Gia đình và mâu thuẫn thế hệ

Một phần của tài liệu Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 32)

7. Cấu trúc khóa luận

2.1.2. Gia đình và mâu thuẫn thế hệ

Gia đình Việt Nam luôn tồn tại sợi dây ràng buộc tình cảm giữa các cá nhân, thế hệ. Sự đông đảo của gia tộc, dòng họ làm nên truyền thống cho gia đình, tạo chỗ dựa vững chắc, tin cậy cho mỗi thành viên. Thông thường thế hệ đi trước làm nền móng, soi đường, chỉ lối cho lớp con cháu đi sau. Nhưng gia đình truyền thống trong sự đổi thay của xã hội những năm 80 của thế kỉ XX đã có sự chuyển mình dữ dội, mỗi cá nhân mang trong mình những tư tưởng, cá tính khác nhau. Sự khác biệt và khoảng cách giữa các thế hệ ngày càng xa hơn, thế hệ ông cha dần trở nên cũ kĩ, lạc hậu, trong khi đó giới trẻ ưa thích sự tiến bộ, mới mẻ. Mâu thuẫn giữa cũ - mới, già - trẻ tồn tại khá lâu, nhưng trong hoàn cảnh mới, những va chạm thế hệ ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm, lo lắng.

27

Đầu tiên là mâu thuẫn giữa thế hệ. Sự khác biệt trong nhận thức, tầm nhìn của các thế hệ dẫn đến tình trạng không có sự hiểu biết lẫn nhau. Mùa lá

rụng trong vườn là tiếng chuông cảnh tỉnh những người bảo thủ, cố duy trì,

níu kéo kiểu gia đình truyền thống. Trong tác phẩm, người đại diện cho những tư đưởng cũ là ông Bằng, trụ cột của gia đình. Ông “đĩnh đạc khoan

thai, mực thước, cẩn trọng đến khắt khe. Ông sống cố định với những chuẩn mực đã xác định”. Xã hội thay đổi, song với ông toàn bộ điều đó là sự lố lăng,

xáo trộn khiến ông khó chịu, không tiếp thu. Ông cố duy trì cái nề nếp cổ xưa với hàng trăm điều nhỏ nhặt nhằm xây dựng “gia đình hòa thuận, kính trên

nhường dưới, trọng nghĩa khinh tài, hướng về sự phát triển đạo đức tinh thần

là chủ yếu” [5, 217]. Đối với ông, danh dự gia đình là trên hết. Ông luôn dạy

các con mình phải giữ gìn danh dự “Phải giữ gìn các con ạ. Giữ gìn từ những

cái nho nhỏ vì từ những cái nho nhỏ cộng lại, hợp thành văn hóa, nền tảng đạo lí đấy”. Ông Bằng xây dựng một gia đình mà “nền nếp gia giáo cổ

truyền, đã trở nên hiếm hoi vào những ngày nay” [5, 19]. Vì vậy, quan niệm

của ông gặp phải sự phản ứng của chính những đứa con trong gia đình. Trong khi ông cố xây dựng một gia đình hòa thuận, tôn ti trật tự thì Cừ, con trai ông, lại cho những cái đó là cổ hủ. Những gì ông xây là Cừ chống, phá, trong bức thư cuối cùng gửi cho gia đình, Cừ viết: “Con đối lập với gia đình và con

quyết sống theo logic của con” [5, 175]. Trong phương pháp giáo dục con,

ông Bằng cũng rất cẩn trọng, khắt khe: “Thôi thì đủ hết các lời dăn dạy. Cầm

bát phải thanh tao. Gắp thức ăn mà đút lỏm vào mồm là thô lỗ... đầu bữa và cuối bữa mời và vô phép cơm thì mới thật là lê thê rắc rối... Cơm xong nhất thiết phải ngủ trưa...tất cả đều thành quy phạm. Nhất là trong các mối quan hệ. Trên bảo sao dưới nghe vậy. Cấm cãi, cấm làu bàu” [5, 172]. Khi con cái

có khuyết điểm sễ bị trừng phạt bằng roi vọt hà khắc. Nhân chuyện một ông khách đến nhà chơi mất đồ, ông nghi ngay cho Cừ và anh chịu trận lôi đình. Ngay cả Đông, một sĩ quan quân đội về nghỉ phép hơn bốn chục tuổi rồi mà

