Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn

Một phần của tài liệu Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 25)

7. Cấu trúc khóa luận

1.3.3. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn

Mùa lá rụng trong vườn là một tiểu thuyết đặc sắc Ma Văn Kháng, hoàn thành vào tháng 12 năm 1982 và được xuất bản lần đầu vào năm 1985. Lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có; truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình - tế bào của xã hội.

Chuyện xoay quanh đời sống gia đình ông Bằng - một gia đình có truyền thống, nề nếp ở Hà Nội, gồm ba thế hệ chung sống với nhau thời hậu chiến, cơ

20

chế chính trị tập trung bao cấp. Ông Bằng có năm người con, đứa con thứ nhất là Tường đã hy sinh trong chiến tranh. Hoài là vợ của Tường, một người dâu trưởng nết na, thùy mị. Sau một thời gian dài đau khổ để tang chồng, chị Hoài được phép bố mẹ chồng “đi bước nữa”. Nhưng tâm hồn chị vẫn gắn bó thuỷ chung với gia đình ông Bằng. Ông Bằng sống chung với vợ chồng Đông và Lý. Đông là một sĩ quan quân đội đã về hưu, tính cách vô tư, hời hợt. Vợ của Đông là Lý là một người phụ nữ xinh đẹp, sắc sảo, đảm đang nhưng đanh đá, ích kỷ. Người con kế đến là Luận, một phóng viên tâm huyết với nghề. Vợ của Luận là Phượng , một người dịu dàng, chu đáo, hài hòa và làm việc tại một xí nghiêp nhỏ. Tiếp theo là Cừ, người con hư đốn nhất, anh đã bỏ trốn sang nước ngoài. Và cuối cùng là Cần, một du học sinh.

Chuyện bắt đầu vào một ngày cuối năm, khi cả nhà ông Bằng chuẩn bị cho lễ tất niên. Chị Hoài trở về sau hơn chục năm xa cách khiến không khí gia đình càng thêm ấm cúng. Sau ba ngày tết sum vầy thì biết bao biến cố đã ập đến với gia đình. Vốn dĩ vợ chồng Đông sống với ông Bằng trong một căn nhà nhỏ ở thành phố, sau này vợ chồng Luận dọn về ở chung. Rồi vợ con Cừ đến nương nhờ. Lý ích kỷ, tỏ ra khó chịu khi phải chia sẻ căn nhà với vợ con Cừ. Nhưng có lúc nền tảng đạo đức cũng đưa Lý trở về một người chị hiền dịu, bao dung. Sau một thời gian, gia đình nhận được lá thư của Cừ bày tỏ sự ăn năn về những lỗi lầm mà anh đã gây ra cho gia đình. Ông Bằng vì lo lắng cho Cừ nên đã ngã bệnh và qua đời. Trước khi ra đi, ông để lại cho Phượng số tiền tiết kiệm vì ông tin Phượng sẽ sử dụng số tiền này một cách hợp lý. Điều này càng làm cho Lý bức xúc. Cộng với thái độ vô tư lự, hờ hững của chồng, sự quyến rủ về vật chất, sự khao khát tình cảm của chồng, Lý đã sa ngã. Lý đã bỏ nhà vào Sài Gòn sống với gã trưởng phòng vật tư. Sau này cơ quan điều tra, gã trưởng phòng vật tư gã bị mắc tội tham ô công quỹ, công ty Lý đang làm biết chuyện và đã sa thải Lý. Một năm sau đó, Lý gửi thư về bên mái ấm. Luận đã thuyết phục Đông tha thứ cho Lý, nếu Đông chịu Luận sẽ rước chị về, phía bên

21

xí nghiệp đã xóa sổ dự định sa thải Lý. Lúc ấy Phượng trào nước mắt, chị thấy thương Lý, Đông, thương tất cả mọi người. Tiểu thuyết kết thúc vào một ngày cuối năm, cả nhà sum họp bên nhau và mong chờ sự trở về của Lý.

Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng ra đời năm 1985, vào thời

điểm lịch sử và văn học đang chuyển mình trên con đường đổi mới. Lúc này, văn học chuyển từ khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng thế sự đời tư, những biến cố, sự kiện không còn là trung tâm chú ý mà chỉ là đường viền cho số phận nhân vật. Những câu chuyện hàng ngày, những cảnh ngộ bình thường, những quan hệ nhân sinh phức tạp, rắc rối, những khát khao tự nhiên và bản năng nhất của con người… đều được soi chiếu trên trang viết. Từ đó, nhà văn tìm đến, chắt chiu từng vẻ đẹp tâm hồn con người, hướng con người tới cái đẹp, cái thiện. Nếu như văn xuôi trước 1975 ít đề cập đến đề tài gia đình, tình yêu hạnh phúc, số phận cá nhân thì sau 1975, với cảm hứng thế sự đời tư, các phạm trù này đã trở thành những gam màu chính trong văn học. Mùa lá rụng

trong vườn là một trong những “mũi khoan thăm dò đầu tiên vào vỉa ngầm hiện

thực phức tạp và tinh vi này”. Năm 2000, tác phẩm đã được chuyển thể thành phim Mùa lá rụng để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lòng người xem.

Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết viết về văn hóa gia đình

trước sự tác động của thời mở cửa và cơ chế thị trường. Văn hóa gia đình chịu tác động to lớn khi có những con người chịu sự tác động của xã hội nhưng vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp từ trong tâm hồn nhưng cũng có những cá nhân bị trượt dài trên con đường tha hóa, tội lỗi bị cuốn vào vòng xoáy xã hội, vòng xoáy đồng tiền. Ngay từ khi ra đời tác phẩm đã được đón nhận nhiệt tình và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc. Mùa lá rụng trong vườn gây được tiếng vang lớn ngay lập tức đã giành giải thưởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.

22

CHƢƠNG 2

BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA GIA ĐÌNH

TRONG TIỂU THUYẾT MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN

2.1. Hiện thực đời sống xã hội và gia đình ngƣời Việt những năm 80 của thế kỉ XX

Gia đình là một hình thức tổ chức xã hội loài người có tính lịch sử. Từ chế độ quần hôn dưới hình thức gia đình cùng huyết thống đến tình yêu, hôn nhân tự do một vợ một chồng ngày nay là cả một bước tiến dài của lịch sử xã hội. Trong suốt quá trình hình thành, phát triển, quan hệ cha con, vợ chồng, anh em đều do những thay đổi của chế độ kinh tế, chính trị quyết định. Sau năm 1975, cả nước ta hân hoan đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, một thể chế chính trị mới, tiến bộ được thiết lập. Tuy nhiên vào những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế thị trường được mở cửa đem lại bao lợi ích về tăng trưởng kinh tế, chính trị nhưng lại đem đến một số bất cập về xã hội trong đó có vấn đề văn hóa gia đình. Vấn đề này đang là đề tài “thời sự” hiện nay.

2.1.1.Gia đình truyền thống trước sự tác động của hoàn cảnh xã hội

Dân tộc Việt Nam trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử, sự hình thành đạo đức truyền thống gắn liền với sự phát triển của cộng đồng và văn hóa Việt. Gia đình tồn tại trong hệ thống tôn ti trật tự, được giữ gìn có nề nếp: “Lấy sự

bình ổn cân bằng làm căn bản, dùng thiện tâm để đối xử... Con cái được nuôi dạy bằng tinh thần luôn tu rèn bổn phận... coi trọng đạo lí”. Trải qua nhiều

triều đại phong kiến, ngày nay tư tưởng Nho giáo vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến nếp nghĩ của người Việt. Gia đình người Việt được xây dựng theo chủ trương kính trên nhường dưới, hướng về chuẩn mực đạo đức đã trở thành quan niệm ăn sâu vào tiềm thức: “Ôi cái gia đình gồm hai ông bà xưa nay được tiếng là

mô phạm mẫu mực, với năm anh con trai, năm hòn ngọc quý, anh là liệt sĩ, anh đóng trung tá, anh làm nhà báo, anh đi học nước ngoài... anh nào cũng

23

đẹp người đẹp nết, cùng mấy cô con dâu cán bộ nhà nước, cô nào cũng đảm, cũng dễ thương, ưa nhìn” [5, 20]. Đạo đức truyền thống lấy gia đình làm hệ

quy chiếu cho xã hội: “Cái gia đình rất đáng tự hào về sự hoà mục, tiêu biểu

cho các quan hệ của con người trong một gia đình thuộc xã hội mới” [5, 20].

