Văn hóa, thời đại trong Lửa thiêng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 34)

8. Bố cục của khóa luận

2.2. Văn hóa, thời đại trong Lửa thiêng

“Sầu” là một trạng thái tâm lý tình cảm của con người, nhưng ở mức độ cao hơn buồn. “Sầu” thời đại là nỗi sầu đau trước thực tại đất nước, nỗi sầu ấy làm cho thi nhân cảm thấy đau đớn, cô đơn, bế tắc, tuyệt vọng.

Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp xâm lược nước ta và tiến hành khai thác thuộc địa khiến xã hội Việt Nam chuyển sang một hình thái ý thức xã hội mới: xã hội thực dân nửa phong kiến. Đây là “một phen thay đổi sơn hà” về cơ bản không thuận chiều, nhưng rất mực lớn lao. Văn hóa phương Tây đã tác động sâu sắc đến đời sống xã hội Việt Nam. Đồng thời làm thay đổi tư tưởng, tình cảm, và thị hiếu thẩm mĩ của con người Việt Nam. Trong cuộc đổi thay như vậy, xuất hiện nhiều con người khác, nhiều quan niệm khác... Trước hoàn cảnh lịch sử như vậy, văn minh phương Tây đã tạo thành một “cú hích” quan trọng thúc đẩy quá trình duy tân văn hóa, văn học. Phương Tây đã làm thay đổi mọi sinh hoạt, mọi quan niệm của người Việt Nam. Trong xu thế chung đó, “cuộc cách mạng về thi ca” có đầy đủ điều kiện nảy sinh và “Nằm trong lòng nhiều đợt duy tân rồi tân duy tân văn nghệ văn hóa dân tộc ấy, mảnh đất văn chương không thể không chuyển biến” [1, tr.106].

Trước hoàn cảnh xã hội như vậy các thi nhân Việt Nam cố gắng thay đổi, tìm mọi cách để thoát ra khỏi hiện thực tối tăm, tù túng ấy. Các thi sĩ lúc bấy giờ đều mang trong mình một tâm trạng buồn, sầu, cô đơn. Dường như họ không tìm ra lối thoát cho mình. Có lời nhận xét cho rằng Thơ mới trở thành

nỗi tổng phổ của những nỗi sầu, nhữiĩg giọt nước mắt xót xa và tội nghiệp.

Thực ra, trong bản chất các nhà Thơ mới đều mong muốn được “nhập thế”, được gắn bó với đời. Nhung hiện thực trước mắt của họ quá “tối tăm, tù hãm”. Bất hòa với thực tại, họ tìm cách thoát ly. Song “m ộng” không bền, họ lại phải trở về với thực tại. Chính cái phút giây đối mặt này mới khoét sâu hơn ý thức về khối sầu nhức nhối, dai dắng, trùng điệp: Mắt tôi, nước mat như m ưa/ Tôi không muốn gạt tôi chờ ai lau (Thế Lữ), Hãy lịm người trong thủ đau thương

(Lun Trọng Lư), Nhỏ xuống ỉòng tôi nhưng giọt châu? (Hàn Mặc Tử), Thế rồi họ khóc không nghe tiếng/ Trong lúc trăng tàn bạt gió khuya (Xuân D iệu)...

Những câu thơ trên, đều chất chứa nỗi sầu thảm trong Thơ mới. Cảm giác tê tái ấy là tâm trạng chung của các nhà thơ trong giai đoạn 1932 - 1945. Nỗi sầu ấy không chỉ nằm ở tầng hữu thức mà đọng sâu vào vô thức, tạo thành ám ảnh không dứt của cả một thời đại.

Trước thời đại như vây, con đường thơ của Huy Cận bị ảnh hưởng rất lớn. Bên cạnh nỗi sầu chung của các nhà thơ trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân xâm lược, trong thơ Huy Cận chất chứa một nỗi sầu riêng. Nỗi sầu trong thơ ông không chỉ do ảnh hưởng của văn hóa thời đại, mà nó xuất phát từ văn hóa quê hương gia đình, từ bản thân. Bởi vậy nó đã tạo nên một diễn ngôn

riêng trong thơ Huy Cận. “Sầu” trong thơ ông không phải là nỗi sầu bi thương, ủy mị, mà đó là nỗi sầu của niềm tin, của hi vong về một ngày mai tươi sáng. Được thể hiện cụ thể trong tập Lửa thiêng.