28

còn bị mẹ nọc ra quất roi chỉ vì ông đã tỏ ra nghe vợ hơn nghe lời mẹ. Ông Bằng dựa vào nền tảng tinh thần của gia đình truyền thống để chống lại những tác động khách quan của xã hội đương thời. Trong những dịp trò chuyện với con cái hay dịp cúng gia tiên cuối năm, ông luôn nhắc đến những kỷ niệm đẹp, luôn răn dạy các con phải góp nhặt những điều nhỏ nhặt để làm nên danh dự và phẩm chất gia đình, nhưng ông lại cố lảng tránh Cừ - người con trai bất trị đã bỏ cơ quan, gia đình trốn đi biệt tích. Rõ ràng phương pháp giáo dục con cái của ông Bằng là quá cứng nhắc, quá nghiêm khắc, ông mắng mỏ, đánh đập xúc phạm đến lòng tự trọng của các con và quá trình chúng trưởng thành. Phương pháp này mục đích thì tốt nhưng đường đến mục đích thì không phù hợp nữa với xã hội hiện thời.

Mâu thuẫn thế hệ còn có nguyên nhân do bản thân thế hệ trước khăng khăng không chịu thay đổi theo chiều phát triển mới của cuộc sống, còn thế hệ sau lại không muốn tiếp thu truyền thống. Các cá nhân với cá tính riêng đã không chịu dung hòa quan hệ, khiến gia đình ông Bằng luôn căng thẳng. Cừ vốn là kẻ “trong người đã có sẵn cái mầm hư hỏng” [5, 175]. Mọi lời khuyên bảo, dạy dỗ của ba mẹ đối với Cừ chỉ là hành động “đạo đức giả”. Trong thâm tâm, Cừ “coi đạo đức là con số không vô nghĩa” [5, 176], nên dù bị chửi mắng, đánh đập, doạ nạt đủ điều Cừ vẫn chứng nào tật nấy. Đi bộ đội, Cừ luôn viết thư về nhà kêu khổ để “tróc” cho được nhiều tiền của ba mẹ. Cừ lại coi việc hệ trọng “trăm năm” chỉ là “chuyện sinh hoạt vặt vãnh” [5, 175]. Hơn thế, sau khi để lại cho một cô gái nhẹ dạ hai đứa con, Cừ rũ bỏ trách nhiệm làm chồng, làm cha rồi rủ rê một người đàn bà khác trốn chồng cùng mình vượt biên. Chỉ khi đến được “miền đất hứa” thì Cừ mới tỉnh ngộ và nhận ra rằng “làm kẻ nô lệ dẫu có đeo đầy vàng thì cũng vẫn nhục” [5, 177], và “Con

đã đánh mất cái quý giá lắm! Mỗi người chỉ có thể thuộc về một dân tộc nhất định, từ trong tâm hồn. Con người sống có hai nhu cầu vật chất và tinh thần. Con đã oán giận một cái gì đó, cay cú một cái gì đó. Rồi lại ước ao một cái gì

29

đó. Bây giờ thì vỡ mộng, phản tỉnh với cái ước ao, tiếc nuối cái đã oán giận, cay cú” [5, 177].

Không giống như Cừ, Cần được học tập ở một nước xã hội chủ nghĩa tiên tiến, tiếp thu đời sống mới, tư tưởng của anh có đổi khác. Khi anh nghe người yêu nói đùa “Nhà định hỏi cho anh một cô…rất giầu, rất xinh” [5, 266], anh đã nói “họ không hiểu gì lớp trẻ chúng ta cả” [5,266]. Nhưng anh biết dung hòa giữa truyền thống và hiện đại trên nền tảng đạo đức dân tộc nên những bất đồng quan điểm với anh đều được hóa giải.