Người ta thường nói: thời thế góp phần tạo ra suy nghĩ của con người. Con người sống trong hoàn cảnh xã hội nào tất yếu sẽ chịu sự chi phối của xã hội ấy. Xã hội thay đổi thì con người cũng có sự thay đổi. Và sự xáo trộn dữ dội tất yếu của xã hôi thời kì chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường giống như cơn gió lốc, cuốn theo và làm xô lệch gia đình ông giáo Bằng, khiến gia đình này bộc lộ những phức tạp mới trong quan hệ giữa các thành viên. Mối quan hệ thông thường giữa cha và con, vợ và chồng, anh và em, bố chồng và nàng dâu, chị dâu và em chồng… trước đây êm ả là thế, giờ đứng trước nguy cơ rạn nứt, đổ vỡ. Sự tác động của xã hội thời kinh tế mở cửa khiến gia đình ấy chịu bao thương tổn. Có những thành viên trong gia đình ấy bi “cuốn theo chiều gió” với mặt trái nền kinh tế thị trường, đề cao đồng tiền quá mức, sống hưởng thụ cá nhân, buông thả theo bản năng, dục vọng… đã làm suy mòn giá trị văn hóa truyền thống của gia đình.

Trong gia đình ấy, ông Bằng là trụ cột, là người rất bảo thủ. Ông cố gắng duy trì nề nếp gia đình truyền thống trong một hoàn cảnh đời sống xã hội đã có sự đổi thay. Ông luôn thể hiện mình là người cứng rắn, mạnh mẽ. Chiến tranh ác liệt, người con cả hy sinh nhưng không làm ông gục ngã. Trước cái chết của vợ, ông Bằng tuy đã mất thăng bằng nhưng vẫn gắng gượng được.

Có thể thấy “ ông là con người một đời gắng gỏi, dùng nghị lực để chống chọi

lại mọi biến động”. Nhưng một bóng đen đang ám ảnh và đe dọa hạnh phúc gia đình ông bỗng xuất hiện, đó là sự vắng mặt của Cừ, người con út của gia đình, đã từng trong quân ngũ, đã từng đi học ở nước ngoài. Cái tin Cừ đi di tản như một tiếng sét đã khiến cho một con người rất coi trọng thanh danh,

24

phàng”. Ông Bằng đổ bệnh rồi qua đời. Nhưng trong những giây phút cuối của cuộc đời, ông Bằng vẫn không hề phủ nhận tình máu mủ, ruột già với Cừ.

Ông dặn các con “Các con ở lại yêu thương nhau và mọi người. Thằng Cừ lá

rụng về cội, thương xót vong linh nó” [5, 241].

Thời thế xã hội thay đổi đã tác động lớn đến gia đình ông Bằng, và những thành viên trong gia đình ấy, có những người giữ được phẩm chất và bản lĩnh như vợ chồng Luận - Phượng, Cần. Cặp vợ chồng Luận và Phượng là những con người tiêu biểu nhất cho kiểu nhân vật tự ý thức. Họ là những cán bộ, công nhân viên chức hiện nay sống trung thực lành mạnh, tốt bụng. Họ là hiện thân cho tài năng, nghị lực, nhân phẩm làm người. Khi còn nhỏ Luận là

“đứa con thông minh nhất, đi học tuần nào cũng được bon point, tư duy khúc chiết, tâm hồn sáng sủa”. Khi lớn lên là một nhà báo, anh luôn đấu tranh với cái xấu trong gia đình và ngoài xã hội. Bên cạnh Luận, Phượng là một người phụ nữ trầm mặc, dịu dàng, nết na, thủy chung, luôn sẵn sàng hi sinh bản thân vì chồng, vì con, vì gia đình và vì những người mà chị yêu thương. Chính vì vậy cho nên trước cái chết, ông Bằng vẫn còn nhận thấy đối lập với khuôn

mặt của Lý: “Sát trái ông là khuôn mặt trông ngờ ngợ như đã gặp ở đâu. Sắc

sảo, thông minh, khôn ngoan nhưng thiếu cái đầm ấm, khiêm nhường của phụ

nữ” [5, 239], nhưng ngược lại ông Bằng lại nhận thấy ngay sự ấm áp từ khuôn

mặt của Phượng: “Mặt Phượng trái xoan, từng nét dịu dàng và hai con mắt

thấm đẫm một nỗi yêu thương... Gương mặt Phượng đang tỏa xuống ông một làn sáng dịu, gây cho ông một cảm giác yên tĩnh, hợp lý và hài hòa; Gương mặt phượng đoan trang, đôn hậu và đầy vẻ nhẫn nại, cao quý” [5, 238]. Ngay từ khi chuyển về sống cùng gia đình ông Bằng, Phượng đã luôn hết mình vì mọi người, chị không than vãn trước các khó khăn, không ghen ghét, đặc biệt bao giờ Phượng cũng thấy ưu điểm của người khác. Trong môi trường làm việc, chị có rất nhiều cơ hội để kiếm thêm tiền nhưng chị tuyệt nhiên không bị hoàn cảnh tác động mà chị luôn làm chủ hoàn cảnh của mình. Vì thế, tuy sống

25

vất vả nhưng lòng chị luôn thanh thản. Phượng chính là ngọn lửa đem lại sự ấm áp cho gia đình ông Bằng.

