8. Bố cục của khóa luận
3.1.3. Thời gian tương lai
Cũng như nhiều nhà thơ lãng mạn đương thời, Huy Cận ít nói đến tương lai. Trong suốt tập thơ Lửa thiêng chỉ có bốn bài viết về tương lai. Đây là tỉ lệ ít ỏi so với các bài viết về thời gian hiện tại và quá khứ. Điều này là do cách nhìn nhận của nhà thơ về cuộc đời: Hiện tại tuy tù túng, bế tắc nhưng không mong gì đổi thay bởi tương lai mù mịt. Con người chỉ còn biết tìm về quá khứ để tìm niềm hy vọng và chấp nhận cuộc sống nhàm chán trong hiện tại bằng việc tìm kiếm sự an bằng trong vũ trụ và cõi mộng. Có lúc tác giả nói đến tương lai thì đó là tương lai mù mịt, tối tăm, lạnh lẽo của chốn địa ngục, của chốn hư vô. Nơi ấy chỉ có Cô hồn vạn thuở hồn đơn chiếc đang trốn tránh
bơ vơ và thương nhớ cõi trần:
Đêm dày ướt rượi khi tha ma, Coi chừng cửa mộ quên không khép, Địa phủ hàn phong lọt cả mà.
Trốn tránh bơ vơ, chạy ngủ lang, Hon oiĩ có nhớ giấc trần gian Nệm là hơi thở, da: chăn ấm, Xương cọ vào xương bớt nối hàn ?
(Ngủ chung) Thân bay nhảy giam trong mồ nhỏ tí
M ột dáng điệu suốt trẫm nghìn thế kỷ! ( Chết)
Neu tập thơ này Huy Cận ít nói đến tương lai thì đến tập thơ Vũ trụ ca
tương lai được nhắc đến nhiều hơn, chủ thể trữ tình thường xuất hiện với tư thế người lên đường, đi từ hiện tại đến tương lai:
Ta đi về đâu ta chẳng biết Chỉ biêt trời xanh là ta say.
sống trong xã hội lúc bấy giờ, thực tại tù túng, nhàm chán nhung con người cũng không dám đặt niềm hi vọng ở tương lai vì tương lai quá mờ mịt, tối tăm. Nói đến tương lai càng khắc sâu thêm trong lòng người cảm giác buồn bã, vô vọng.
Như vậy thời gian nghệ thuật trong Lửa thiêng còn mang đậm dấu ấn
của thời gian vũ trụ trong thơ ca trung đại. Đó là thời gian chỉ hướng con người chú ý về quá khứ bởi vì nó trôi nhanh và bốn mùa đến rồi đi vẫn là bốn mùa ấy. Tương lai là phạm trù ít được quan tâm. Thời gian hoà vào không gian. Một mặt trăng trên trời có thể chiếu cả Bắc cả Nam, cả quá khứ, tương lai và mọi sự thống nhất trong một thời gian bất biến... Tác giả chưa ý thức đầy đủ về thời gian lịch sử và thời gian sinh mệnh cá thể như một số nhà thơ cùng thời. Tuy nhiên Huy Cận đã quan tâm nhiều đến dòng thời gian nhân thế, nghĩa là quan tâm đến những cuộc đòi trên dòng chảy của thời gian. Thời gian nghệ thuật trong Lửa thiêng đã góp phần bộc lộ niềm khát vọng lớn và
nỗi thất vọng lớn của nhà thơ. Khát vọng lớn ấy là khát vọng bất tử cùng thời gian, khát vọng tìm kiếm hạnh phúc trong thời quá khứ. Nhưng đó còn là niềm thất vọng lớn của nhà thơ vì càng xuôi về quá khứ càng cô đơn và nhận ra tình trạng bơ vơ của mình trên dòng thời gian vô tận.