2.1.3.Gia đình và mâu thuẫn giữa các tính cách, lối sống

Mùa lá rụng trong vườn là tác phẩm thể hiện vấn đề văn hóa gia đình trong

thời kì đầu khi đất nước vừa đổi mới với bộn bề khó khăn thiếu thốn. Chính trong hoàn cảnh đặc biệt ấy con người cá nhân trở về với bản chất chân thật của mình với những khát khao, ước muốn mà một thời đã bị hoàn cảnh chiến tranh có phầm kiềm tỏa. Nhưng khi cá tính trở lại, bản ngã có điều kiện để bùng phát thì mỗi thành viên lại gặp phải biết bao rào cản khó khăn khác.

Trước hết là sự va chạm giữa các cá tính trong một gia đình. Do nhận thức khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau đã tạo nên tính cách của mỗi cá nhân cũng có sự khác nhau. Trong Mùa lá rụng trong vườn, ông Bằng là nhân viên bưu điện, thầy giáo rồi làm báo, kiến thức sâu rộng; Lý mới học hết lớp ba rồi làm việc ở xí nghiệp kiêm chạy vật tư; Đông là trung tá về hưu, sống đơn giản, khép kín, môi trường quân đội khiến Đông không hề lo chuyên ăn mặc; Luận, Phượng tốt nghiệp đại học, một nhà báo tu duy trìu tượng, triết học, một người kế toán tư duy cụ thể, thực tế; vợ Cừ là một công nhân dệt chiếu, chị Hoài là chủ nhiệm hợp tác xã... Mỗi người một ngành nghề khác nhau tạo nên sự khác biệt về nhận thức về khác biệt tính cách. Luận và Phượng chỉ coi vật chất là cái cần thiết để tồn tại còn đạo lí là cái lớn hơn thì Lý lại coi vật chất là mục đích cuối cùng. Tiền trở thành triết lí sống của Lý “Tiền! Tiền! Tiền là trên hết!”, “Đời chỉ là một chữ T thôi” [5, 198].

30

Bên cạnh những thành viên mẫu mực, hiếu thuận, gia đình ấy còn có những cá nhân sống tách rời, đi ngược lại với truyền thống gia đình. Cừ - một nghịch tử không chấp nhận cách giáo dục của gia đình, chạy theo những dục vọng của bản thân và rơi vào bi kịch không lối thoát. Song những dục vọng đó sẽ không bộc phát nếu như không có những yếu tố tác động vào. Cách giáo dục của gia đình từ nhỏ quá khắt khe, Cừ không cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ. Từ đó Cừ trở thành một con người không có nhân cách, Cừ chán ghét những gì mà người ta cho là tinh thần đạo đức, cái mà người ta cho là nề nếp văn hóa. Cừ cho ba là cổ hủ, cho tất cả mọi người là đạo đức giả. Anh thấy đời là phi lí. Nề nếp gia giáo cổ truyền đã được ông Bằng duy trì nhưng lại phản tác dụng với Cừ, khi Cừ còn quá nhỏ để hiểu điều đó. Cừ cần một người hiểu, cảm thông và chia sẻ. Cuối cùng, như người đi vào đường hầm, càng vào sâu càng bế tắc, Cừ đã chọn cái chết nơi đất khách quê người để chuộc lỗi lầm của mình. Đúng như Luận rút ra: “Rõ ràng là có một

lối sống đang có nguy cơ hình thành coi tất cả chuẩn mực đạo đức là giả trá, vô bổ, coi tất cả quan hệ tình cảm thiêng liêng với Tổ quốc, gia đình, anh chị em là vô nghĩa” [5, 34]. Ma Văn Kháng chỉ gián tiếp xây dựng hình ảnh nhân

vật Cừ qua lá thư gửi từ nước ngoài về song người đọc thấy đó là một đại diện cho một loại người do hoàn cảnh trái ngang đã ấp ủ trong mình những quan niệm sai lầm về đạo đức, cuối cùng trượt mãi trên con đường tội lỗi. Cừ đã trượt ra khỏi nhịp sống, nề nếp gia đình như Luận nhận xét: “Thằng Cừ khởi