Khác với Phượng, chị Hoài không xuất hiện nhiều trong tác phẩm nhưng hình ảnh của chị vẫn thấp thoáng qua từng trang truyện. Chị là người đại diện cho lớp người phụ nữ phải chịu nhiều sóng gió. Không gục ngã trước hoàn cảnh, khi chồng hi sinh, đoạn tang chồng chị quyết định đi bước nữa. Nhưng chị vẫn không quên gia đình chồng cũ, vẫn nhận mình vào trách nhiệm và vinh dự của một người thân. Có thể thấy, chị luôn vượt lên hoàn cảnh, tự thay đổi hoàn cảnh của mình mà một số người phụ nữ đã không thể vượt qua.

Ma Văn Kháng cũng dành nhiều tình cảm quý mến cho lớp trí thức trẻ như Cần, Vân. Họ là đại diện cho lớp trẻ hôm nay biết trân trọng những giá trị tốt đẹp của truyền thống, dám đấu tranh cho những cổ hủ, lạc hậu để xây dựng hạnh phúc. Với lòng kiên trì, niềm tin vào tình yêu của mình Vân đã dám đấu tranh với gia đình mình. Cần và Vân đã biết làm chủ cuộc đời mình, biết dùng bàn tay và khối óc để vun đắp cho một xã hội tốt đẹp. Tất nhiên họ vẫn còn một số nhược điểm nhưng không vì thế mà họ mất đi vẻ khỏe khoắn, tươi nguyên.

Bên cạnh những con người tự ý thức thì cũng có những người buông mình, “cuốn theo chiều gió” trước sức cám dỗ của vật chất để đổi thay và tha hóa như Cừ, Lý. Vốn là người con dâu nhanh nhẹn tháo vác, Lý đảm đang gánh vác công việc nhà chồng khi Đông đi bộ đội, nhưng Lý đã thay đổi hoàn toàn khi xã hội đổi thay. Trước xã hội kinh tế thời mở cửa, tất nhiên là có nhiều mặt tích cực, nhưng người đàn bà này lại hấp thu những điểm tiêu cực để đánh mất bản thân mình. Lý hám danh, hám lợi, bị cuốn vào vòng xoáy của đồng tiền, đặt đồng tiền và các giá trị vật chất lên trên các giá trị khác, kể cả giá trị tinh thần thiêng liêng và trở nên ích kỷ, hẹp hòi, nanh nọc, thủ đoạn. Đặc biệt, khi Lý biết gia đình ông Bằng không còn ai tin tưởng mình nữa thì người đàn bà này càng trở nên cô đơn, không nơi bám víu, để rồi trượt dài

26

trên con đường tha hóa và tội lỗi. Tất nhiên sự tha hóa của Lý còn có một nhân tố khác nữa, là gốc rễ văn hóa và hoàn cảnh cá nhân của Lý: xuất thân từ một đứa trẻ mồ côi, thiếu vắng tổ ấm gia đình, không được quan tâm dạy dỗ, sớm hấp thu lối sống xô bồ của thị thành… Rõ ràng, con người sống cần có sự cân bằng cả hai nhu cầu: vật chất và tinh thần. Nếu quá đề cao tinh thần mà không chú ý đến đời sống vật chất là sự ảo tưởng và giáo điều, nhưng ngược lại, quá tôn sùng vật chất và khinh rẻ giá trị tinh thần thì đời sống hoang tàn, trống rỗng; coi thường đạo lí thì gặp ngay hung bạo. Những nhân vật trong tác phẩm như Lý, Cừ đã phải đánh đổi cả cuộc đời mới có được nhận thức ấy. Vậy là phát triển kinh tế phải đi liền với phát triển các giá trị văn hóa tốt đẹp. Có như vậy mới phát triển bền vững - một sự phát triển đồng bộ và đem lại môi trường an toàn, tốt đẹp cho con người. Khi đó thì cuộc sống con người vừa giàu vừa mạnh. Chừng nào chỉ chú trọng đến kinh tế mà không chú ý đến

Một phần của tài liệu Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)