8. Bố cục của khóa luận
3.2.1. Không gian trần thế
Không gian trần thế trong thơ Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám giàu sắc thái thẩm mĩ nhưng nhiều khi bị chia cắt, bị đóng khung trong những giới hạn chật chội và tạo nên những đối cực không gian. Chính khung trần thế đã chia biệt con người ra từng xứ cô đơn khiến cho những linh hồn li tán. Đó còn là không gian đóng khép của những căn phòng mà trong đó mọi cái đều tẻ nhạt, nhàm chán. Đó là khoảng không gian nhỏ hẹp mà con người chỉ còn có thế ngồi đối diện với chính mình:
Ôi! tâm tư ngăn kín bốn bức tưòng Chờ gió mới nhưng của đều đóng kín.
(Quanh quân)
Viết về không gian trần thế, Huy Cận nghiêng về không gian tự nhiên mà chủ yếu ông hướng tới không gian nông thôn với cảnh sông hồ, vườn
tược... Ông ít viết về thành phố mà có viết thì thường gây cho nhà thơ cảm giác bối rối, lo âu, buồn nản trước cái chết:
Ai chết đó? nhạc buồn chỉ lắm the! Chiều mồ côi, đời rét mướt ngoài đường; Phố đìu hiu màu đá cũ lên sương.
Sương hay chính bụi phai tàn lả tả.
(Nhạc sầu)
Tạo dựng một không gian chia cắt, Huy Cận muốn nói đến bầu không khí chật hẹp tù túng, ngột ngạt của xã hội đang phong toả, đày đoạ con người, làm cho con người cảm thấy cô đơn trên mảnh đất chính mình đang sống.
Không gian trong Lửa thiêng là không gian mở, giữa không gian và con
người luôn có sự tương giao. Mỗi một sự thay đổi bên ngoài cũng gây nên sự thay đổi tương ứng ở con người:
Nghe nhịp đời lên em bỏ anh, Đua theo xuân nở rộn trăm cành.
Ỷ mùa cũng rộn trong thân mói, Tóc rủ bờ tơ sợi liễu mành.
(Hồn xuân)
Trong thơ Huy Cận, đôi lúc không gian được chuyển vào thế giới nội tâm, lòng thi nhân hoá cảnh để chờ đón nhũng ngọn gió mới trong đời, nhà thơ tụ’ phơi trải lòng mình để tìm niềm đồng cảm. Trong Lửa thiêng không
gian ngoại cảnh luôn tương thông với không gian nội tâm và tạo nên sự hoà quyện giữa thực và ảo, đến cả những sự vật gần gũi cũng được ảo hoá: “hồn nhớ thương em dệt ảo dâng anh . . . ”