Nhìn một cách tổng quát, toàn bộ Lửa thiêng là một khối sầu. Dải sầu

ấy hiện lên rất rõ qua sự xuất hiện trac tiếp của 33 chữ sầu, cùng hàng loạt

các hình ảnh nói về sự cô đơn. Huy Cận nhìn đâu cũng thấy buồn, sầu. sầu đêm mưa:

Đêm mưa làm nhớ không gian Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la.

Trước không gian rộng lớn của đêm mưa, đã làm cho thi sĩ của chúng ta cảm thấy một nỗi sầu ảo não bao trùm toàn bộ trời đất. Cặp đôi lục bát kết họp ăn ý giữa các âm vần, hai từ “bao la” làm cho nỗi sầu ấy càng được được nhân lên và trải rộng toàn bộ trời đất. Tác giả còn sầu bởi đẹp xưa:

Trơ vơ buồn lọt quán chiểu

Mái nghiêng nghiêng gửi buồn theo hút người. (Đẹp xưa)

Đọc hai câu thơ mà trong lòng nặng trĩu những tâm tư, không gian buổi chiều thường làm cho con người ta một nỗi buồn sâu sắc. Vậy mà với Huy Cận buổi chiều ấy lại theo hút người. Chỉ với một cặp lục bát mà xuất hiện

đến hai chữ “buồn” điều đó cho thấy tác giả không chỉ dừng lại ở mức độ

buồn, mà đó còn là nỗi sầu đau, nỗi sầu sâu sắc trước khung cảnh thiên nhiên

đất trời.

Sầu trước không gian rộng lớn:

Chạnh nôi tương tư khôn giãi tỏ, Muôn sao bàng bạc sầu không gian.

(Hồn xa )

Hay:

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả Củi một cành khô lạc mẩy dòng.

(Tràng giang)

Thuyền và nước là hai cặp hình ảnh sóng đôi thường xuất hiện trong ca

dao dân ca về tình yêu đôi lứa. Nhưng đến với Huy Cận nó không phải là như vậy, “thuyền” và “nước” lại đi cùng cặp từ “sầu trăm ngả” điều đó cho thấy trong tâm tư của nhà thơ đang có một nỗi buồn, nỗi sầu, sầu bao trùm cả vũ trụ, bao trùm toàn bộ không gian trời đất. Ở câu thơ sau được tác giả gia công hơn nhiều lần. “Củi một cành khô” là củi đã hết sự sống (khô), lẻ loi (một),

trôi nổi (lạc), vô phương vô hương (mấy dòng). Có thể coi hình ảnh thơ này như một biểu tượng đa nghĩa. Huy Cận đâu có tả cảnh, mà ông đang tập trung thể hiện nỗi bơ vơ của chính bản thân mình, của thế hệ mình: Cùng đất nước và nặng buồn sông núi.

Nỗi sầu của thi nhân còn bao trùm cả vũ trụ:

Người ở bên trời, ta ở đây;

Chờ mong phương nọ, ngóng phương nay Tương tư đôi chốn, tình ngàn dặm,

Vạn lý sâu lên núi tiếp mây.

(Vạn lý tình)

Vạn lý tình - vạn lý sầu - sầu gối tay là đường dây cảm xúc của toàn bài thơ.

Song cũng phải thấy rằng cảm xúc cô đơn không chỉ hiện lên trong dòng thương nhớ mà nhiều khi còn hiện lên ngay cả lúc tựa đầu. Ngậm ngùi là một thi phẩm tiêu

biểu cho cái giọng ảo não và sầu mộng của Huy Cận trong mảng thơ tình.

Cây dài bóng xế ngấn ngơ...

- Hổn em đã chỉn mấy mùa thương đau? Tay anh em hãy tựa đầu.

Cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi... (Ngậm ngùi)

Khi lý giải về chức năng và cái lí quy định chất giọng sầu của Huy Cận, chúng tôi đã lim ý đến mức độ sâu sắc của dòng tâm tình sâu thẳm trong điệu hồn Huy Cận. Ở đoạn thơ trên người đọc tinh ý sẽ nhận thấy cách nói của nhà thơ qua hình ảnh “đã chín mấy mùa thương đau” . Trong lần Trình bày với

Thượng đê, Huy Cận cũng từng nói: sầu đã chín, xin người thôi hãy hái. Chín

là trạng thái chuẩn bị rụng. Nhung ở Ngậm ngùi trái sầu đã rụng, tức là đã

chuyển trạng thái, âm thanh của trái sầu vọng mãi vào không gian - thời gian. Chữ “nặng” diễn tả được mức độ cảm nhận của người nghe. Thì ra đó là trái

sầu của nội tâm. Không sầu sao được khi Huy Cận ý thức rất rõ khúc Bi ca: Tình đi mau sâu ở lại lâu dài.

Và đỉnh cao của nỗi sầu đó là cái chết và âm nhạc thê lương của nó:

Ai chết đó? Nhạc buồn chi lam thế Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương... Sầu chi lam trời ơi! Chiều tận the!

(Nhạc sầu)

Có thể cắt nghĩa nỗi sầu trong thơ Huy Cận từ nhiều góc độ khác nhau, nhung xét đến cùng có hai lý do cơ bản: Trước hết, xuất phát từ mỹ học Thơ mới; thứ hai, xuất phát từ thời thế.

Xuân Diệu đã từng nhận xét trong lời tựa của Lửa thiêng: “Thơ Huy

Cận đó ư? Ai nhắc làm chi nhũng nỗi thê thiết của ngàn đời, ai động đến cái lớp sầu dưới đáy hồn nhân thế; những lời muôn năm than thầm trong lòng vàn vật, ai thuật lại mà não nuột lắm sao!”.

Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm, Gió trăng ơi nay còn nhớ người chăng?

Hay:

Người ruột thủa mà chàng sầu vạn kỷ. Song một đời chàng tưởng vọng muôn năm.

(Mai sau)

Nỗi sầu trong thơ Huy Cận xuất phát từ trong tâm hồn nhà thơ. Điều đó khiến cho thơ ông có chất giọng trầm lắng và tính hướng nội cao. Hướng nội đến mức Lửa thiêng trở thành một bản ngậm ngùi dài. Vì cảm nhận thế giới

bằng nhịp thở của tâm linh nên Huy Cận ít khi dùng lại hình xác của cảnh mà ông như chạm được vào cõi u huyền của cảnh:

Gió đưa hơi, gió đưa hơi

Lả thơm như thế da người: lá thơm. (Trông lên)

Trong thơ Huy Cận, thời gian như ngưng đọng để hóa “màu vĩnh viễn” :

Non xanh ngây cả buối chiểu, Nhân gian em cũng tiêu điều dưới kia.

(Thu rùng)

Tuy nhiên, gốc 1'ễ của nỗi sầu buồn không nằm đâu xa mà nằm ngày trong chính cõi lòng của nhà thơ:

M ột chiếc linh hồn nhỏ: Mang mang thiên co sầu.

(Ê chề)

Đọc hai câu thơ ngũ ngôn ta thấy một nỗi sầu sâu sắc trong thơ Huy Cận, buồn thê lương đến ảo não. Câu thơ thứ nhất nói về không gian, câu thơ thứ hai nói về thời gian “linh hồn nhỏ” vì vũ trụ quá lớn. s ố từ “một” đứng ở đầu câu khiến cho sự nhỏ nhoi ấy càng trở nên nhỏ hơn: nhỏ đến mức côi cút, bơ vơ. Mang mang thiên cố sầu nói về nỗi buồn “vạn kỉ”, về vạn lí sầu noi tiếp lên mây. Nhung trong thơ Huy Cận, thời gian như ngừng đọng để hóa

thành “màu vĩnh viễn”. Xuân Diệu tùng nói: “Huy Cận quá cảm nghe cái mênh mông, thì giọng thơ của người cũng lây cái sầu vũ trụ”. Nhưng khi đọc kỹ Lửa thiêng, ta cũng có thể nhận xét rằng, vũ trụ như lây cái sầu của thi sĩ. Tại đây, có sự cộng hưởng của nhiều nỗi buồn và dư vị của nó không có gì khác hơn là sự “ảo não” đến thê lương.

