ngôn ngữ miêu tả không khí sắm tết và chuẩn bị cỗ bàn trong gia đình ông Bằng cũng in đậm sắc màu văn hóa: “Căn bếp sắp xếp vốn đã gọn gàng,
đồ nào thứ nấy, không thiếu thốn, chắp vá. Dao to, dao nhỏ, hơn chục con đã thuê mài tinh tơm từ nửa tháng nay. Thịt gà luộc chặt dao pha lưỡi sáng rợn, nhát nào đứt nhát ấy, thẳng như kẻ chỉ. Hạt tiêu, mỡ hành, cà ri, húng lìu, mì chính, bột canh, nước mắm các loại đã sẵn sàng. Và các món xào, nấu, hầm, luộc, rán, quay… theo một thứ tự nhất định đã lầm lượt hiện ra trên hai cái mâm đồng sáng choang, với những đĩa sứ Giang Tây trắng bóng viền chỉ vàng, cao quý như đồ mĩ nghệ” [5, 71]. Rõ ràng, lớp ngôn ngữ này cho ta hình
dung đầy đủ khung cảnh chuẩn bị những mâm cỗ ngày tết cổ truyền và sự sum họp của gia đình, gia tộc.
Ngôn ngữ của nhân vật Lý cho biết về tính cách của một người phụ nữ sắc sảo, khôn ngoan nhưng cũng táo tợn, liều lĩnh, vụ lợi của thời kinh tế thị
44
trường. Đây là lời Lý nói với chồng: “Chẳng phải lụy thằng nào, con nào hết!
Đây tay trắng lập nên cơ đồ. Đây phải có quyền. Đạo đức giả mãi. Đời chỉ một chữ T thôi” [5, 252]. Đây là lời đối thoại của Lý với em chồng:
“- Chị Lý thuê xe làm gì. Để em đi ôtô buýt của nhà ga có đỡ tốn không?
- Cậu học đâu cái thói bủn xỉn rởm thế. Lý nguýt cậu em chồng.
Luận nghĩ: Câu này được. Thêm cái nguýt rất có tình. Nhưng từ rởm là của bọn con buôn [5, 228]…
Có thể nói, ngôn ngữ cũng là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ chủ đề tư tưởng: những suy tư về văn hóa gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn.
45
KẾT LUẬN
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng nhân cách con người. Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành của mỗi thành viên. Xã hội ngày càng biến đổi phức tạp, gia đình liệu có còn là nơi bao bọc, chở che vững chãi cho con người trước mọi sự va động và cám dỗ?
Là một trong những nhà văn có công khơi lại mạch cảm hứng bị ngưng đọng gần nửa thế kỷ về đề tài gia đình, Ma Văn Kháng đã phản ánh vấn đề văn hóa gia đình ở cái nhìn bản thể. Mùa lá rụng trong vườn phán ánh vấn đề gia đình trong mối quan hệ với chuẩn mực đạo đức truyền thống và sự phát triển của xã hội. Xã hội Việt Nam những năm 80 của thế kỉ XX chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường đã tác động đa diện, nhiều chiều vào gia đình ông Bằng. Bên cạnh lối sống tích cực của những cá nhân giữ được phẩm chất đáng quý, cũng có những lối sống mới, chạy theo đồng tiền, vật chất, tham vọng, đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của truyền thống. Đó là nguyên nhân dẫn tới bi kịch của gia đình. Từ đây, nhà văn cũng đề xuất vấn đề văn hóa gia đình trong thời đại hiện nay. Suy cho cùng, văn hóa gia đình không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân hay từng gia đình mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Mọi thành viên trong xã hội đều có nhiệm vụ gìn giữ, phát huy những truyền thống tốt đẹp của gia đình để nó mãi là tổ ấm, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách con người.
Mùa lá rụng trong vườn là câu chuyện một gia đình nhỏ bé nằm giữa
lòng Hà Nội nhưng chứa đựng biết bao biến cố, thăng trầm. Với giọng điệu. suy tư, chiêm nghiệm, bùi ngùi xen lẫn đắng cay, Ma Văn Kháng đã thể hiện được bao suy tư trong lòng tác giả cũng như chính chúng ta về vấn đề văn hóa gia đình. Tác phẩm thực sự đưa đến cho người đọc những cảm xúc và ý vị vượt khỏi bề mặt ngôn từ. Mùa lá rụng trong vườn đã khẳng định được giá trị và vị trí trong lòng độc giả, đồng thời cũng thể hiện tài năng của Ma Văn Kháng trong lĩnh vực tiểu thuyết trên văn đàn đương đại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Hoài Anh, (2012), Văn học nhìn từ văn hóa, NXB Thanh niên.
2. Hà Ân (1988), Đọc Mùa lá rụng trong vườn, Báo Người Hà Nội.
3. Trần Cương (1985), Mùa lá rụng trong vườn - Một đóng góp mới của Ma
Văn Kháng, Báo Nhân dân chủ nhật.
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2010), Từ
điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Việt Nam.
5. Ma Văn Kháng, (1987), Mùa lá rụng trong vườn, NXB Phụ nữ.
6. Nguyễn Văn Lưu (1986), Bàn thêm về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong
vườn, Báo Văn nghệ.
7. Lã Nguyên, (1999), Khi nhà văn đào bới bản thể ở chều sâu tâm hồn, Tạp chí Văn học.
8. Hoàng Sơn (1985), Trò chuyện với tác giả Mùa lá rụng trong vườn, Báo
Tiền phong, (46)
9. Trần Đăng Suyền (1985), Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn,
Báo Văn nghệ, (40)
10.Vân Thanh (1986), Một mảnh đời trong cuộc sống hôm nay qua Mùa lá
rụng trong vườn, Tạp chí Văn học, (3)
11.Nguyễn Công Thanh (2006) Bi kịch gia đình trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Tạp chí Đại học Vinh, (4b)
12.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục.
13.Kim Vinh, (1990), Nhà văn Ma Văn Kháng trong sự nghiệp đổi mới văn