đầu và kết thúc đều ở trong cái vòng hạn chế về tư tưởng, quan niệm tầm văn hóa của nó” [5, 252]. Rõ ràng, trong một gia đình, mỗi cá tính phải được tôn

trọng nhưng cá tính đó phải phát triển dựa trên nền tảng đạo lí và không đi chệch những chuẩn mực đạo đức thông thường của đời sống.

Trong gia đình ông Bằng, Cừ là người con nổi loạn luôn sống ngoài quy tắc còn Lý lại là một người luôn chạy theo chủ nghĩa vật chất. Cũng chỉ bắt đầu từ việc chi tiêu vay mượn gã trưởng phòng vật tư, Lý đã vật chất hóa từ

31

chuyện ăn mặc đến xử sự trong gia đình. Sự xuất hiện của Phượng và vợ Cừ, hai cô em dâu mới đối với Lý là một sự không an toàn vì nỗi lo sẽ bị chiếm mất căn nhà của Dư - con trai mình. Lý tỏ ra chịu chơi khi tốn không ít tiền sắm tết, mua cây quất mấy trăm bạc trong khi đó Luận, Phượng chỉ sống tằn tiện trong đồng lương ít ỏi. Cả nhà đều hướng tới vẻ đẹp tinh thần thì lý luôn kêu: “Chưa thấy cái nhà nào như cái nhà này chỉ thấy đạo đức sách vở thế thì

suốt đời nghèo đói là phải”. Nếu Phượng luôn trọng đạo lý, đùm bọc cưu

mang vợ con Cừ, không muốn vợ con Cừ đi buôn vì danh dự gia đình thì Lý nghĩ khác: “Danh dự! Danh dự thì lên thẳng tòa án áo đỏ áo đen mà kiện

chứ. Nói thật đời này lắm anh sĩ không phải lối. Động một tí là lên án vật chất. Không có vật chất thì sống bằng cái gì? Là người phải biết làm ra tiền, phải biết sinh lợi làm kinh tế chứ” [5, 223]. Chính vì thế trong gia đình ông

Bằng luôn luôn hình thành hai lối sống đối lập mà Lý một mình ở một bên. Xung đột gia đình ông Bằng lên cao điểm là cuộc cãi vã giữa Luận và Lý. Luận vốn là con người nồng nhiệt, hiền lành, luôn suy tư và chiêm nghiệm nhưng tính cách của anh thẳng thắn, cương nghị. Luận đang buồn rầu vì phải bán cái áo vét cũ, Phượng phải bán chiếc nhẫn mẹ cho để trang trải nợ nần và chi tiêu cho hai vợ chồng và cả vợ con Cừ. Còn Lý, mới từ miền Nam ra sau cuộc ăn chơi hưởng lạc bồ bịch với tay trưởng phòng vật tư thoái hóa biến chất. Lý không hề biết Cừ đã chết, cũng không biết cha chồng nằm viện, chỉ biết rồi đây Phượng sẽ đưa mẹ, đưa con về đây, bầy trò đánh mất xe đạp; rồi vợ con Cừ nữa đã chiếm mất buồng của ông cụ. Lý như người điên đạp đổ đồ đạc, nhảy vào đống chăn màn giẫm đạp liên hồi: “Này nói cho mà biết. Đây

chẳng phải lụy thằng nào, con nào hết! Ta đây tay trắng lập nên cơ đồ.Đây phải có quyền. Đạo đức giả mãi! Đời chỉ một chữ T thôi...” [5, 198]. Luận đã

gọi Lý là quỷ sa tăng, quỷ về ám cái nhà này, anh nhổ nước bọt và quay đi kệ cho Lý “lăn đùng ra đất, mắt sặc tiết, chân đạp, tay đấm, rồi ôm mặt khóc