Nỗi sầu trong thơ Huy Cận còn là nỗi sầu của những kẻ bị lạc lối, bị mất nước. Trước thời cuộc chiến tranh, họ không tìm ra lối thoát:

Cô sầu dựng núi lên cao ngất; Những cặp chìm hồn lạc hướng bay.

(Cách xa )

Chính bởi vậy, chỉ cần một giọt mưa, một chút hơi bay, một thoáng qua cựa mình của vạn vật cũng khiến cho tâm hồn của thi sĩ trỏ’ nên buồn sầu, tạo thành những giai âm kì diệu:

Rơi rơi... dìu dịu rơi rơi!

Trăm muôn giọt lệ nồi lời vu vơ.

(Buồn đêm mưa)

Hay:

Buồn gieo theo gió ven hồ,

Đèo cao quản trật, bến đò lau thưa. (Chiều xưa)

Đọc thơ Huy Cận, cả bài thơ không có một từ “buồn” hay “sầu” nhưng trong mạch cảm xúc của dòng thơ ta vẫn cảm nhận được nỗi sầu sâu sắc. Trong thơ ông, xuất hiện nhiều hình ảnh, nhiều cặp từ ghép thể hiện sự cô đơn, buồn bã: Giọt lệ, lơ thơ, đìu hiu, dìu dịu, rơi rơi, dờn dợn... tất cả điều đó tạo nên một nỗi sầu sâu, sầu đau trong thơ Huy Cận.

Thậm chí, không cần cơn cớ, không cần sự tác động của yếu tố ngoại cảnh, Huy Cận vẫn sầu và rất cô đơn. Đọc bài thơ Tràng giang ta nghe vọng

lên nhiều đợt sóng. Đó là nhịp sầu của vũ trụ cộng hưởng với nỗi buồn triền miên trong nỗi lòng của thi nhân hòa nhập vào nhau chảy man mác, miên man đến vô tận. Tiếng sóng được dạo lên ngay từ câu thơ đầu càng về sau càng lan ra, lan xa mãi và đọng lại trong lòng nhà thơ thành tiếng sóng nội tâm:

Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(Tràng giang)

Ngày xưa khói sóng trên sông khiến Thôi Hiệu nhớ nhà còn Huy Cận nhớ nhưng buồn sầu không phải vì ngoại cảnh tác động. Nỗi nhớ của Huy Cận luôn thường trực ở trong lòng, nỗi nhớ ấy man mác mênh mông, như gửi về muôn nẻo, như là nỗi nhớ về mọi quê hương trên đất nước Việt Nam. Có thể nói, nỗi nhớ của Huy Cận không hẳn chỉ là nỗi nhớ quê hương, mà từ nỗi nhớ quê hương đó nhà thơ muốn bộc lộ nỗi nhớ nước. N hà thơ sống trên

quê hương đất nước nhưng đất nước đang bị quân thù xâm chiếm. Nỗi buồn, nỗi sầu, nỗi tủi, nỗi nhớ của Huy Cận vì thế chất chứa một nỗi khổ đau của người mất nước.

Thấm trong từng hình ảnh thơ là nỗi buồn sầu man mác mênh mông. Neu nỗi sầu, sự cô đơn trong Tràng giang là nỗi sầu của một thi nhân yêu đời,

nhớ nhà và yêu quê hương đất nước. Đen với Mai sau, nỗi sầu Huy Cận là nỗi

sầu nhân thế, nỗi sầu vì thời cuộc. Nỗi sầu ấy như hệ quả tất yếu khi nhà thơ ý thức sâu sắc về thân phận của con người và cảnh ngộ của đất nước khi nước ta đang chịu cảnh bị bọn đế quốc xâm lược.

Hay lòng chàng vân tủi nang, sầu mưa Cùng đất nước và nặng buồn sông núi?

(Mai sau)

A i cũng biết chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm (Mai sau), nỗi buồn

ấy lan tỏa khắp toàn bộ tập thơ Lửa thiêng. Tựu trung lại, cái âm hưởng chính

trong thế giới Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám vẫn là giọng thơ ảo não, buồn sầu thê lương. Thơ của ông mang một nỗi sầu nhân thế một nỗi buồn của những kẻ mất nước.

2.2.2. Tình yêu thiên nhiên, khát khao gắn bó với đòi, với người

Trong tập Lửa thiêng, chỉ với 50 bài nhưng tác giả đã gửi gắm vào đó

tình cảm thiêng liêng, tình yêu đời, yêu thiên nhiên quê hương đất nước, khát khao gắn bó với đời, với người. Trong tập thơ đầu tay của mình, Huy Cận cũng dành những vần thơ hay nhất, trong trẻo nhất để viết về thiên nhiên. Qua 50 bài thơ tuyển chọn, hình ảnh thiên nhiên hiện lên như những bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp, thay đổi theo mùa. Thiên nhiên đủ cả bốn mùa: Bốn bài viết về mùa xuân, ba bài viết về mùa hạ, hai bài viết về mùa thu và mùa đông có hai bài. Phải có tình yêu thiên nhiên tha thiết thì Huy Cận mới có những vần thơ viết đúng, viết đủ, viết hay về thiên nhiên bốn mùa mang đặc trung

của Việt Nam như thế! M ùa xuân - mùa khởi đầu của mọi mùa, mùa tươi đẹp và giàu sức sống nhất. Với những đặc điểm vốn có của nó, mùa xuân đi vào thơ Huy Cận cũng mang đủ những nét ấy:

Luống đất thơm hương mùa mới dậy, Bền đường chân rộn bước trai tơ.

Cây xanh cành đẹp xui tay với; Sông mát tràn xuân nước đậm bờ.

(Xuân)

Mùa xuân nhộn nhịp với bước chân người đông đúc, mùi thơm của luống đất, của muôn hoa khoe sắc, nhũng cành non tươi mới đua nhau đâm chồi... Mùa xuân đem lại cho con người sự phấn chấn, mang đến cảm xúc rạo rực:

Xuân gội tràn đầy Giữa lòng hoan lạc, [ ...] Chiều xuân tươi mạnh

Gió bay vào hồn.

(Chiều xuân)

Giữa cuộc đời còn nhiều cơ cực, con người còn nhiều sầu muộn, nhung một lúc nào đó như Huy Cận vẫn thả hồn mình vào cảnh xuân, đắm mình vào sắc xuân rực 1'ỡ để thấy yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu đất nước hơn. Xuân qua Hạ về, quy luật của tự nhiên là vậy.

Thức dậy, nang vàng ngang mái nhạt, [...]Rưng rưng hoa phượng màu thương nhớ;

Son đậm bên thành mệt sẳc xưa; Cảnh rực đòi cơn rơi lối đỏ, Bên chân ghi đọng dấu bao giờ.

Ánh nắng vàng rực rỡ, màu hoa phượng đỏ rục là đặc trưng của mùa hè. Thiên nhiên mùa hè rực lửa là thế, song mùa hè cũng là mùa của sự chia ly. Xuân Diệu cùng thời cũng từng viết: M ùi thảng năm đều rởm vị chia phôi.

Vì thế Huy Cận mới phải thốt lên: Than ôi! Trời đẹp nhưng trời buồn. Vòng

tuần hoàn của tự nhiên vẫn cứ tiếp diễn theo đúng quy luật, Hạ đi để nhường chỗ cho Thu đến mang theo bao cảm xúc của thi nhân:

Hôm qua thu mới về Với một cành hoa gây, Sương nặng gieo đầu tre, Lạnh tràn theo gió đây.

(Thu)

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp lửa thiêng của huy cận từ góc nhìn văn hóa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)