32

cơ sự này nhưng cái gì đến phải đến. Mọi mâu thuẫn lặt vặt góp lại thành bão, âm ỉ lâu ngày giờ bùng lên. Luận và Phượng đói nghèo nhưng có tình thương, trong lúc hoạn nạn đã cưu mang vợ con Cừ, trong khi vợ chồng Đông là anh chị phải gánh trách nhiệm này. Nhưng Đông thì thờ ơ buông xuôi còn Lý thì chỉ mong Luận, Phượng và vợ con Cừ ra khỏi căn nhà mà họ đã chiếm dụng. Xung đột do họ có những nét tính cách khác nhau nên không dung hòa được.

Trong đại gia đình ông Bằng, các cá nhân mâu thuẫn đã đành nhưng mâu thuẫn còn diễn ra ngay trong một gia đình nhỏ - mâu thuẫn giữa vợ chồng. Đó là mâu thuẫn của vợ chồng Đông và Lý. Nhân vật Đông khá giống nhân vật Sài trong Thời xa vắng của Lê Lựu. Đông là người anh hùng trong chiến

tranh. Cuộc đời người lính khiến anh bao năm tháng xa nhà, dấn thân nơi hòn tên, mũi đạn, anh luôn có mặt nơi đầu súng ngọn gió. Chiến công mà Đông lập được là niềm tự hào cho Lý ở hậu phương và Lý rất tự hào khi nói về Đông “ông trung tá nhà tao chỉ được cái đức ăn đức ngủ là không ai bằng” [5, 119]. Nhưng đấy chỉ là những năm tháng sống trong thời chiến. Hòa bình lập lại, Đông trở về, là một người chồng, người cha, anh lẽ ra phải là người trụ cột cho gia đình song thực tế Đông không còn là chỗ dựa cho Lý và gia đình nữa. Đông đứng ngoài nhịp sống của mọi người, tách mình ra khỏi dòng chảy của xã hội, không thể hòa nhập được với cuộc sống của những người thân yêu: “Đông từ chiến trường trường trở về, do cá tính và sự hun đúc của

môi trường, bắt đầu cuộc sống thường nhật với gia đình, bỗng trở nên một bóng hình xa lạ thế nào”. Đông sống đơn điệu thụ động bên vợ, bên những

khát khao, những đam mê đang âm ỉ cháy trong lòng Lý mà anh đâu nào hay. Đông không đoái hoài gì đến vợ con: “không cần biết vợ nghĩ gì, cần gì và

muốn gì” vì theo Đông nghĩ: “Đời có gì quan trọng lắm đâu!”. Câu nói này

Đông đã lặp lại rất nhiều lần trong tác phẩm. Mà đâu chỉ với Lý, Đông bưng tai, bưng mắt trước tất cả, thú vui của Đông là đánh tổ tôm, đánh bài và ngủ. Trong mắt vợ thì Đông là “ông phỗng”, là người “vô tích sự”; trong mắt của

33

những người em thì Đông là người anh “vô tâm”, “an phận thủ thường” và có phần “vô trách nhiệm”… Giữa Đông và Lý trước đây khi có chiến tranh ít được gần gũi tìm hiểu nhau, nay hòa bình lập lại mỗi người lại một khung trời riêng. Cả hai có một sự ngăn cách, “lệch pha” quá lớn. Lý năng động nhạy bén và đầy tham vọng, không chấp nhận cuộc sống hiện tại mà muốn vươn

Một phần của tài liệu Văn hóa gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của ma văn kháng (Trang 32)